Bọc răng sứ bị đau nướu có nguy hiểm không?

bọc răng sứ bị đau nướu

Phương pháp bọc răng sứ sẽ giúp khách hàng sở hữu một nụ cười đầy tự tin và trắng sáng. Tuy nhiên, một số trường hợp bạn lựa chọn địa chỉ nha khoa kém chất lượng sẽ dẫn đến một số biến chứng khôn lường, trong đó có tình trạng đau nướu sau khi bọc sứ. Vậy bọc răng sứ bị đau nướu phải làm sao và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả nhất?

Bọc răng sứ bị đau nướu là tình trạng như thế nào?

Bọc răng sứ bị đau nướu là trường hợp sau khi làm răng mà khách hàng sẽ cảm thấy đau nhức ở nướu, lợi. Khi lợi bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng sưng tấy, miệng có mùi hôi và có cảm giác đau nhức xuất hiện.

Do đó, bọc răng sứ bị đau nướu sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Chính vì thế, những người cần phải điều trị dứt điểm nhằm tránh những biến chứng ảnh hưởng đến răng, đồng thời dẫn đến nguy cơ mất răng. Vậy đâu là nguyên nhân bị đau nướu sau khi bọc răng sứ.

bọc răng sứ bị đau nướu
bọc răng sứ bị đau nướu có nguy hiểm không?

Nguyên nhân khiến nướu bị đau khi bọc răng sứ 

Đau nướu sau khi bọc răng sứ là tình trạng vùng nướu quanh chiếc răng có thể bị viêm, sưng, đau khiến cho bệnh nhân khó chịu và gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp và ăn uống. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bọc răng sứ bị đau nướu:

Nguyên nhân chính do bọc răng sứ 

Bọc răng sứ sai kỹ thuật có thể gây ra những biến chứng, trong đó có tình trạng viêm nướu răng. Do vậy, nguyên nhân tình trạng này có thể là do hình dạng dáng sứ không phù hợp, răng sứ quá to. Khiến cho khoảng trống kẽ răng bị thu hẹp, dẫn đến việc vệ sinh lấy mảng thức ăn thừa còn khó khăn, lâu dần dẫn đến tình trạng viêm nướu.

Bên cạnh đó, bác sĩ thực hiện không đủ kinh nghiệm điều trị sẽ dẫn đến mão sứ không sát khít với cùi răng, khiến cho răng sứ bị lỏng lẻo. Trường hợp này sẽ gây ra các bệnh răng miệng như viêm nướu, sâu răng,..

Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân có cơ địa bị dị ứng thì nguyên nhân chính có thể lựa chọn mão sứ kim loại gây kích ứng nướu và gây viêm nướu.

Các nguyên nhân khác 

  • Do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách khiến các mảng bám thức ăn thừa mắc vào kẽ răng, kẽ nướu và tiến triển thành viêm nướu;
  • Không thực hiện cạo vôi răng khiến cho vôi răng bị mắc kẹt sâu ở bên dưới nướu khiến nướu răng bị sưng và chảy máu.
  • Do sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng miệng. Do đó, những phụ nữ mang thai thường rất dễ bị viêm nướu răng.
  • Một số loại thuốc có thể khiến nướu răng phát triển và sưng lên có cảm giác giống như nhiễm trùng. Tình trạng này có thể được gọi là tăng sản nướu là do phenytoin, cyclosporine gây ra;
  • Thiếu vitamin C cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bị viêm nướu, làm cho nướu đỏ hơn. Đồng thời khiến nướu khó đàn hồi và dễ bị chảy máu hơn;
bọc răng sứ bị đau nướu
Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm nướu 

Đau nướu sau khi bọc răng sứ có nguy hiểm không?

Đau nướu sẽ khiến bạn có cảm giác khó chịu, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, nhất là khi răng sau khi bọc sứ. Nếu tình trạng đau nướu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm nướu với một số dấu hiệu phổ biến như chảy máu chân răng, tụt nướu răng. Hơn nữa, tình trạng tụt lợi sẽ khiến răng không còn chắc chắn, đồng thời dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và mắc một số bệnh lý khác như sâu răng, viêm tủy răng,..

Viêm lợi có thể tiến triển thành bệnh lý viêm nha chu hay viêm chân răng, khiến cho răng suy yếu và có thể gây gãy rụng bất cứ lúc nào. Ngoài ra, đau nướu sẽ là tác nhân khiến cho răng bị xỉn màu, gây mất thẩm mỹ răng miệng. Hơi thở có mùi làm giảm tự tin khi giao tiếp với mọi người trong khi giao tiếp, ăn uống, trò chuyện,..

Do vậy, các bác sĩ luôn khuyến cáo mọi người cần phải điều trị viêm lợi càng sớm càng tốt ở giai đoạn đầu để ngăn chặn biến chứng và kéo dài tuổi thọ của răng sứ.

Cách khắc phục bọc răng sứ bị đau nướu hiệu quả 

Đối với những trường hợp đau nướu do mão răng sứ gây ra, thì giải pháp khắc phục hiệu quả chính là thay mão răng sứ mới. Lúc này, khách hàng nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn sâu và kinh nghiệm lâu năm để có thể chế tác mộ mão răng sứ phù hợp với tính trạng của bạn. Giúp bạn sở hữu một chiếc răng hoàn hảo và nụ cười trắng cười.

bọc răng sứ bị đau nướu
Có thể bọc răng sứ lần 2 nếu trường hợp bị viêm nướu nặng 

Ngược lại, đau nướu do các nguyên nhân khác, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đưa ra giải pháp phù hợp gây ra tình trạng đau nướu răng:

  • Tiến hành loại bỏ cạo vôi răng và các dị vật bị mắc kẹt trên răng, nướu. Đồng thời, kiểm soát tình trạng viêm nướu;
  • Nếu tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, tất cả những gì bạn cần phải làm chính là bổ sung chất dinh dưỡng mà bạn đang thiếu để giúp nướu răng và cơ thể khỏe mạnh;
  • Vệ sinh răng miệng với bàn chải lông mềm theo sự hướng dẫn của bác sĩ;
  • Hạn chế bổ sung các thực phẩm không tốt cho răng, nướu như bánh kẹo, nước ngọt, thức ăn dai cứng,..
  • Nếu vấn đề liên quan đến thuốc, lúc này bạn cần phải gặp bác sĩ để lắng nghe tư vấn về liều lượng cũng như lựa chọn loại thuốc thay thế. Đồng thời, kết hợp làm sạch răng miệng chuyên sâu tại phòng khám nha khoa.

Ngay cả sau khi điều trị, viêm nướu vẫn có thể xảy ra vì không có phương pháp nào điều trị vĩnh viễn. Cách tốt nhất là chú trọng vào quá trình chăm sóc răng miệng bằng cách vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống lành mạnh và khám răng định kỳ 6 tháng/lần.

Tại nha khoa My Auris là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực răng hàm mặt. Kết hợp cùng với thiết bị hiện đại, giúp bạn sở hữu nụ cười như ý khi phục hình tại đây. Ngoài ra, My Auris còn áp dụng tiêu chuẩn WTS vào quá trình thăm khám và điều trị cụ thể phù hợp với tình trạng của khách hàng. Bên cạnh đó, My Auris là sự lựa chọn của nhiều khách hàng tại Việt Nam, khách nước ngoài, việt kiều và nghệ sĩ nổi tiếng.

Trên đây là những nguyên nhân cũng như cách khắc phục về tình trạng bọc răng sứ bị đau nướu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu thêm về sức khỏe răng miệng hiện tại. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe răng miệng nhé.

Kim Dung


Có thể bạn quan tâm: 
chat zalo
messenger