Câu hỏi thường gặp

“Em chào bác sĩ. Em muốn hỏi răng em bị ố vàng thì có thể tẩy trắng được không ạ?” – bạn Thu Hiền (19 tuổi)

Chào bạn Thu Hiền, cám ơn bạn đã liên hệ với chúng tôi. Thực tế, không phải trường hợp răng ố vàng nào cũng có thể tẩy trắng được. Nếu tình trạng răng của bạn nhẹ, răng vừa mới đổi màu do bạn thường xuyên sử dụng các thực phẩm có màu nhưng không vệ sinh kỹ nên gây ra tình trạng răng bị xuống màu. Lúc này, bạn có thể áp dụng để khôi phục lại màu răng. Tuy nhiên, nếu răng vàng nặng thì bạn nên lựa chọn phương án khác.

“Chào bác sĩ. Dạo gần đây em thấy răng mình bị vàng đi, trên răng còn xuất hiện những lỗ nhỏ li ti nhìn trông ghê lắm ạ. Không biết răng em đang bị gì ạ? Bác sĩ giải đáp giúp em với. Em cám ơn.” – Chị Phương (23 tuổi)

Cám ơn chị Phương đã gửi tin nhắn đến nha khoa. Theo như chị miêu tả thì có thể răng chị đang bị nhiễm Tetracycline. Răng nhiễm kháng sinh Tetra là răng tối màu từ bên trong mô răng, nó hoàn toàn khác với nhiễm màu từ thực phẩm.

Khi răng nhiễm Tetra, nếu ở mức độ nhẹ chị có thể áp dụng tẩy trắng được. Còn với tình trạng nặng thì nên chọn phương pháp khác. Tuy nhiên, chị cần nên đến nha khoa để được kiểm tra mức độ nhiễm màu răng chị như thế nào mà tôi sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp, giúp chị sớm có lại được màu răng như ý muốn.

“Chào bác sĩ. Tôi có có nghe về cách làm trắng răng thế nhưng tôi không biết liệu rằng tẩy trắng xong răng có bị ê buốt không? Men răng có bị ảnh hưởng gì không? Cám ơn bác sĩ.” – Anh Trịnh (34 tuổi)

Chào anh Trịnh, cám ơn anh đã nhắn tin đến nha khoa. Thực tế, sau khi tẩy trắng, răng anh sẽ hơi ê buốt, khó chịu một tí nhưng anh yên tâm là cảm giác này sẽ dần tan hết. Còn với men răng thì sẽ không bị ảnh hưởng gì cả.

Hàm răng của anh có nguy cơ bị mòn men răng cao nếu như anh tự ý sử dụng thuốc tẩy trắng, máng ngậm tại nhà mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ hay mua thuốc trôi nổi trên thị trường.

Hơn nữa, tẩy trắng răng không giữ được lâu. Khi răng xuống màu, anh sẽ phải thực hiện tẩy lại. Việc tẩy răng liên tục sẽ khiến men răng bị mòn dần làm lộ ngà răng và cấu trúc bên trong. Điều này sẽ khiến răng càng dễ bị bám màu nhanh hơn và anh cũng sẽ cảm thấy ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh hay chua.

Chính vì thế, nếu có nhu cầu tẩy trắng răng, anh hãy đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn kỹ hơn về tình trạng của mình.

“Em chào bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi là nếu em tẩy trắng răng thì răng em sẽ trắng lên được bao nhiêu phần trăm ạ?” – Anh Hưng (26 tuổi)

Chào anh Hưng, cám ơn anh đã gửi tin nhắn đến cho nha khoa. Về mức độ trắng sáng sau khi tẩy răng là bao nhiêu còn tùy thuộc vào mức độ răng vàng ố của anh như thế nào. Thông thường, răng sẽ trắng lên 1 – 2 tông màu trong bảng màu răng. Nếu răng anh bị ố vàng nhẹ thì sau 1 lần thực hiện răng có thể trắng lên đến 3 – 4 tông màu.

Còn với trường hợp màu răng bị xỉn nhiều, cấu trúc răng khá đều và anh muốn lên đến màu trắng mà mình mong muốn, anh có thể tham khảo thêm về giải pháp dán sứ Veneer. Đây là phương pháp không chỉ giúp nâng màu răng theo ý muốn mà còn có thể cân chỉnh đều lại các răng, mang đến cho một hàm răng trắng đều, tự tin.

“Bác sĩ em muốn hỏi là tẩy trắng răng có duy trì vĩnh viễn được không ạ? Em cám ơn.” – bạn Quỳnh Thương (20 tuổi)

Chào bạn Quỳnh Thương, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến nha khoa. Tẩy trắng răng không đem lại hiệu quả vĩnh viễn, hơn nữa kết quả tẩy trắng ở mỗi người là khác nhau. Có người có thể duy trì vài tháng, có người được vài năm. Ngoài ra, nếu sau khi tẩy trắng mà bạn vẫn còn thói quen hút thuốc, uống rượu, trà, cà phê hoặc ăn những thức ăn có màu thì dễ làm răng bị nhiễm màu lại.

Nếu bạn muốn duy trì tình trạng màu răng trắng lâu dài, bạn có thể cân nhắc đến giải pháp dán răng sứ Veneer.

“Chào bác sĩ. Em đang dự định làm răng sứ. Dạo này em thấy nhiều người làm dán sứ nhưng em vẫn chưa hiểu rõ về cách làm này lắm. Bác sĩ giải đáp giúp em. Em cám ơn.” – Anh Trung (28 tuổi)

Chào anh Trung, cám ơn anh đã gửi tin nhắn đến nha khoa chúng tôi. Dán sứ hiện nay được đánh giá là giải pháp thẩm mỹ răng tối ưu nhất hiện nay, bảo tồn tối đa răng gốc với chỉ số mài răng cực thấp chỉ khoảng 0,3 – 0,5 mm. Nếu răng anh tương đối đều thì không cần mài mà chỉ cần làm nhám bề mặt để tạo độ bám sát khít cho răng.

Nhờ giảm thiểu tỷ lệ mài răng nên dán sứ sẽ giúp anh hạn chế rất nhiều tác hại như bị hôi miệng, đau nhức, viêm tủy, … Anh hoàn toàn có thể an tâm khi trải nghiệm dịch vụ này mà không phải lo lắng về các biến chứng như bọc sứ truyền thống.

“Chào bác sĩ, em đang có dự định dán sứ Veneer. Thế nhưng, bạn em lại khuyên em nên bọc sứ vì bọc sứ là dùng cả cái răng sứ còn dán sứ thì dùng miếng dán mỏng, sợ lúc ăn nhai bị rớt phải tốn tiền làm lại. Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ. Em cám ơn.” – bạn Hoài Lam (37 tuổi)

Chào chị Hoài Lam, rất cám ơn câu hỏi của chị. Đúng là trước đây bọc sứ có độ bền cao hơn so với dán sứ. Tuy nhiên, với công nghệ răng sứ hiện đại ngày nay thì dán sứ đã được nâng lên một tầm cao mới qua đó độ bền của nó cũng được cải thiện rất nhiều. Nếu chị dán sứ với các chất liệu sứ tinh thể, có độ cứng như kim cương thì khi ăn nhai miếng dán sứ sẽ không bị bong tróc.

Hơn nữa, chị nên dán sứ ở những nha khoa uy tín, sử dụng keo dán chuyên dụng với tỷ lệ chính xác để tránh việc bong tróc, rơi rụng răng sứ. Còn nếu làm ở nha khoa kém chất lượng, dùng keo dán không đạt chuẩn hay không đủ liều lượng thì tình trạng rơi rớt miếng sứ là điều không thể tránh khỏi.

Ngoài ra, chị cũng nên chú ý trong vấn đề vệ sinh và ăn uống, tránh nhai những đồ quá cứng hoặc quá dai để bảo vệ răng sứ tốt hơn.

Nếu tình trạng răng chị đều, chỉ muốn cải thiện màu sắc thì tôi khuyên chị nên chọn dán sứ để bảo toàn răng gốc, tránh bị mài nhỏ gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

“Bác sĩ cho em hỏi dán sứ có phải mài răng không ạ?” – chị Nụ (24 tuổi)

Chào chị Nụ, rất cám ơn chị đã nhắn tin đến nha khoa. Với câu hỏi dán sứ có mài răng không tôi xin trả lời như sau: Thực tế, khi thực hiện dán sứ, răng chị vẫn bị mài tuy nhiên với tỉ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 0,3 – 0,5mm. Tỉ lệ này chỉ vừa đủ để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám trên bề mặt răng gốc chứ không xâm lấn nhiều đến cấu trúc răng thật. Ngoài ra, nếu như răng chị đã đều, thẳng hàng thì tôi chỉ cần làm nhám bề mặt để tạo độ bám sát cho răng sứ thôi.

“Chào bác sĩ, răng em khá đều nhưng màu răng không đẹp lắm. Em đang dự định làm sứ Veneer. Bác sĩ cho em hỏi chi phí dán sứ Veneer là bao nhiêu ạ? Em cám ơn.” – chị Nhật Quỳnh (31 tuổi)

Chào chị Nhật Quỳnh, rất cám ơn câu hỏi của chị. Mức giá của phương pháp dán sứ Veneer hiện nay sẽ dao động trong khoảng từ 5 – 12 triệu/ răng. Tại sao lại có sự chênh lệch lớn như vậy?

Thứ nhất, đây là một kỹ thuật khó đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ năng chuyên môn và tay nghề cao để tính toán chính xác tỷ lệ mài răng, bảo tồn răng gốc tối ưu nhất cho chị.

Thứ hai, trang thiết bị, máy móc để thực hiện dán sứ cũng phải hiện đại nhằm cho ra kết quả chính xác nhất cũng như đảm bảo không xảy ra sai sót cả trong và sau khi dán sứ.

Cuối cùng, hiện nay có rất nhiều chất liệu cấu tạo nên mặt dán sứ Veneer. Mỗi loại đều có những đặc tính, màu sắc, độ trong mờ, đường vân răng… khác nhau. Do đó, giá thành cũng khác nhau.

Để biết chính xác giá dán sứ Veneer là bao nhiêu, chị cần có sự thăm khám và tư vấn từ bác sĩ. Hy vọng chị có thể sắp xếp thời gian ghé đến nha khoa để tôi trực tiếp kiểm tra và tư vấn kỹ lượng hơn cho chị.

bọc răng sứ thẩm mỹ
điều trị nha khoa