Trẻ 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không? Hậu quả mất răng

Trẻ 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không?

Quá trình thay răng của trẻ diễn ra theo từng giai đoạn và ở độ tuổi phù hợp. Song, các trẻ thường không chú ý vệ sinh răng miệng khiến cho răng mắc bệnh lý và nhanh chóng hư hỏng. Điều này gây ra nhiều hậu quả, thậm chí là mất răng. Vậy trẻ 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không? Hãy cùng My Auris giải đáp chi tiết qua bài viết sau đây nhé. 

Trẻ 13 tuổi nhổ răng trong trường hợp nào?

Trên lý thuyết, trẻ em có giai đoạn thay răng từ 6-12 tuổi. Tuy nhiên thực tế, vẫn có trẻ thay răng sớm hơn hoặc muộn hơn so với độ tuổi trung bình. Nhưng nhìn chung, ở độ tuổi 13, gần như các trẻ đều đã thay răng hoàn toàn và răng trên cung hàm 90% là răng vĩnh viễn. 

Răng này có thể bị hư hỏng hay cấu trúc răng bị ảnh hưởng do nhiều nguyên nhân. Tùy vào từng nguyên nhân và tình trạng răng mà bác sĩ điều trị bảo tồn răng thật hay nhổ đi để bảo vệ các răng còn lại trên cung hàm. 

Sau đây là một số trường hợp trẻ 13 tuổi phải nhổ bỏ răng:

  • Răng bị viêm tủy, sâu ở mức độ nặng khiến cho thân răng bị tổn thương nghiêm trọng, không thể trám răng mà phải nhổ bỏ để tránh viêm nhiễm, nhiễm trùng và chết tủy. 
  • Thân răng bị mẻ, vỡ nhiều do lực tác động mạnh.
  • Nhổ răng sữa khi răng vĩnh viễn đã trồi lên mà răng sữa chưa lung lay
  • Trẻ bị viêm nha chu nặng, tụt lợi khiến cho phần chân răng bị lộ ra ngoài nhiều.
  • Răng mọc ngầm, ảnh hưởng đến chân răng ở vị trí liền kề.
13 tuổi nhổ răng có mọc lại không
Trẻ 13 tuổi nhổ răng trong trường hợp nào?

Thế nên, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa định kỳ để được bác sĩ kiểm tra và điều trị phù hợp. 

Trẻ 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không?

Trẻ 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không là vấn đề được đông đảo phụ huynh quan tâm. Bởi ai cũng muốn con giữ răng thật. Hơn nữa, các bậc phụ huynh còn lo lắng, mất răng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng, thẩm mỹ và khả năng ăn nhai của con. 

Theo các bác sĩ, 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không còn tùy vào tình trạng của mỗi trẻ.
Có đến 90% trẻ em 13 tuổi không có răng mọc lên thay thế sau khi nhổ răng. Bởi ở giai đoạn này, hầu như các trẻ đều đã thay răng vĩnh viễn trên cung hàm. Một khi mất răng vĩnh viễn sẽ không thể mọc thêm lần nào nữa. 

Tuy nhiên, quá trình thay răng ở mỗi trẻ mỗi khác. Thực tế, có đến 10% các trẻ thay răng muộn và đến độ tuổi 13 vẫn còn răng sữa trên cung hàm. Đối với trường hợp nhổ răng sữa, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên để lấp đầy khoảng trống mà các bậc phụ huynh không cần lo lắng. 

Trẻ 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không?
Trẻ 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không?

Như vậy, trẻ 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không thì còn tùy thuộc vào tình trạng răng và loại răng  nhổ bỏ. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và điều trị, tránh tình trạng tự nhổ răng cho trẻ tại nhà. 

Trẻ 13 tuổi sau khi nhổ răng phải làm sao?

Tùy vào răng đã nhổ là răng sữa hay răng vĩnh viễn mà bác sĩ sẽ có cách điều trị, phục hình phù hợp. Với những trẻ nhổ răng sữa, răng vĩnh viễn thường mọc lại sau khoảng 1-2 tháng. Tuy nhiên, thời gian mọc răng vĩnh viễn sau khi nhổ răng còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của từng trẻ. Nếu trẻ có chế độ dinh dưỡng tốt, cơ thể nạp đủ dưỡng chất, nhất là vitamin D, canxi,… thì răng vĩnh viễn mọc lên sẽ nhanh hơn. 

Với trường hợp nhổ răng vĩnh viễn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng khí cụ giữ khoảng cách mất răng trên cung hàm. Khí cụ này giúp duy trì khoảng cách, hạn chế tình trạng răng xô lệch do mất răng gây ra. Thời gian sử dụng khí cụ cho đến khi trẻ đủ 18 tuổi – độ tuổi phù hợp trồng răng giả. Bởi ở giai đoạn 13 tuổi, mật độ xương của trẻ chưa đủ điều kiện để thực hiện trồng răng. 

13 tuổi nhổ răng có mọc lại không
Trẻ 13 tuổi sau khi nhổ răng phải làm sao?

Hậu quả của nhổ răng sớm ở 13 tuổi 

Việc nhổ răng vĩnh viễn sớm ở độ tuổi 13 sẽ gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Bao gồm: Tiêu xương hàm, mất thẩm mỹ, xô lệch răng và ảnh hưởng ăn nhai. 

Tiêu xương hàm 

Nếu như không có răng mọc lên sau khi nhổ, phần xương hàm tại vị trí răng mất sẽ không còn lực tác động hàng ngày nên dần tiêu biến đi. Tiêu xương hàm ở đây là sự suy giảm cả về mật độ và chất lượng xương. 

Thông thường, chỉ sau khoảng 3 tháng, mật độ xương đã bắt đầu bị giảm khiến cho xương hàm bị xốp, mềm và tiêu đi. Sau khoảng 3 năm, tỷ lệ xương bị tiêu có thể lên đến 45-60%. Một khi xương hàm tiêu biến không chỉ gây mất thẩm mỹ bởi mặt lão hóa, da nhăn nheo, chảy xệ mà còn  khiến cho chân răng liền kề không còn vững chắc và dần bị lung lay. Khi đó, trẻ sẽ có nguy cơ mất thêm nhiều răng nữa. 

Mất thẩm mỹ 

Khi răng mất đi, đặc biệt là nhóm răng cửa và răng nanh, tính thẩm mỹ sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Trong khi đó, độ tuổi 13, trẻ đã có nhận thức về ngoại hình và cũng học tập và tham gia các hoạt động nhiều cùng bạn bè. Vì vậy, thiếu răng sẽ khiến trẻ kém tự tin, ngại giao tiếp, cười. Nếu càng kéo dài sẽ ảnh hưởng phần nào tính cách và kết quả học tập của trẻ. 

Ảnh hưởng ăn nhai 

Bất kỳ một chiếc răng nào trên cung hàm bị mất đi cũng khiến cho chức năng ăn nhai bị suy giảm. Từ đó, trẻ có xu hướng ăn ít hơn bình thường. Về lâu dài, trẻ sẽ không cung cấp đủ năng lượng, dinh dưỡng cho cơ thể.
Đồng thời, các bệnh lý về đường tiêu hóa cũng gia tăng ở trẻ như viêm đại tràng, đau dạ dày,… 

Xô lệch răng 

Trường hợp trẻ nhổ răng vĩnh viễn mà không có biện pháp khắc phục, các răng lân cận sẽ dịch chuyển đến khoảng trống răng mất. Từ đó, toàn bộ hàm răng đều bị xô lệch và gây sai lệch khớp cắn. 

Vì thế, các bậc phụ huynh không nên chủ quan. Khi trẻ mất răng, nhổ răng cần tham khảo tư vấn bác sĩ nha khoa để có biện pháp khắc phục phù hợp. 

13 tuổi nhổ răng có mọc lại không
Hậu quả của nhổ răng sớm ở 13 tuổi

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về trẻ 13 tuổi nhổ răng có mọc lại không giúp mọi người giải đáp được thắc mắc. Quan trọng nhất, các bậc phụ huynh nên theo dõi, hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng và đưa trẻ khám nha khoa định kỳ. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư  vấn và đặt lịch khám sớm nhất cho trẻ nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger