Nhấn lợi giảm hô là gì?

Răng hô hay còn được gọi là răng vẩu là một trong những dạng sai khớp cắn, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm răng trên và răng dưới.

Trong trường hợp khách hàng bị hô hàm do xương hàm có những gồ xương, thân răng ngắn. Để khắc phục vấn đề hô xương của khách hàng, các bác sĩ của My Auris – Smart Dental sẽ có một tiểu phẫu nhỏ điều chỉnh cung lợi để làm dài khung răng, tạo hình lợi đều đẹp hơn và hạ phần gồ ổ xương để cải thiện thẩm mỹ do phần xương hàm hô gây ra.

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN

Biểu hiện của răng hô:

  • Hô hai hàm.
  • Hàm trên nhô ra phía trước – hàm dưới bình thường.
  • Hàm dưới lùi so với hàm trên bình thường.
  • Kết hợp những trường hợp trên.

Nguyên nhân gây hô răng:

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến răng hô:

Nguyên nhân nguyên phát (di truyền):

Đa số những người từng điều trị hô, đều có người thân như ông bà hay bố mẹ gặp trường hợp tương tự. Thông thường, khi trẻ mới sinh sẽ có có một sự sai biệt tự nhiên giữa xương hàm dưới và xương hàm trên. Khi trẻ lớn lên, sự tăng trưởng xương hàm dưới với cường độ cao hơn sẽ xóa đi sự sai biệt này. Nếu xương hàm trên phát triển quá mức hoặc xương hàm dưới kém phát triển do yếu tố di truyền, sẽ làm sai khớp cắn hạng II hay còn gọi là hô.

Hô do di truyền không thể điều trị được khi còn nhỏ vì hiệu quả không cao và dễ tái phát. Trường hợp này, chỉ giải quyết bằng điều trị có chỉ định nhổ răng hoặc phẫu thuật sau khi bệnh nhân đã ngừng tăng trưởng xương.

Nguyên nhân thứ phát:

Hô do “vật cản” thường gặp ở một số trẻ có thói quen xấu: Mút tay, đẩy lưỡi, ngậm núm vú giả quá lâu khi còn nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển xương và răng sau này. Hô do nguyên nhân thứ phát có thể điều trị sớm bằng chỉnh hình can thiệp, loại bỏ các thói quen xấu, giúp cho xương và răng phát triển thuận lợi.

Cách nhận biết răng hô:

Thông thường khi đến phòng khám nha khoa, các Bác sĩ sẽ quan sát và đưa ra những chẩn đoán trước khi sử dụng các bước chuyên sâu như lấy dấu mẫu hàm, chụp phim. Do đó, bạn có thể quan sát bằng mắt, dùng gương và kết hợp chụp ảnh để nhận biết tình trạng răng của mình.

Xét về răng bên trong:

  • Răng hàm trên ở ngoài răng hàm dưới nhưng thử cảm nhận rìa cắn răng cửa hàm dưới có chạm vào khoảng 1/3 mặt trong của thân răng cửa hàm trên không (tính từ rìa cắn đến viền nướu răng cửa hàm trên). Nếu chạm cao hơn hoặc chạm hẳn vào nướu mặt trong răng cửa hàm trên thì có tình trạng hô.
  • Các răng cửa không song song tương đối với đường thẳng đứng mà chìa ra ngoài.

Xét về nét mặt nhìn từ bên ngoài:

  • Biểu hiện dễ nhận biết của hô là bạn sẽ thấy nét mặt nhìn nghiêng của mình nhô ra ngoài. Góc độ nhô được xác định hợp bởi đường thẳng nối điểm trước nhất của trán, đến điểm ngay dưới chân mũi và đường thẳng nối điểm ngay dưới chân mũi đến điểm trước nhất của cằm.
  • Ngoài ra bạn có thể nhận biết độ nhô của khuôn miệng qua đường thẩm mỹ E và đường thẩm mỹ S.
  • Đường thẩm mỹ S đi từ điểm giữa cánh mũi đến điểm nhô nhất của cằm, lý tưởng là điểm nhô nhất của môi trên và môi dưới đều chạm đường S. Ở trường hợp hô, môi trên và môi dưới nằm trước đường này nên nét mặt nhìn nghiêng nhô.
  • Đường thẩm mỹ E đi từ đỉnh mũi đến điểm trước nhất của cằm, bình thường môi trên nằm sau đường này khoảng 4mm, môi dưới nằm sau khoảng 2mm. Tuy nhiên ở người Việt Nam, môi trên thường nằm sau đường E khoảng 1mm, môi dưới thường nằm trước đường E khoảng 1mm.

Phân loại nguyên nhân: xác định hô xương hàm hay hô răng

Sau khi xác định được mình có hô hay không thì mối quan tâm kế tiếp của các bạn thường là muốn biết mình hô răng hay hô xương hàm. Để xác định được tình trạng hô, bạn dùng gương để soi sao cho nhìn thấy được cả toàn bộ răng và vùng nướu phủ lên chân răng hàm trên và hàm dưới.

Hô hàm:

  • Răng mọc ra có thế thẳng với xương hàm, vùng nướu phủ lên chân răng gồ ra ngoài.
  • Khi các răng rất đều đặn trên cùng một hàm nhưng ở ảnh chụp nét mặt nhìn nghiêng khuôn miệng nhô ra trước so với mũi và trán thì ắt hẳn bạn có tình trạng hô và thường là hô xương.
  • Cười bị lộ nướu nhiều.

Hô răng:

  • Vùng nướu phủ lên chân răng không bị gồ lồi ra và răng mọc vểnh ra ngoài, không song song với phương thẳng đứng.

Tuy nhiên, phương pháp nhận biết thông thường về hô hàm hay hô răng tại nhà cũng chỉ giúp bạn có những phán đoán tương đối. Vì vậy để xác định rõ ràng về tình trạng của mình cần đến sự can thiệp của Bác sĩ nha khoa để tiến hành chụp phim X – Quang và những thao tác đánh giá chuyên sâu hơn mới đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất.

Ưu điểm vượt trội của phương pháp nhấn lợi giảm hô tại My Auris:

Thông thường, để điều trị hô sẽ có hai giải pháp chính được đưa ra bao gồm: Niềng răng và phẫu thuật hàm kết hợp niềng răng. Ngoài ra, làm răng sứ cũng là một phương pháp điều trị răng hô, nhưng được chỉ định trong giới hạn một vài trường hợp như mức độ răng hô ít, không có thời gian… Giải quyết tất cả những bất cập đó, My Auris với công nghệ tiên tiến cùng phương pháp y học hiện đại của đội ngũ bác sĩ lành nghề, sẽ tiến hành tiểu phẫu nhỏ là “Nhấn lợi” với những ưu điểm vượt trội:

Quy trình nhấn lợi giảm hô tại My Auris:

Bước 1. Thăm khám và tư vấn:

Bác sĩ tiến hành thăm khám tổng thể răng miệng, xác định nguyên nhân gây hô răng và mức độ nặng hay nhẹ. Sau đó bác sĩ sử dụng máy móc và trang thiết bị chuyên dụng nhằm phân tích dữ liệu, lập phác đồ điều trị chính xác nhất.

Bước 2. Vệ sinh khoang miệng:

Đảm bảo quá trình nhấn lợi giảm hô diễn ra trong điều kiện vô trùng, bạn sẽ được bác sĩ vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhằm loại bỏ các vi khuẩn có thể gây nguy hiểm cho cơ thể trong quá trình phẫu thuật, sau đó tiến hành gây tê nhẹ khu vực cắt nướu, giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất trong quá trình thực hiện.

Bước 3. Thực hiện nhấn lợi giảm hô:

Dựa vào kết quả chụp phim và phần mềm smile design, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý phần lợi thừa nhanh chóng chính xác. Phòng phẫu thuật của Viện may đo nụ cười My Auris với máy móc hiện đại cùng các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ mang đến cho bạn một ca phẫu thuật an toàn, nhanh chóng.

Bước 4. Chăm sóc hậu tiểu phẫu:

Sau khi xử lý xong các bác sĩ sẽ chỉ dẫn cách chăm sóc sau điều trị để có kết quả tốt nhất. Đối với một số trường hợp các bác sĩ sẽ cần thời gian theo dõi kết quả điều trị, do đó khách hàng cần tái khám theo đúng thời gian chỉ định.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ bài viết: