Bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì – Cách bôi thuốc hiệu quả

Bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì - Cách bôi thuốc hiệu quả

Trong sinh hoạt hàng ngày không thể tránh khỏi những tai nạn như bỏng. Theo đó, bỏng nước sôi là phổ biến nhất và chia thành nhiều cấp độ. Các cấp độ nhẹ, không gây ảnh hưởng nhiều có thể điều trị tại nhà bằng cách bôi thuốc. Song, để xử lý vết thương và bôi thuốc đúng cách là điều quan trọng. Hãy cùng My Auris theo dõi bài viết sau đây về bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì và cách bôi thuốc hiệu quả. 

Phân loại mức độ bỏng trên da

Bỏng là một trong những tai nạn thường gặp trong cuộc sống. Bỏng có nhiều dạng, trong đó, bỏng nước sôi rất thường gặp. Tùy vào mức độ bỏng mà khả năng lành thương cũng như điều trị, chăm sóc có sự khác nhau để tránh để lại sẹo. 

Bỏng da được chia thành nhiều cấp độ:

  • Độ 1: Da chỉ đỏ, hơi sưng nhẹ và không bị phồng rộp, ít bị sẹo
  • Độ 2: Da bị bỏng làm cho lớp mô bên trong dày lên
  • Độ 3: Lớp da bị tổn thương sâu làm cho các dây thần kinh bên trong bị tê liệt. Da bị bỏng sẽ có lớp màu đen xám hoặc màu trắng đặc trưng. 
  • Độ 4: Bỏng da nặng tổn thương sâu đến cả xương và gân dưới da. 
 bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì
Phân loại mức độ bỏng trên da

Với 4 cấp độ bỏng như trên, nếu chỉ bỏng da độ 1 và 2 có thể tự bôi thuốc và điều trị tại nhà. Trong khi đi, cấp độ 3 và 4 thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị. Dưới sự chăm sóc và điều trị của bác sĩ chuyên khoa, những vết bỏng sẽ nhanh chóng phục hồi, tránh nhiễm trùng, hạn chế để lại sẹo. 

Bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì hết rát nhanh lành sẹo?

Nguyên tắc của thuốc bôi để giảm đau rát cho vết bỏng là khả năng cung cấp nước. Một số dưỡng chất có khả năng xoa dịu vết thương, dưỡng ẩm cho da: 

  • Vaseline: Vaseline là loại sáp dầu khoáng có khả năng giữ ẩm và làm mềm mịn da phù hợp với da đang thiếu ẩm vì tổn thương do bỏng. 
  • Nha đam: Nghiên cứu cho thấy, nha đam tốt cho da bỏng độ 1 và độ 2. Trong nha đam không chỉ nhiều nước mà còn giàu vitamin, khoáng chất tốt cho cấp ẩm, chống viêm, xoa dịu vết thương. Từ đó làm giảm đau rát khi bị bỏng. 
  • Nước lạnh: Để giảm đau rát, người bị bỏng có thể ngâm vết bỏng vào nước lạnh, không dùng đá lạnh vào vết thương. Lúc này, vết thương được xoa dịu, cấp ẩm, giảm tình trạng sưng đỏ. 

Sau khi xoa dịu vết thương, người bị bỏng có thể nhờ tư vấn từ nhân viên y tế ở các hiệu thuốc tư vấn loại thuốc bôi phù hợp. Bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì? Thường nhất là thuốc mỡ kháng sinh và kem sulfadiazin 1%. 

Thuốc mỡ kháng sinh 

Thuốc mỡ kháng sinh dùng để bôi vào vết bỏng thường chứa các hoạt chất Bacitracin hay Neosporin. Thuốc này được sử dụng khi những nốt phồng rộp từ vết bỏng bị vỡ nhằm ngăn chặn nhiễm trùng, viêm nhiễm. Sau khi bôi thuốc, có thể dùng băng gạc vô trùng để che vết thương. 

Tuy nhiên, việc bôi kháng sinh ngoài da quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Do đó, bạn không nên bôi kháng sinh quá 1 tuần trừ khi có chỉ định từ bác sĩ. 

Loại thuốc này chỉ được sử dụng cho bỏng nhẹ. Nếu phụ nữ mang thai sử dụng nên hỏi ý kiến bác sĩ bởi loại thuốc này có thể không phù hợp mà phải điều trị bằng phương pháp khác. 

Kem sulfadiazin 1% 

Đây là loại kem bôi dùng để phòng và trị nhiễm khuẩn sau khi vết thương dần hồi phục. Ưu điểm của loại này, không chỉ dùng cho bỏng cấp độ nhẹ mà có thể dùng cho cấp độ 3. Song, không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng. Một số trường hợp không nên dùng loại kem này: phụ nữ mang thai và trẻ sinh non, trẻ sơ sinh, người thiếu hụt enzym glucose-6-phosphate dehydrogenase,… 

bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì
Bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì hết rát nhanh lành sẹo?

Mật ong 

Bôi mật ong cũng là một trong những thành phần tự nhiên thay thế thuốc bôi hiệu quả trong điều trị bỏng. Mật ong giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, có khả năng chống viêm giúp tăng cường miễn dịch, thúc đẩy tái tạo tế bào. Đồng thời, mật ong còn có tác dụng xoa dịu và rút ngắn thời gian phục hồi, ngăn ngừa sẹo trên da. 

Cách sử dụng thuốc bôi bỏng hiệu quả 

Khi bị bỏng, bạn phải thật bình tĩnh xử lý vết thương và bôi thuốc đúng cách. Điều này giúp ngăn chặn viêm nhiễm và hạn chế để lại sẹo trên da. 

Bước 1: Nhanh chóng để vùng da bị bỏng nước sôi vào ngâm trong chậu nước nguội sạch hoặc đưa vùng da bỏng vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút. Điều này giúp vết bỏng được xoa dịu bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu và làm sạch vùng bị phỏng tránh các viêm nhiễm.

Bước 2: Thoa lớp thuốc bôi bỏng thật mỏng và dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng vết thương lại để bụi bẩn và nhiễm khuẩn. 

Bước 3: Nếu vết bỏng có chảy nhiều dịch thì sau khi bôi thuốc, bạn có thể đắp lên đó một lớp bông hoặc một lớp gạc sạch rồi cố định lại. Thuốc bỏng và gạc cần thay 2 lần/ ngày để đảm bảo hiệu quả, lành thương nhanh và chống nhiễm trùng. 

bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì
Cách sử dụng thuốc bôi bỏng hiệu quả

Lưu ý, khi bôi thuốc lên vùng da bị bỏng nên vệ sinh tay hoặc dụng cụ sạch. Và khi bôi thuốc nên kéo căng da nhẹ nhàng để vùng da bị thương không co rút lại. Nếu diện tích bỏng nhỏ, vết thương nhẹ thì sau vài ngày sẽ hồi phục. Lúc này, lớp da bỏng bị bong ra và có một lớp da non mới xuất hiện. Khi đó, bạn cũng không cần dùng băng gạc nữa để da thông thoáng, dễ chịu hơn. 

Những lưu ý khi bôi thuốc vào vết bỏng 

Để vết thương nhanh lành, hạn chế nhiễm khuẩn và nghiêm trọng hơn, khi bị bỏng cần chú ý:

  • Không bôi kem đánh răng vào vết bỏng: Kem đánh răng không mang lại hiệu quả với vết bỏng như lời đồn mà còn kích ứng vết bỏng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, tăng nhiễm trùng vết thương. 
  • Không bôi dầu dừa: Mặc dù dầu dừa cung cấp ẩm, vitamin E tốt cho da nhưng lại có tính giữ nhiệt. Điều này làm cho vết bỏng thêm nóng rát và khó chịu. Nếu mới bị bỏng mà bôi dầu dừa làm vết thương nghiêm trọng hơn.
  • Không bôi bơ: cũng như dầu dừa, bơ có tính giữ nhiệt làm vết thương thêm khó chịu và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không bôi lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng gây kích ứng da, khó chịu cho người bị bỏng.
  • Không bôi mỡ trăn vào vết bỏng: Mỡ trăn có tính nhiễm khuẩn cao nếu bôi vào vết bỏng có thể gây hoại tử da. 
  • Không dùng đá để làm mát vết bỏng, điều này làm cho vết bỏng trở nên trầm trọng hơn. Vùng da vừa bị bỏng trở nên lạnh đột ngột làm tế bào co lại khiến vết bỏng lâu khỏi và dễ bị loét hơn.
  • Lựa chọn thuốc bôi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, nhân viên y tế tại các hiệu thuốc, quầy thuốc. 
bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì
Những lưu ý khi bôi thuốc vào vết bỏng

Trên đây là những thông tin về bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì, mong rằng mọi người có thêm kiến thức bổ ích và kinh nghiệm. Để bôi thuốc phù hợp loại da, tình trạng, người bị bỏng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hay nhân viên y tế. Quan trọng nhất, tránh bôi những loại thuốc hay chất mà chưa tìm hiểu kỹ bởi có nguy cơ gây kích ứng vết thương, làm vết thương thêm trầm trọng.

Anh Thy 

chat zalo
messenger