Làm răng sứ có đau không? (3 yếu tố quyết định chính)

làm răng sứ có đau không

Bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình tiên tiến trong nha khoa. Phương pháp này giúp tái tạo cả tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Tuy nhiên, nhiều người lại lo ngại việc cần phải mài răng thật trước khi bọc răng sứ, và nó sẽ gây đau nhức, khó chịu. Vậy làm răng sứ có đau không? Làm sao để hạn chế tối đa tình trạng đau nhức này? Hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu qua một số thông tin cần thiết ngay trong bài viết này.

Làm răng sứ có đau không bác sĩ giải đáp?

Câu trả lời là không. Bởi trước khi thực hiện mài men răng, người bệnh đã được bác sĩ tiêm tê. Do đó, bạn sẽ không cảm thấy bất kỳ sự khó chịu hay đau nhức nào. Nhìn chung, toàn bộ quy trình bọc răng sứ sẽ không đau nhức quá mức. Còn cụ thể như thế nào sẽ còn phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ cũng như thiết bị hỗ trợ trong nha khoa. Nếu bác sĩ có chuyên môn tốt, có nhiều kinh nghiệm, thực hiện đúng kỹ thuật. Đồng thời, có sự hỗ trợ từ máy móc hiện đại thì quá trình bọc răng sứ sẽ diễn ra một cách nhẹ nhàng, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả hơn.

Quá trình làm răng sứ sẽ gồm các bước cơ bản: Thăm khám – tiến hành lấy dấu răng, chế tác răng sứ – gây tê, mài răng theo tỷ lệ đã tính toán – lấy dấu hàm, thiết kế răng sứ – lắp mão sứ và kiểm tra lại lần cuối. Vậy làm răng sứ có đau không thì 

 

Bác sĩ giải đáp: Làm răng sứ có đau không?

Nguyên nhân gây đau và khó chịu khi bọc răng sứ 

Thông thường, làm răng sứ có đau không thì bạn sẽ không khó chịu trong lúc này, tuy nhiên khi sau khi làm có thể đau nhức nhẹ khoảng 1 đến 2 ngày. Những trường hợp diễn ra cơn đau kéo dài mà không thuyên giảm sẽ bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân gây đau và khó chịu khi bọc răng sứ 

Không điều trị dứt điểm khi người bệnh có bệnh lý răng miệng

Bệnh lý răng miệng không được điều trị triệt để trước khi bọc răng sứ sẽ dẫn đến bệnh răng miệng nặng hơn. Ví dụ nếu người bệnh chưa được loại bỏ hoàn toàn bộ phần tủy nhiễm trùng thì bọc răng sứ lên sẽ gây nguy cơ nhiễm khuẩn nặng hơn và dẫn đến đau nhức kéo dài.

Bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật 

Tay nghề bác sĩ chưa cao có thể dẫn đến tình trạng mài răng quá mức. Từ đó, ngà răng bị lộ và gây hiện tượng ê buốt sau khi chụp mão sứ. Đồng thời việc bị đau nhức còn có thể do bác sĩ lắp mão răng sứ không chuẩn. Mão răng lệch lạc sẽ khiến lực nhai bị dồn vào các răng sứ, khiến người bệnh đau nhức và khó chịu kéo dài.

Vật liệu răng sứ không đảm bảo chất lượng 

Chất lượng của vật liệu răng sứ kém, nguồn gốc không rõ ràng. Khi đó, tính dẫn nhiệt của mão sứ không đảm bảo sẽ khiến răng sứ bị ê buốt sau khi thực hiện điều trị.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày và chăm sóc không phù hợp 

Chế độ ăn uống chưa phù hợp với cách chăm sóc răng miệng không khoa học. Đây chính là các yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành nhanh chóng. Chúng sẽ phát triển và tấn công gây tình trạng đau nhức.

Thậm chí, nếu răng sứ bọc không đúng kỹ thuật, răng sẽ bị xâm lấn quá nhiều. Khe hở từ đó sẽ tạo ra giữ các mão răng, cùi răng. Đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển và tấn công của vi khuẩn. Cùng từ đó, gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể như viêm nha chu, viêm tủy, sâu răng,…

Yếu tố quyết định việc làm răng bọc sứ có đau không?

dựa vào một số yếu tố nhất định. Nếu đảm bảo tuân thủ thì quá trình điều trị sẽ diễn ra thuận lợi, tránh được các biến chứng không mong muốn.

Yếu tố quyết định việc bọc răng sứ có đau không?

Kỹ thuật lắp mão sứ 

Quá trình lắp mão sứ được thực hiện dưới sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại cùng bác sĩ có chuyên môn. Tất cả nhằm đảm bảo răng sứ được gắn sát khít với răng thật, không gây hở kẽ và chuẩn khớp cắn. Từ đó, bạn có thể ăn uống và giao tiếp thoải mái mà không có cảm giác đau nhức.

Tình trạng sức khỏe răng miệng của người bệnh 

Sức khỏe răng miệng của người bệnh quyết định nhiều đến việc làm răng sứ đau hay không. Nếu sức khỏe tốt, không sâu răng, viêm nướu hay viêm tủy thì quá trình mài răng bọc sứ sẽ rất nhẹ nhàng.

Ngược lại, nếu răng mắc các bệnh lý thì cần được bác sĩ điều trị triệt để rồi sau mới tiến hành bọc răng sứ. Từ đó giúp bạn tránh những ảnh hưởng không tốt đến răng thật và chất lượng của mão sứ.

Kỹ thuật mài cùi răng của bác sĩ 

Nếu bác sĩ xác định đúng tỷ lệ mài răng và thực hiện một cách tỉ mỉ, đúng kỹ thuật thì hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến ngà răng và tủy răng. Đồng thời tuổi thọ của răng sứ cũng giữ được lân về và giúp răng thật bên trong luôn chắc khỏe hơn.

Làm răng sứ có gây chảy máu không?

Người bệnh hoàn toàn có thể an tâm vì làm răng sứ sẽ không gây chảy máu. Bởi mọi thao tác của bác sĩ chỉ thực hiện trên phần cứng của răng, không tác động hay xâm lấn đến các mô mềm xung quanh hay ổ chân răng.

Nếu có hiện tượng chảy máu chân răng xảy ra, chỉ có thể do bác sĩ mài răng sai kỹ thuật, làm tổn thương mô nướu hoặc răng của người bệnh đang bị viêm nhiễm, dễ chảy máu. Bên cạnh đó, việc người bệnh đánh răng theo chiều ngang, đánh răng quá mạnh,… cũng sẽ gây tổn thương đến nướu và chảy máu chân răng.

Cách giúp khắc phục tình trạng đau nhức sau khi làm răng sứ 

Sau khi bọc răng sứ nếu có dấu hiệu đau nhức và khó chịu trong khoảng từ 1 đến 2 ngày đầu thì đây là hiện tượng bình thường. lúc này sẽ không phải vấn đề quá lo ngại, thay vào đó bạn chỉ cần áp dụng một số cách sau để giúp làm dịu cơn đau:

Cách giúp khắc phục tình trạng đau nhức sau khi làm răng sứ 
Cách giúp khắc phục tình trạng đau nhức sau khi làm răng sứ
  • Súc miệng với nước muối ấm và loãng: Trong nước muối sẽ có thành phần hỗ trợ kháng khuẩn tốt. Từ đó, những vi khuẩn gây hại cho răng sứ sẽ được loại bỏ tốt.
  • Chườm đá lạnh: Đây là giải pháp giúp răng tạm thời đỡ bị ê buốt và khó chịu. Tuy nhiên, ta cần lưu ý nên chườm đá gần khu vực răng sứ. Bạn lưu ý tuyệt đối không nên chườm lên trực tiếp vị trí gắn răng sứ.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Người bệnh có thể dùng một số loại thuốc giảm đau để giảm bớt tình trạng đau nhức. Tuy nhiên, việc uống thuốc giảm đau sẽ cần có sự chỉ định đến từ bác sĩ. 
  • Sử dụng hàm bảo vệ răng: Tình trạng ê buốt, đau nhức nếu do tật nghiến răng thì người bệnh nên sử dụng thêm hàm bảo vệ. Điều này sẽ giúp hạn chế sự va chạm các răng với nhau. Cảm giác đau nhức và ê buốt từ đó cũng có phần hạn chế.

Tuy nhiên trên đây chỉ là những biện pháp tuyên giảm tạm thời. Nếu sau vài ngày, tình trạng đau nhức vẫn không có dấu hiệu giảm bớt, bạn cần nhanh chóng đến bác sĩ kiểm tra. Bác sĩ sẽ xác định rõ nguyên nhân và hướng điều trị kịp thời.

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn biết được làm răng sứ có đau không? Mỗi tình trạng sẽ tương ứng với biểu hiện cảm giác khác nhau. Tuy nhiên, mức độ đau nhức khó chịu của bọc răng sứ chỉ xuất hiện từ 1 đến 2 ngày. Do đó bạn cần thăm khám với bác sĩ nếu tình trạng đau nhức này kéo dài. Bác sĩ sẽ có hướng xử lý và điều trị tốt nhất, cải thiện tình trạng nhanh chóng.

Yến Nhi

chat zalo
messenger