Được biết, nhổ răng là nỗi ám ảnh của hầu hết mọi người. Song, nhổ răng là công đoạn thường được thực hiện trước khi chỉnh nha nhằm tạo khoảng trống cho răng dễ dàng di chuyển, đem lại thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, bác sĩ giải đáp không phải trường hợp nào cũng nhổ răng khi niềng răng. Vậy niềng răng có phải nhổ răng không, hãy cùng My Auris giải đáp chi tiết qua bài viết sau.
Mục Lục
Niềng răng có phải nhổ răng không?
Nhổ răng là hành động loại bỏ toàn bộ chân răng khỏi xương hàm. Điều này làm mọi người lo sợ, không chỉ sợ đau mà còn lo ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, niềng răng có phải nhổ răng không tùy vào từng trường hợp, mức độ sai lệch và diện tích cung hàm của mỗi người.
Nhổ răng không là công đoạn bắt buộc trong chỉnh nha nhưng sẽ giúp tạo khoảng trống trên cung hàm. Điều này giúp răng dễ dàng sắp xếp đều trên cung hàm, tính thẩm mỹ cao.
Trường hợp nên nhổ răng khi niềng răng
Các trường hợp điển hình nên nhổ răng khi niềng răng bao gồm:
- Răng hô, móm, mọc chìa ra ngoài hoặc thụt vào trong nhiều, mức độ phức tạp sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ răng để dễ dàng kéo chỉnh răng về đúng vị trí, chuẩn khớp cắn.
- Răng mọc chen chúc, lộn xộn, khấp khểnh quá dày sẽ không còn khoảng trống để răng di chuyển khi chỉnh nha. Vì thế, những trường hợp này cần nhổ bớt răng để chỉnh nha thuận lợi và tăng tỷ lệ thành công.
- Khớp cắn của 2 hàm không có sự tương quan cần nhổ bớt răng để dễ dàng điều chỉnh chuẩn khớp cắn sinh lý sau niềng.
- Trường hợp dư răng trên cung hàm: nguyên nhân dư răng có thể do không rụng răng sữa, răng mọc ngầm hay răng dư,… Các trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ răng để đảm bảo kết quả chỉnh nha tốt nhất.
- Cung hàm hẹp không có chỗ cho răng dịch chuyển. Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện nong hàm nhưng nếu diện tích không nới rộng nhiều, bác sĩ buộc phải nhổ răng để tăng tỷ lệ thành công sau chỉnh nha.
- Nhổ răng khôn: Răng khôn không mọc lên cùng lúc mà chia thành nhiều đợt. Nếu không nhổ trước khi chỉnh nha, mỗi đợt mọc lên có thể đẩy lệch các răng, tác động đến kết quả niềng răng lâu dài. Hơn nữa, với các răng khôn mọc lệch, mọc ngầm chèn ép răng số 7 gây nhiều tác động đến sức khỏe răng miệng. Đồng thời, răng khôn rất dễ bị sâu gây viêm nhiễm lây lan.
- Các răng mắc bệnh lý nặng có nguy cơ viêm nhiễm và ảnh hưởng các răng lân cận. Các răng này hầu như không được giữ lại, vì thế để đảm bảo kết quả chỉnh nha cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng, bác sĩ sẽ nhổ bỏ trước khi niềng răng.
Xem thêm: Niềng răng có bị hóp má không?
Trường hợp không cần phải nhổ răng khi chỉnh nha
Hầu hết các trường hợp răng chắc khỏe, cung hàm đủ khoảng trống sẽ không cần nhổ răng. Cụ thể như sau:
- Niềng răng sớm ở trẻ em: Nếu niềng răng trong độ tulý tưởng 6-12 tuổi, cung hàm chưa hoàn chỉnh, xương hàm còn mềm dễ nắn chỉnh thì không cần nhổ răng.
- Cung hàm rộng: Với những người có kích thước vòm hàm lớn sẽ không cần nong hàm cũng như nhổ răng.
- Răng thưa: Răng thưa kẽ đã có khoảng trống nhất định trên cung hàm nên không cần phải nhổ răng khi chỉnh nha.
Xem thêm: 3 phương pháp chữa răng hô nhẹ không cần niềng?
Niềng răng nhổ mấy răng?
Việc nhổ mấy răng khi niềng răng còn phụ thuộc vào mức độ sai lệch và tình trạng của mỗi người. Có trường hợp bác sĩ chỉ định nhổ 1-2 răng, có trường hợp nhổ 3-4 răng, thậm chí có trường hợp nhổ đến 8 răng. Dựa vào kết quả thăm khám mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, chỉ định số lượng răng cần nhổ và theo dõi hướng răng di chuyển để lấp đầy các khoảng trống răng đã nhổ.
Thông thường, các răng được chọn để nhổ bỏ trong chỉnh nha là các răng không gây ảnh hưởng thẩm mỹ cũng như không đóng vai trò chính trong ăn nhai. Vì thế, người niềng răng hoàn toàn yên tâm.
- Răng số 4: còn được là răng tiền hàm, có kích thước nhỏ, không gây mất thẩm mỹ và không đảm nhiệm ăn nhai chính. Răng này thường được nhổ trong chỉnh nha.
- Răng số 5: cũng tương tự như răng số 4, răng số 5 không quan trọng trong ăn nhai và không gây mất thẩm mỹ nên thường được chỉ định nhổ bỏ.
- Răng số 8: còn được gọi là răng khôn. Răng khôn nằm sâu trong cung hàm, mọc sau cùng, không ảnh hưởng thẩm mỹ lẫn ăn nhai. Việc nhổ bỏ răng khôn càng sớm càng tốt cho sức khỏe răng miệng, giảm nguy cơ lệch răng, sâu răng, viêm nhiễm, đau nhức kéo dài,…
Sau khi các răng này được nhổ, 1-2 tuần sau, khi mô mềm, xương hàm lành thương, bác sĩ sẽ thực hiện kế hoạch chỉnh nha. Các răng còn lại trên cung hàm sẽ được kéo chỉnh lấp đầy khoảng trống răng mất, đem đến tính thẩm mỹ và ăn nhai tốt hơn.
Xem thêm: Các giai đoạn niềng răng hô?
Nhổ răng khi chỉnh nha có nguy hiểm không?
Nhắc đến nhổ răng, tâm lý của mọi người đều lo sợ, nhất là sợ đau. Song, việc lựa chọn nhổ răng, chỉnh nha tại nha khoa uy tín, đảm bảo tay nghề bác sĩ, quy trình chỉnh nha sẽ không gây đau cũng như không ảnh hưởng sức khỏe.
Trước khi đưa ra quyết định nhổ răng, bác sĩ sẽ thăm khám, dựa vào kết quả này mà bác sĩ chỉ định số răng được nhổ. Trong quá trình nhổ răng, dưới tác dụng của thuốc tê, khách hàng sẽ không thấy đau nhức, khó chịu. Đồng thời, việc thực hiện bởi bác sĩ giỏi tay nghề, đúng kỹ thuật sẽ giảm tổn thương mô mềm, nhổ răng nhẹ nhàng, giảm đau và lành thương nhanh chóng. Sau khi hết thuốc tê, cơn đau nhức tìm đến nhưng nếu chăm sóc đúng cách, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất trong 3 ngày đầu.
Hơn nữa, thực hiện nhổ răng tại nha khoa uy tín, đảm bảo chất lượng phòng khám, điều kiện vô trùng, dụng cụ, máy móc hiện đại sẽ giảm thiểu nhiễm trùng, đảm bảo an toàn và thành công.
Ngoài ra, nhổ răng trong chỉnh nha sẽ không làm tiêu xương hàm như lời đồn đoán. Bởi trong quá trình răng dịch chuyển, bác sĩ sẽ giúp các răng di chuyển lấp đầy khoảng trống răng đã nhổ. Điều này không làm xương hàm giảm mật độ, tiêu biến.
Xem thêm: [Tư vấn] niềng răng có hết lệch mặt không?
Trên đây là những thông tin giải đáp về niềng răng có phải nhổ răng không. Nhổ răng trong chỉnh nha giúp tạo khoảng trống cho các răng di chuyển dễ dàng nhằm đạt hiệu quả cao. Để biết tình trạng răng, mức độ sai lệch và chẩn đoán niềng răng có nhổ răng không, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris đặt lịch thăm khám nhé.
Anh Thy