Đội Ngũ Bác Sĩ
Nha Khoa My Auris
Đã thực hiện hơn 8.000 ca Bọc răng sứ - Implant thành công
Đã xét duyệt!
Niềng răng là một kỹ thuật niềng răng chuyên sâu, đòi hỏi sự chính xác cao và thời gian điều trị kéo dài. Quá trình niềng răng tác động lực lên răng để di chuyển răng, giúp điều chỉnh khớp cắn đúng và khắc phục các vấn đề lệch lạc răng như hô hàm trên, hô hàm dưới, vẩu, móm, răng thưa, răng mọc chen chúc. Theo từng giai đoạn, sự thay đổi hàm răng sẽ diễn ra dần dần, giúp răng sắp xếp lại một cách hài hòa.
Mặc dù kỹ thuật niềng răng có phần phức tạp và mất thời gian, nhưng đây là giải pháp hiệu quả để khắc phục lệch lạc, nâng cao tính thẩm mỹ, giúp nụ cười đẹp hơn và mang lại sự tự tin cho người niềng răng.
Mục Lục
Các giai đoạn trong liệu trình niềng răng hô
Các giai đoạn niềng răng hô được chia thành các giai đoạn cụ thể, giúp kiểm soát hiệu quả chỉnh nha, điều chỉnh sai lệch khớp cắn và định hình hàm răng một cách tối ưu.
Giai đoạn khám và lên kế hoạch điều trị
Đây là bước đầu tiên trong quá trình niềng răng. Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành chụp phim, đánh giá tình trạng răng và đánh giá tình trạng xương hàm để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân về việc lựa chọn mắc cài phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ, hiệu quả chỉnh nha cũng như khả năng tài chính của bệnh nhân.
Giai đoạn sau 3 tháng
Trong 3 tháng đầu, tùy vào tình trạng răng, bệnh nhân có thể phải nhổ răng hoặc cắt kẽ theo chỉ định của bác sĩ. Đây là thời điểm quan trọng khi răng khấp khểnh bắt đầu dịch chuyển đáng kể. Nếu răng mọc lệch hoặc răng chen chúc, sự thay đổi sẽ dễ dàng nhận thấy. Tuy nhiên, răng vẫn chưa đạt được sự đều đặn như mong muốn, nhưng nếu thấy sự thay đổi sớm, chứng tỏ quá trình chỉnh nha đang có hiệu quả cao.

Giai đoạn sau 6 tháng
Răng tiếp tục dịch chuyển nhưng tốc độ sẽ chậm hơn so với giai đoạn 3 tháng. Trong trường hợp răng chen chúc, răng có thể sắp xếp đều nhanh nhưng dễ xảy ra sai lệch khớp cắn, đặc biệt là phần răng cửa có xu hướng chìa ra ngoài. Đây là lúc bác sĩ cần kiểm soát và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo khớp cắn hài hòa.
Giai đoạn sau 9 tháng
Sau 9 tháng, hàm răng đã ổn định hơn, cung xương hàm mở rộng, khớp cắn dần hài hòa. Bệnh nhân có thể nhận thấy rõ sự thay đổi tích cực trong quá trình niềng răng. Đây là cột mốc quan trọng khi hiệu quả chỉnh nha dần được định hình.

Giai đoạn sau 15 tháng
Hàm răng bước vào giai đoạn hoàn thiện. Những sai lệch nhỏ sẽ tiếp tục được chỉnh trang để đạt thẩm mỹ răng cao nhất. Việc định hình hàm răng gần như hoàn tất, tạo nền tảng vững chắc cho kết quả chỉnh nha lâu dài.
Giai đoạn kết thúc điều trị niềng răng
Thời gian kết thúc điều trị tùy thuộc vào đặc điểm răng của từng bệnh nhân. Khi răng đã ổn định hoàn toàn, bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài và cân nhắc việc đeo khí cụ định hình để duy trì kết quả chỉnh nha. Đồng thời, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng, ăn đồ mềm và duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách để bảo vệ hiệu quả chỉnh nha lâu dài.

Quy trình niềng răng mất bao lâu?
Thời gian niềng răng thường dao động từ 12 tháng đến 36 tháng, tùy vào tình trạng răng miệng của mỗi người. Vì quy trình niềng răng diễn ra theo từng giai đoạn niềng răng, đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại để đạt kết quả niềng răng như mong muốn.
Trong quá trình này, răng thay đổi từng chút một, khiến bạn khó nhận ra sự chuyển biến ngay lập tức. Tuy nhiên, sự thay đổi của răng qua từng giai đoạn là minh chứng rõ ràng cho hiệu quả của phương pháp này. Điều quan trọng là bạn cần hợp tác tốt với bác sĩ chỉnh nha, tuân thủ đúng phác đồ điều trị để đảm bảo hoàn tất niềng răng đúng thời gian dự kiến.

Niềng răng đau nhất giai đoạn nào?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha hiệu quả giúp khắc phục các tình trạng răng hô, răng móm, răng thưa kẽ, răng chen chúc, răng lệch lạc. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân lo lắng về vấn đề đau nhức trong quá trình niềng răng. Vậy giai đoạn nào gây ê nhức răng nhiều nhất?
Niềng răng bao gồm nhiều giai đoạn quan trọng, mỗi giai đoạn sẽ có mức độ lực tác động khác nhau:
- Thăm khám phân tích: Bác sĩ đánh giá tình trạng răng miệng và lập kế hoạch điều trị.
- Đặt thun tách kẽ răng: Tiến hành đặt thun tách kẽ răng giữa răng số 6 và răng số 7 để tạo khoảng trống gắn khâu niềng.
- Gắn khâu niềng: Sau khi tạo khoảng trống, bác sĩ sẽ gắn khâu niềng vào vị trí răng số 6 hoặc răng số 7.
- Nhổ răng/Mài kẽ răng (nếu cần): Nhằm tạo khoảng trống cho răng di chuyển.
- Cố định mắc cài, lên dây cung: Bác sĩ cố định mắc cài lên từng răng, sau đó lên dây cung liên kết giữa mắc cài và khâu niềng.
- Rút dây cung tạo lực siết chỉnh răng: Giai đoạn điều chỉnh lực di chuyển răng để sắp xếp răng về vị trí mong muốn.
- Tháo niềng và đeo hàm duy trì: Giữ răng ổn định tại vị trí mới.
Theo Bác sĩ Vũ Thị Quyên – Nha Khoa My Auris, mức độ đau nhức sẽ khác nhau tùy vào từng giai đoạn. Tuy nhiên, giai đoạn gây ê nhức răng nhiều nhất chính là đặt thun tách kẽ răng.
Khi đặt thun tách kẽ răng tại răng số 6 và răng số 7, lực tác động sẽ đẩy răng cối lớn ra xa nhau để tạo khoảng trống. Vì răng chưa quen với áp lực này, bệnh nhân sẽ cảm thấy ê nhức rõ rệt, đặc biệt trong 3-4 ngày đầu tiên của tuần đầu tiên.
Sau khi răng dần thích nghi, các giai đoạn tiếp theo như gắn mắc cài, lên dây cung, rút dây cung tạo lực siết chỉnh răng sẽ không còn quá đau đớn nữa. Tuy nhiên, cảm giác căng tức nhẹ có thể xuất hiện mỗi khi điều chỉnh lực di chuyển răng.

Kinh nghiệm vượt qua cơn đau nhức khi niềng răng?
Trong quá trình niềng răng, cảm giác đau nhức và khó chịu là điều không thể tránh khỏi do lực siết chỉnh răng theo từng giai đoạn. Để giúp răng thích nghi tốt hơn, nha sĩ khuyến nghị bạn áp dụng chế độ ăn uống hợp lý với các thực phẩm mềm, thực phẩm lỏng như cháo, súp, phở, bún. Đồng thời, cần duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế sâu răng và viêm nhiễm nướu.
Giảm đau nhức khi chịu lực siết chỉnh răng
Những ngày đầu niềng răng, mắc cài và khâu niềng tạo áp lực lên răng, khiến bạn khó chịu. Để giảm đau hiệu quả, bạn nên ăn các món mềm, lỏng như cháo, súp, phở, bún để giảm lực cắn nhai. Sinh tố trái cây mát lạnh cũng giúp xoa dịu đau nhức nhanh chóng. Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như Paracetamol, loại thuốc này có hiệu quả tốt trong việc giảm đau khi chỉnh nha.
Xử lý đau nhức do mắc cài cọ xát vào môi – má
Trong quá trình niềng răng, bộ khí cụ có thể gây cọ xát dẫn đến xây xước mô mềm. Để hạn chế tình trạng này, bạn hãy sử dụng sáp nha khoa để bao phủ lên mắc cài, khâu niềng và dây cung. Điều này giúp giảm ma sát, hạn chế đau nhức và tổn thương niêm mạc.
Xử lý đau nhức khi mắc cài, dây cung bị lệch
Nếu mắc cài hoặc dây cung bị lệch do va đập, bạn cần đến nha khoa ngay để nha sĩ điều chỉnh lại vị trí khâu niềng, mắc cài và siết chỉnh lại dây cung. Để phòng tránh chấn thương không đáng có, bạn nên hạn chế tham gia các môn thể thao va chạm mạnh nhằm bảo vệ bộ khí cụ chỉnh nha. Bên cạnh việc giảm đau do lực siết chỉnh răng, bạn cần vệ sinh răng miệng ít nhất 2-3 lần/ngày sau khi ăn khoảng 15 phút để hạn chế sâu răng và viêm nhiễm nướu. Sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ hoặc máy tăm nước để làm sạch kẽ răng. Ngoài ra, nước súc miệng chứa Fluoride sẽ giúp răng chắc khỏe hơn trong suốt quá trình niềng răng.
Những lưu ý quan trọng khi niềng răng giúp đạt hiệu quả cao
Niềng răng (chỉnh nha) là phương pháp điều trị chỉnh nha giúp cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Để đảm bảo hiệu quả niềng răng tối ưu, bạn cần tuân thủ những lưu ý quan trọng sau:
Hạn chế ăn đồ cứng và dai
Trong giai đoạn đầu niềng răng, chân răng yếu hơn bình thường do bị tác động lực để dịch chuyển về vị trí mong muốn. Vì thế, bạn nên hạn chế ăn đồ cứng và dai như kẹo cứng, thịt bò khô, bánh mì vỏ cứng,… vì chúng có thể gây tổn thương răng và ảnh hưởng đến quá trình điều trị chỉnh nha. Ngoài ra, nhai kẹo cao su và tiêu thụ thức ăn nhiều đường cũng không được khuyến khích vì làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng, bệnh về lợi và bệnh về nướu, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như hiệu quả niềng răng.

Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa mảng bám và vi khuẩn gây bệnh trong quá trình niềng răng. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt, bạn cần thực hiện đúng những hướng dẫn sau:
- Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng bàn chải chuyên dụng niềng răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám giữa các kẽ răng.
- Dùng nước súc miệng giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch khoang miệng.
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chỉnh nha
Tay nghề bác sĩ chiếm đến 80% hiệu quả niềng răng, do đó, bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện chỉnh nha. Bên cạnh đó, việc tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ là rất quan trọng để kiểm tra tốc độ dịch chuyển răng, theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng và điều chỉnh lực kéo phù hợp. Tuân thủ đúng phác đồ điều trị sẽ giúp bạn đạt kết quả chỉnh nha tốt nhất.