Dầu gió là một loại dược phẩm khá thông dụng trong hầu hết các gia đình, thường được sử dụng để giúp giảm đau, thông mũi, giảm sưng hay khi bị chóng mặt, hạ nhiệt cũng có thể sử dụng. Tuy nhiên, thói quen bôi dầu gió cần được kiểm soát nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy bà bầu có được bôi dầu gió không? Hãy cùng My Auris tìm lời giải đáp ngay trong bài viết sau, nhằm bảo vệ sức khỏe cả mẹ và em bé.
Mục Lục
Một số tác dụng phụ không mong muốn khi lạm dụng dùng dầu gió
Tuy dầu gió được sử dụng phổ biến và mang lại nhiều công dụng tuyệt vời, song nếu sử dụng dầu gió một cách tùy tiện hay quá lạm dụng thì có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe. Mặt khác, bà bầu có được bôi dầu gió không cũng cần được cân nhắc qua một số tác dụng phụ sau:
- Gây tình trạng kích ứng da: Với hoạt chất methyl salicylate có trong dầu gió sẽ có tác dụng giảm đau chống viêm khá hiệu quả. Tuy nhiên, việc làm dụng dầu gió có thể gây kích ứng da với một số biểu hiện, điển hình là da nổi rộp.
- Làm hạ thân nhiệt: Các thành phần có trong dầu gió chủ yếu ở dạng tinh dầu, có khả năng bốc hơi khá nhanh. Khi xoa vào da có thể gây tê tại chỗ, đồng thời tạo cảm giác mát lạnh. Do đó, sử dụng nhiều dầu gió có thể khiến cơ thể tăng bài tiết mồ hôi, từ đó dễ gây tình trạng hạ thân nhiệt.
- Tổn thương cho hệ hô hấp: Dầu gió có khả năng hỗ trợ làm thông mũi, mát họng. Song nếu sử dụng quá nhiều dầu gió thì có thể dẫn đến rách vùng màng nhầy mũi, họng bởi dầu gió có đặc tính gây kích ứng. Từ đó gây tổn thương cho hệ hô hấp.
- Ngộ độc: Eucalyptol và camphor chính là hai thành phần thường thấy có trong dầu gió. Cả hai sẽ trở thành một loại chất độc làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nếu người dùng quá lạm dụng và sử dụng không đúng cách.
Giải đáp trường hợp các bà bầu có được bôi dầu gió không?
Bà bầu có được bôi dầu gió không là vấn đề mà các bác sĩ nhận được nhiều nhất khi thăm khám sức khỏe cho họ. Như đã biết các tác dụng phụ không mong muốn nếu lạm dụng dầu gió, nó có chứa khá nhiều thành phần khác nhau và các mẹ bầu chính là một trong các đối tượng không nên sử dụng!
Theo một vài nghiên cứu đến từ các chuyên gia y tế, hai thành phần long não và bạc hà có trong dầu gió đều có khả năng thẩm thấu qua da, thông qua nhau thai và đi vào cơ thể của các em bé. Việc các mẹ bầu sử dụng quá nhiều dầu gió trong khoảng thời gian mang thai sẽ có thể gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe người mẹ, cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:
- Long não có trong dầu gió khi đi vào cơ thể người mẹ sẽ gây co thắt tử cung, rối loạn hệ thần kinh trung ương, hay thậm chí là gây tình trạng dị dạng thai nhi, thai chết lưu,…
- Tinh dầu bạc hà có thể làm cho người mẹ bị rối loạn hô hấp, ngừng tim và nguy hiểm hơn và ngừng thở.
- Trong một số loại dầu gió sẽ có chứa thành phần methyl salicylat – Hoạt chất có thể làm cho người mẹ bị khô mũi, giảm tiết dịch nhầy bên trong mũi. Từ đó, gây nên một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
- Bên cạnh đó, việc người mẹ sử dụng quá nhiều dầu gió còn có thể gây nguy cơ bị ngộ độc, với một loại các biểu hiện tiêu tiểu như buồn nôn, bỏng miệng, co giật, khó thở, hôn mê,… Các biểu hiện này diễn ra nặng hay nhẹ sẽ còn phụ thuộc vào lượng dầu gió mà người mẹ sử dụng.
Có thể thấy, các mẹ bầu là đối tượng mà các bác sĩ chỉ định không được sử dụng dầu góp. Nếu có dùng, người mẹ cũng cần xem kỹ về các thành phần có trong dầu gió, đồng thời cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Với trường hợp người mẹ đã lỡ sử dụng dầu gió trong khoảng thời gian mang thai thì hãy ngưng dùng, đồng thời thăm khám và báo ngay với bác sĩ chuyên môn nhé!
Hướng dẫn cách sử dụng dầu gió đúng cách và an toàn cho sức khỏe
Nhìn chung, bà bầu có được bôi dầu gió không được bác sĩ khuyến khích không nên thực hiện. Do đó, mẹ bầu cần chú ý hạn chế tối đa việc sử dụng dầu gió. Tuy nhiên, nếu cần dùng đến, người mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây để đảm bảo tính an toàn, không ảnh hưởng sức khỏe của em bé.
- Chỉ sử dụng dầu gió để bôi, tuyệt đối không được dùng dầu gió để uống hay ngửi, bởi tỷ lệ ngộ độc dầu gió sẽ cao hơn nếu người mẹ uống hay ngửi.
- Khi không may có các vết thương hở, không nên dùng dầu gió để bôi vào nó.
- Trường hợp xông hơi hay ngâm mình trong bồn tắm với dầu gió, người mẹ chỉ nên pha tối đa 5ml dầu gió vào chậu nước.
- Chỉ dùng từ 1 đến 2 giọt trong trường hợp mẹ muốn làm ấm quần áo.
- Tuyệt đối không sử dụng dầu gió khi mẹ bầu đang suy nhược cơ thể, táo bón hay bị tăng huyết áp.
- Các mẹ cần chọn mua các sản phẩm dầu gió từ các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nếu muốn dùng dầu gió, để phòng ngừa một số hậu quả không đáng có của việc lỡ bôi dầu gió trong lúc mang thai.
- Bên cạnh đó, một số lưu ý không nên bỏ qua là trước khi dùng dầu gió, người mẹ cần tham khảo qua ý kiến từ bác sĩ chuyên môn.
Cách mẹ bầu có thể giảm đau, giảm mệt mỏi và điều trị cảm cúm
Khi mang thai, mẹ bầu có được bôi dầu gió không đều có nguyên nhân, bởi họ khó tránh khỏi việc cảm thấy mệt mỏi, cảm cúm, đau nhức cơ thể. Tuy nhiên, với một số phương pháp dưới đây sẽ giúp thay thế cho việc dùng dầu gió của nhiều mẹ bầu:
- Tắm nước ấm để giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái ấm áp.
- Súc miệng với nước muối sẽ giúp giảm ho và đau họng
- Nhỏ mũi với nước muối sinh lý
- Rèn luyện sức khỏe mỗi ngày với những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng nhằm tránh tình trạng uể oải, khí huyết được lưu thông hơn.
- Có một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý và bổ sung đủ các chất nhằm tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu và em bé.
- Một số bài thuốc dân gian để giảm mệt mỏi, cảm cúm hiệu quả như sử dụng nước ép rau diếp cá, chanh đào mật ong, lá hẹ hấp với đường phèn.
Hy vọng với những thông tin này có thể giúp bạn giải đáp được bà bầu có được bôi dầu gió không. Các chuyên gia luôn khuyến khích người mẹ không nên dùng dầu gió lúc mang thai, bởi các thành phần trong dầu sẽ gây ngộ độc và ảnh hưởng đến sức khỏe em bé. Do đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và nên có các biện pháp thay thế phù hợp để bảo vệ tốt cho thai nhi tránh khỏi dị tật hoặc thai chết lưu nhé!
Yến Nhi