Cấy ghép implant là giải pháp thay thế một hay nhiều răng đã mất giúp khớp cắn trở nên hoàn hảo và đem lại khả năng ăn nhai tốt. Tuy nhiên, vẫn một số trường hợp implant bị đào thải với nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, để tìm hiểu nguyên nhân vì sao implant bị đào thải sau một thời gian cấy ghép và cách khắc phục như thế nào là hiệu quả.
Mục Lục
Răng implant bị đào thải khi nào?
Răng implant bị đào thải là tình trạng trụ implant và xương hàm mất đi khả năng tích hợp khi không có sự liên kết chặt chẽ. Với trụ implant kém tích hợp sẽ làm giảm khả năng ăn nhai, không ổn định trên xương hàm.
Implant bị đào thải thường sẽ được diễn ra trong các giai đoạn sau:
- Trong quá trình lành thương cấy ghép trụ Implant;
- Trong giai đoạn phục hình răng implant;
- Sau khi kết thúc quá trình điều trị.
Trường hợp đào thải implant nếu không được phát hiện sớm có thể gây ra những hậu quả nghiệm trọng và rất khó khắc phục.
Vì sao răng implant bị đào thải sau khi phục hình
Để nhận biết trụ implant có bị đào thải sau khi phục hình không, bằng cách chụp X – quang để xác định chính xác. Tuy nhiên, việc răng implant bị đào thải đều xuất phát từ các yếu tố bên ngoài lẫn bên trong.
Do hút thuốc lá
Hút thuốc lá sau khi phục hình khiến cho răng implant bị đào thải. Vì trong thành phần của thuốc lá có chứa nhiều chất độc như Nicotine, Carbon Monoxide, Hydrogen Cyanide,.. khiến cho vết thương lâu lành làm ảnh hưởng đến vị trí cấy ghép.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, quá trình tiêu xương ổ răng diễn ra nhanh hơn so với người thường xuyên hút thuốc lá.
Trường hợp khách hàng không thể cai thuốc lá thì nên chăm sóc răng implant cẩn thận bằng cách sử dụng bằng các loại nước súc miệng có chứa Chlorhexidine. Tuy nhiên, vẫn có thể ảnh hưởng đến răng.
Mật độ xương hàm
Mật độ xương hàm sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của răng implant. Hơn nữa, các bác sĩ không thể làm thay đổi mật độ xương do yếu tố di truyền. Tuy nhiên, có thể cấy ghép xương hàm để tránh nguy cơ đào thải trụ.
Nhiễm trùng sau khi cấy implant
Cấy implant được thực hiện trong điều kiện vô trùng là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, một số lý do như hút thuốc lá, thói quen chăm sóc răng miệng, hệ thống miễn dịch suy yếu hay dụng cụ thực hiện không đáp ứng điều kiện dẫn đến nhiễm trùng.
Dấu hiệu của việc nhiễm trùng sau khi cấy ghép implant như: chảy máu liên tục sau 24 giờ phẫu thuật, sốt kéo dài hoặc nặng hơn là tình trạng sưng nề.
Dị ứng với trụ implant
Một số người có thể bị dị ứng titanium được sử dụng trong chế tác implant. Dù titanium được nghiên cứu là tương thích với cơ thể nhưng vẫn có trường hợp không thể thích nghi và sớm bị đào thải.
Lúc này, bạn nên sử dụng implant được chế tác từ hãng này hay implant bằng sứ để thay thế. Hoặc dùng phương pháp phục hình răng khác.
Không tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ
Sau khi cấy ghép implant, bệnh nhân có thể không tuân thủ đúng với chỉ dẫn của bác sĩ trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng. Điều sẽ tác động trực tiếp đến răng implant.
Dấu hiệu răng implant bị đào thải như thế nào?
Sau khi cấy ghép implant, người bệnh cần khoảng 3 tháng để trụ implant tích hợp với xương hàm. Trong khoảng thời gian này, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào, nên bạn cần phải gặp bác sĩ ngay:
- Trụ răng implant bị lung lay: Khi tình trạng xương hàm quá yếu, mật độ xương hàm loãng dẫn đến răng không thể tích hợp vững chắc. Hoặc tình trạng xuất hiện nếu bác sĩ cắm sai kỹ thuật, gây hoại tử xương và răng implant bị rơi ra ngoài;
- Trụ Implant trồi lên và làm lộ thân trụ: Đây cũng là dấu hiệu nhận biết cho thấy răng implant bị đào thải. Nguyên nhân có thể do sau khi cấy ghép răng implant, nếu bác sĩ chưa xử lý các viêm nhiễm hoặc cắm sai vị trí, lệch hướng làm trụ implant có nguy cơ bị đào thải cao;
- Bị sưng đau, viêm nhiễm tại vị trí cấy ghép: Sau khi cấy ghép, bạn có thể gặp tình trạng sưng trong vài ngày bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng ứng đau kéo dài thì bạn nên đến phòng khám nha khoa để kiểm tra;
- Sau khi lắp răng sứ bị đào thải: Với lực tác động lên mão răng sứ hoặc lên xương hàm quá tải hay sử dụng trụ implant không chính hãng khiến cho trụ bị đào thải.
Cách khắc phục răng implant bị đào thải như thế nào?
Dấu hiệu nhận thấy rõ ràng nhất là khi trụ implant bị đào thải với những cơn đau buốt, răng bị lung lay, hay vùng chân răng bị chảy máu liên tục. Nếu thấy hiện tượng hãy đến cơ sở nha khoa để điều kị kịp thời:
Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và chỉ định chụp X – quang để biết chính xác nguyên nhân nào dẫn đến implant bị đào thải do bệnh lý, trụ implant hay tình trạng xương,..thì sẽ có phương án điều trị phù hợp.
- Điều trị nhiễm trùng: Nếu implant bị đào thải do nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm, các bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện điều trị nhằm loại bỏ nhiễm trùng và giảm viêm. Phương pháp điều trị có thể bao gồm sử dụng kháng sinh và các loại thuốc kháng viêm;
- Thay thế trụ implant phù hợp với kích thước và vị trí đúng trên xương hàm: Với trường hợp implant bị đào thải do trụ implant không phù hợp, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành tháo implant cũ và thay thế răng implant mới với kích thước, vị trí đúng nhằm đảm bảo tính ổn định cũng như độ bám dính tốt.
- Xử lý tình trạng bệnh lý răng miệng: Nếu tình trạng xương răng miệng của bệnh nhân là nguyên nhân gây ra trụ implant bị đào thải, lúc này các bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện các biện pháp để tăng cường độ dày của xương xung quanh răng implant. Phương pháp này có thể bao gồm ghép xương, tạo mô xương hoặc sử dụng các kỹ thuật khác nhằm tăng cường độ dày của xương;
Hơn nữa, để khắc phục răng implant bị đào thải, các bác sĩ nha khoa cần phải xác định chính xác nguyên nhân và thực hiện các biện pháp nhằm phục hợp nhằm đảm bảo tính ổn định cũng độ bám vững chắc của răng implant. Việc thực hiện đầy đủ quy trình chăm sóc và bảo vệ răng implant cũng là yếu tố quan trọng để tránh bị đào thải implant xảy ra trong tương lai.
Hy vọng những chia sẻ chi tiết ở trên về implant bị đào thải. Lúc này, bạn sẽ có quyết định phù hợp cho bản thân để sở hữu một hàm răng khỏe mạnh, đều đẹp. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích và trò chuyện cùng bác sĩ tại website nha khoa My Auris cũng như sức khỏe răng miệng nhé.
Kim Dung