Mang thai là khoảng thời gian diệu kỳ, nhưng nó cũng đầy biến động cho các mẹ bầu. Những thay đổi trong cơ thể điển hình như phù chân có thể làm người mẹ cảm giác khá khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy thực tế, bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không? Thông qua bài viết này, My Auris sẽ tổng hợp và cung cấp đến bạn câu trả lời chính xác nhất.
Mục Lục
Giải đáp bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?
Tuy rằng phù chân là hiện tượng sinh lý khá phổ biến trong quá trình mang thai. Nhưng không ít người vẫn còn băn khoăn, lo lắng về hiện tượng này. Đồng thời nó gây cảm giác khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt. Do đó bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?
Theo chia sẻ từ các chuyên gia, bà bầu vẫn nên đi bộ khi bị phù chân. Việc đi bộ này có khả năng mang lại nhiều lợi ích to lớn như nâng cao khả năng rèn luyện sức khỏe, cơ thể dẻo dai ở vị trí khớp, đầu gối, mắt cá chân, giúp duy trì cân nặng, giảm huyết áp, và cải thiện giấc ngủ của mẹ bầu được ngon hơn,… Việc dành ít nhất khoảng 10 đến 15 phút mỗi ngày để thực hiện việc đi bộ sẽ giúp cải thiện tốt cho sức khỏe và hỗ trợ tình trạng phù chân một cách hiệu quả.
Mặt khác, các mẹ cũng không nên ngồi hay đứng quá lâu mà nên thực hiện đi lại thường xuyên nhằm giúp cho máu có thể lưu thông đều ở cả hai chân. Từ tháng thai kỳ thứ 4 trở đi, bên cạnh việc đi bộ, người mẹ có thể chọn tập thêm yoga nhằm giúp ngăn ngừa những cơn đau lưng, hay đau mỏi vai gáy khó chịu.
Mẹ bầu thường sẽ bị phù chân ở tháng thứ mấy?
Phù chân là tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu, nó có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình mang thai, tuy nhiên sẽ phổ biến nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là nguyên nhân mà bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không luôn được bác sĩ khuyên thực hiện đều mỗi ngày, bởi việc đi bộ sẽ giúp giảm tình trạng hiệu quả.
Cụ thể, phù chân xảy ra khi có hiện tượng thoát dịch vào khoảng kẽ, gây tình trạng ứ đọng dịch ở các tổ chức dưới da. Phần dịch ứ đọng này chủ yếu là nước, đôi khi còn kèm theo sự tích tụ của protein hay các chất lỏng giàu protein, nếu người mẹ bị nhiễm trùng hay bị tắc nghẽn bạch huyết.
Một số dấu hiệu điển hình của tình trạng phù chân mà mẹ bầu có thể nhận biết:
- Phù rõ nhất ở vị trí cổ chân xuống đến bàn chân, với biểu hiện chân bị phù, sưng, mắt cá chân phẳng lỳ.
- Ấn vào nơi đang bị phù thì thấy da sẽ lõm xuống.
- Vùng da chân bị phù sẽ có màu nhạt hơn so với các vị trí khác trên cơ thể.
- Giảm lượng nước tiểu.
- Cân nặng của người mẹ có thể tăng đều theo mỗi ngày.
Phù chân lúc đang mang thai có thể xảy ra 8/10 người mẹ. Bên cạnh vị trí chân, tình trạng phù nề này còn có thể xuất hiện tại các vị trí khác trên cơ thể như cánh tay, bàn tay, hay thậm chí là xuất hiện trên mặt. Khi bị phù, người mẹ cần chủ động thăm khám với bác sĩ để làm rõ nguyên nhân và có biện pháp kịp thời xử lý, tránh gây nên các nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vì sao các mẹ bầu lại dễ bị phù chân?
Trong quá trình mang thai, hiện tượng phù chân là hiện tượng sinh lý rất bình thường. Tùy vào độ lớn của thai, vị trí hay cơ địa của mỗi người mà nó có thể xuất hiện sớm hay muộn, mức độ nhiều hay ít, nặng hay nhẹ cũng phụ thuộc vào điều đó. Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không thì đây là cách cải thiện tình trạng hiệu quả và nên chú ý dành thời gian thực hiện mỗi ngày.
Điển hình nguyên nhân gây nên hiện tượng này gồm:
- Trong quá trình mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ sản xuất lượng máu và chất lỏng nhiều hơn. Lượng máu cung cấp cho cơ thể tăng lên khoảng 50%. Do đó, cơ thể sẽ cần nhiều máu hơn để vận chuyển lượng oxy và các chất dinh dưỡng cho em bé trong bụng.
- Vào 3 tháng cuối của thai kỳ, hiện tượng bị phù chân sẽ càng phổ biến hơn, bởi trọng lượng thai nhi đã ngày càng to, chiếm thể tích lớn trong bụng, tạo một sức ép lớn lên tĩnh mạch chủ dưới, làm cho máu khó bơm từ chi dưới về tim. Với sức ép càng lớn, máu dồn nhiều vào chân, nó gây hiện tượng phù chân, chất là vị trí bàn chân, mắt cá chân.
- Hormone thay đổi làm cho thành mạch máu dần trở nên mềm hơn, gây khó khăn cho tĩnh mạch trong quá trình bơm máu từ chi dưới lên tim.
Ngoài những nguyên nhân từ bên trong thì chế độ sinh hoạt mỗi ngày cũng góp phần gây ảnh hưởng như người mẹ đứng quá lâu, mang giày cao gót, làm việc nặng, chế độ ăn nhiều muối, thiếu kali,….
Một số điểm cần lưu ý để người mẹ có thể giảm bị phù chân
Nhằm đảm bảo tính an toàn cho cả người mẹ và em bé trong bụng, các mẹ cần khám thai định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ, thực hiện các xét nghiệm nước tiểu, máu để đánh giá được sức khỏe của bản thân và em bé. Tiến hành theo dõi huyết áp và báo với bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
Để giúp các mẹ bầu có thể cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình sinh hoạt ngoài việc bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không thì sẽ có một số lưu ý sau đây giúp người mẹ giảm bớt tình trạng phù chân trong lúc mang thai:
- Chú ý xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế ăn các thực phẩm giàu muối như đồ đóng hộp, nên hạn chế dùng muối trong quá trình nấu ăn,… Việc bổ sung các thực phẩm giàu kali như chuối, cá hồi, cải bó xôi,… sẽ hỗ trợ tốt cho sức khỏe của người mẹ.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, hạn chế các loại đồ uống có chứa caffeine, bởi nó có tác dụng lợi tiểu, thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu và làm cho cơ thể dễ có xu hướng giữ chất lỏng, điều này sẽ dẫn đến tình trạng phù chân diễn ra sớm hơn.
- Nằm nghiêm lúc ngủ và nên kê cao chân.
- Chọn giày dép, quần áo phù hợp, giúp mang lại sự thoải mái cho người mẹ.
- Nên đi bộ thường xuyên, nên bắt đầu với những bài tập chậm rãi như đi dạo khoảng 10 đến 20 phút trong ngày. Sau khi đã quen thì có thể tăng từ từ thời gian cũng như số lần đi bộ trong tuần hơn. Lưu ý người mẹ không nên đi bộ quá sức.
Hy vọng với những thông tin này có thể giúp bạn hiểu được bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không. Việc đi bộ vẫn nên thực hiện mỗi ngày và với khoảng thời gian cho phép. Điều này sẽ giúp người mẹ cải thiện sức khỏe được tốt hơn và cải thiện tình trạng phù chân hiệu quả. Đồng thời, cần tăng cường dinh dưỡng khoa học và thăm khám định kỳ với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và kiểm tra sức khỏe an toàn nhất.
Yến Nhi