Sử dụng thuốc đúng cách sẽ có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Dù thuốc dùng để điều trị hay hỗ trợ nâng cao thể trạng đều có những nguyên tắc trong sử dụng. Vậy ăn xong bao lâu thì uống thuốc. Để biết rõ câu trả lời, mời bạn tham khảo bài viết sau được tổng hợp bởi My Auris. Thông qua đó, bạn sẽ biết được thời điểm bổ sung thuốc an toàn nhất, cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Mục Lục
Giải đáp ăn xong bao lâu thì uống thuốc?
Thực tế, điều quan trọng người bệnh cần hiểu rằng, thực phẩm có thể gây ra một số thay đổi trong cơ thể. Những thay đổi này gồm tăng cung cấp máu trong ruột, tăng mật và mức độ axit. Do đó, cần chú ý ăn xong bao lâu thì uống thuốc bởi thói quen ăn uống có quyết định đến sự hấp thụ thuốc. Đồng thời, thực phẩm chi ăn vào có gây ảnh hưởng đến thuốc, phản ứng của cơ thể đối với thuốc.
Uống thuốc sau khi ăn hay cùng với thức ăn thường có nghĩa, dùng thuốc sau bữa ăn từ 30 phút đến 1 tiếng. Đối với thuốc như thuốc chống viêm không steroid (Paracetamol, diclofenac, ibuprofen, aspirin), metformin dành cho người bị đái tháo đường,… các loại thuốc này sẽ cần được uống sau các bữa ăn.
Các loại thuốc tan nhiều trong dầu mỡ như vitamin A, E, D, K nên cần uống cùng bữa ăn (cụ thể là ngay trước hay sau cũng được) để nguồn chất béo của thức ăn, các loại đồ uống hỗ trợ thuốc được hấp thu tốt hơn.
Hầu hết các loại thuốc chống sốt rét cũng được dùng trong bữa ăn. Điều này quan trọng bởi dùng thuốc cùng với thức ăn không chỉ đảm bảo thuốc sẽ ngấm vào máu, mà nó còn ngăn ngừa một số tác dụng phụ, kích ứng và tình trạng viêm loét dạ dày.
Chi tiết loại thuốc và thời điểm dùng thuốc vào các buổi
Uống thuốc đúng thời điểm trong ngày sẽ tạo nên sự khác biệt lớn về tính hiệu quả trong điều trị. Ăn xong bao lâu thì uống thuốc được hay thời điểm cụ thể sẽ được thông tin chi tiết sau đây:
Loại thuốc thường được dùng trước bữa ăn sáng
- Thuốc sắt: Bổ sung sắt với một ly nước cam hoặc lúc bụng đói sẽ tạo điều kiện hấp thụ sắt tốt hơn. Môi trường acid sẽ giúp hấp thu sắt, lúc bụng đói mà bổ sung sắt cho thể tạo cảm giác buồn nên, do đó nên dùng kèm với một ít thức ăn. Mặt khác, sắt cũng có khả năng tương tác với một số loại thuốc khác như cản trở hấp thụ canxi, thuốc điều trị bệnh tuyến giáp, vitamin tổng hợp, thuốc kháng sinh,… Do đó, nếu bổ sung sắt thì bạn cần trao đổi với bác sĩ trong trường hợp có dùng thêm các loại thuốc khác.
- Thuốc điều trị tăng huyết áp: Huyết áp thường cao hơn vào buổi sáng, thuốc huyết áp thường được kê uống vào buổi sáng nhằm giúp ổn định tốt.
- Thuốc trị bệnh tuyến giáp: Thuốc hoạt động tốt nhất khi uống khi đói. Nếu bạn đang dùng các loại thuốc khác, ngay cả sản phẩm không kê đơn như vitamin tổng hợp thì cũng cần tham khảo bác sĩ để sử dụng phù hợp.
- Chứng trào ngược acid và ợ nóng: Để đạt hiệu quả điều trị, người bệnh nên dùng thuốc trước khi ăn.
- Thuốc điều trị tình trạng loãng xương: Thường được dùng vào buổi sáng khi bụng đói.
Loại thuốc được chỉ định dùng sau bữa ăn sáng
- Các loại vitamin tổng hợp: Khi ăn sáng xong, đã đến lúc uống vitamin tổng hợp mỗi ngày. Hàm lượng chất béo trong bữa ăn sẽ giúp vitamin tan trong chất béo. Vitamin tổng hợp cũng có thể cung cấp năng lượng, do đó hãy dùng đó để bổ sung khởi đầu ngày mới.
- Thuốc thông mũi, thuốc chống dị ứng: Triệu chứng dị ứng phổ biến như ngứa mắt, thường tồi tệ hơn vào buổi sáng. Uống những viên thuốc này sau bữa ăn sáng có thể giúp làm sạch.
- Probiotic: Hãy chú ý uống men vi sinh sau khi ăn. Lượng thức ăn trong dạ dày sẽ giúp men tiêu hóa phát huy tác dụng. Nếu bạn uống men vi sinh khi bụng đói, môi trường acid có thể đe dọa sự sống của men vi sinh.
- Thuốc trị viêm khớp: Dùng trước hay sau khi ăn sáng có thể giúp kiểm soát triệu chứng trong ngày.
- Thuốc lợi tiểu: Uống vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể loại bỏ được lượng nước dư thừa vào ban ngày, nên dùng thuốc lợi tiểu vào buổi sáng để tránh giấc ngủ bị gián đoạn ban đêm, bởi tác dụng phụ của thuốc.
Loại thuốc nên sử dụng sau bữa ăn tối
Thuốc điều trị tình trạng tăng cholesterol máu: Uống thuốc sau bữa ăn tối sẽ giúp duy trì mức cholesterol máu được ổn định.
Thuốc nên được dùng trước khi đi ngủ
Thuốc ngủ – để có thể ngăn ngừa ngủ trưa quá giấc, đạt được hiệu quả tốt nhất thì nên uống trước khi đi ngủ!
Thời điểm uống thuốc liệu có quan trọng?
Sự tương tác giữa thuốc uống và thức ăn tiêu hóa sẽ là yếu tố quyết định thời điểm uống thuốc. Việc nắm chắc ăn xong bao lâu thì uống thuốc và các thời điểm liên quan sẽ giúp giảm các tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Một số loại thuốc chuyển hóa nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào lúc dạ dày rỗng hay dạ dày có chứa nhiều thức ăn. Có nhiều loại thuốc có thể gây cảm giác khó chịu, kích ứng dạ dày cho người uống. Do đó, thời điểm uống uống sẽ rất quan trọng đối với người bệnh.
- Với một số loại thuốc có khả năng làm tăng nồng độ máu sẽ cần lưu ý tránh uống vào bữa ăn, nhằm tránh gây nên tình trạng ngộ độc.
- Những loại thuốc khi gặp thức ăn sẽ làm giảm khả năng hấp thu thì nên uống xa bữa ăn.
- Những loại thuốc còn lại sẽ được chỉ định uống vào bữa ăn, nhằm tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ tiêu hóa.
Tóm lại, việc chọn thời điểm dùng thuốc thích hợp cần được căn cứ vào bản chất của thuốc được lựa chọn, dạng thuốc bào chế và mục đích sử dụng thuốc và nhịp sinh học của cơ thể. Các bác sĩ sau khi kê đơn, giao thuốc cho người bệnh cần có hướng dẫn cụ thể cho người bệnh. Trong điều kiện hiện nay, khi các đơn thuốc thường phối hợp nhiều loại khác nhau, điều này càng quan trọng hơn nhằm giúp người bệnh dùng thuốc đúng cách, nâng cao tính hiệu quả và hạn chế tác dụng không mong muốn và giúp họ nhanh chóng khỏi bệnh hơn.
Trên đây là thông tin cần biết về vấn đề ăn xong bao lâu thì uống thuốc, tùy mỗi loại sẽ có chỉ định sử dụng phù hợp và thời gian uống cụ thể. Người bệnh cần có sự tham khảo chi tiết với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và dùng thuốc hiệu quả. Điều này cũng giúp bạn tránh các biến chứng không mong muốn, và có được hiệu quả cải thiện bệnh lý ngày một tốt hơn!
Yến Nhi