[Tư vấn] Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không?

[Tư vấn] Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không?

Thông thường, vào tuần thứ 30 của quá trình mang thai trở đi, người mẹ thường sẽ gặp phải tình trạng phù chân hay còn gọi đơn giản là xuống máu chân. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra vào giai đoạn quá sớm thì có thể là một dấu hiệu cảnh báo trước của hiện tượng tiền sản giật, sinh non hay là biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để biết bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không, mời bạn tham khảo các thông tin sau cùng My Auris nhé!

Chuyên gia giải đáp: Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không?

Các mẹ bầu có thể sẽ gặp phải hiện tượng sưng từ vùng đầu gối trở xuống hay thậm chí là ở tay. Chuyện sẽ không có gì đáng lo ngại nếu nó không xuất hiện thậm bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác. Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không là tình trạng đáng lo ngại. Mẹ bầu phải chú ý nghỉ ngơi một cách khoa học thì dấu hiệu phù sẽ giảm đi rõ rệt.

Chuyên gia giải đáp: Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không?
Chuyên gia giải đáp: Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không?

Tuy nhiên, trong trường hợp xuống máu chân sớm, phù nặng. Đồng thời còn phù cả mặt hay đi kèm các hiện tượng điển hình như đau bụng, mờ mắt, rối loạn thị giác,… Thì khả năng cao người mẹ đang có hiện tượng sưng phù chân chính là dấu hiệu của tiền sản giật.

Thực tế, tiền sản giật là một hiện tượng rất nguy hiểm trong quá trình mang thai. Người mẹ cần phải thăm khám ngay với bác sĩ để xác định chính xác mình có đang bị tiền sản giật hay không. Nếu có, người mẹ cần chú ý nghỉ ngơi ngay tại giường. Nhiều trường hợp nặng sẽ phải nhập viện, do đó người mẹ không nên chủ quan và cần phải theo dõi các biểu hiện cũng như đến thăm khám thường xuyên để được điều trị kịp thời.

Những dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng phù chân trong lúc mang thai

Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không thì không nên chủ quan, đồng thời máu xuống chân cũng là tình trạng phổ biến và gây ra nhiều trở ngại cho người mẹ. Một số trường hợp có thể gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Do đó, các mẹ cần phải chú ý nhận biết sớm các dấu hiệu để có hướng can thiệp kịp thời. 

Những dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng phù chân trong lúc mang thai
Những dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng phù chân trong lúc mang thai

Cụ thể, một số dấu hiệu sau đây sẽ giúp người mẹ nhận biết mình có đang bị máu xuống chân hay không:

  • Dùng ngón tay ấn vào xương nằm dưới da của vùng hai mắt cá chân, mu bàn chân. Nếu cho kết quả vùng đó bị lõm xuống và lâu đầy lên thì người mẹ đang bị xuống máu chân.
  • Cảm giác khi đi dép và giày sẽ chật hơn so với lúc bình thường.
  • Nhìn vào các ngón tay, nó sẽ to hơn một chút và với đôi chân sẽ cần chú ý vào vùng mắt cá, mu bàn chân.
  • Kiểm tra qua khuôn mặt và thấy nó to hơn so với mức bình thường.
  • Một số biểu hiện bên ngoài sẽ giúp mẹ bầu dễ nhận biết tình trạng phù nề như sưng mắt, chân tay, mặt, bụng như nó sẽ không đau.
  • Tăng cân quá mức so với bình thường cũng là một trong những biểu hiện điển hình của máu xuống chân. Do đó, người mẹ luôn phải chú ý theo dõi cân nặng và tần suất nửa tháng một lần, ba tháng cuối sẽ cần mỗi tuần một lần.

Xuống máu chân bao lâu thì sinh con?

Thông thường, với những mẹ bầu khỏe mạnh, xuống máu chân sẽ thường xuất hiện vào tuần thứ 30 của quá trình mang thai. Theo kinh nghiệm từ nhân gian, xuống máu chân chính là dấu hiệu báo hiệu trước kỳ sinh nở sắp đến. 

Xuống máu chân bao lâu thì sinh con?
Xuống máu chân bao lâu thì sinh con?

Hiện tượng sưng phù chân vào tháng thứ 9 của thai kỳ có thể là bước đánh dấu của sự chuyển dạ. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp khác, bà bầu sẽ sinh con sau khi gặp hiện tượng xuống máu chân chỉ trong một vài tuần. Khoảng thời gian từ lúc xuống máu chân đến khi sinh em bé hầu hết là dựa vào kinh nghiệm dân gian và chưa có bằng chứng từ nghiên cứu khoa học. 

Do đó, bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không sẽ cần được chú ý, bởi bác sĩ đã thông tin nó có thể là dấu hiệu quả tiền sản giật. Người mẹ cần chuẩn bị tinh thần tốt và luôn sẵn sàng cho việc chào đón thành viên mới trong gia đình mình.

Một vài cách hỗ trợ phòng ngừa tình trạng xuống máu chân cho người mẹ được hiệu quả

Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không cần được chú ý, đồng thời áp dụng thêm một số cách dưới đây để hỗ trợ phòng ngừa được hiệu quả. Cụ thể:

Một vài cách hỗ trợ phòng ngừa tình trạng xuống máu chân cho người mẹ được hiệu quả
Một vài cách hỗ trợ phòng ngừa tình trạng xuống máu chân cho người mẹ được hiệu quả
  • Massage chân thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ máu lưu thông được tốt hơn, đồng thời giúp giảm bớt những cơn đau không mong muốn. Người mẹ có thể đến spa hay nhờ chồng Massage chân. Cách thực hiện khá đơn giản, nên xoay tròn cổ chân theo vòng tròn lớn sau đó gập bàn chân lại và tiếp tục Massage các ngón chân theo đúng chiều kim đồng hồ. Nên thực hiện từ 5 đến 10 phút mỗi lần, mỗi ngày nên thực hiện 2 đến 3 lần.
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng an toàn và hợp lý: Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng tình trạng phù nề chân, mà nó còn tác động đến sức khỏe của cả hai mẹ con. Do đó, người mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai. Đồng thời, mẹ nên chú ý bổ sung thêm các loại vitamin E, C, P,… Chúng sẽ hỗ trợ tăng cường bảo vệ thành tĩnh mạch. Mặt khác, đừng quên bổ sung thực phẩm giàu kali và nên hạn chế ăn quá mặn trong quá trình mang thai.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Uống nước rất tốt cho sức khỏe, nhất là các mẹ bầu. Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày để giúp các cơ quản trong cơ thể hoạt động được hài hòa và nhịp nhàng. Đặc biệt, việc này còn giúp ngăn ngừa được quá trình tích lũy chất lỏng gây tình trạng phù.
  • Tập thể dục thường xuyên hơn: Quá trình sẽ giúp hạn chế tình trạng sưng phù chân. Bên cạnh đó, tập luyện thể thao còn giúp người mẹ duy trì sức khỏe tốt cho cuộc “vượt cạn” sắp đến. Một số hoạt động thể thao mà người mẹ có thể tham gia là yoga, đi bộ, bơi lội,… Chúng đều có khả năng giúp lưu thống máu, và làm hạn chế tình trạng sưng phù. Đồng thời, bác sĩ cũng khuyên người mẹ không nên đúng liên tục trong khoảng thời gian dài và nên đi những đôi giày vừa chân và thoải mái sẽ tốt hơn.

Thông qua bài viết này, chị em đã có được cho mình câu trả lời cho vấn đề bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không. Để hạn chế các biến chứng không mong muốn, bạn hãy theo dõi thật kỹ và thường xuyên thăm khám ngay với bác sĩ khi cơ thể bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường, đi kèm với tình trạng phù nề chân. Chú ý không được chủ quan để đến khi quá muộn, nó có thể gây nhiều biến chứng cho sức khỏe của người mẹ lẫn em bé trong bụng.

Yến Nhi

chat zalo
messenger