Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em như thế nào. Tình trạng sốt xuất huyết là một trong những bệnh lý truyền nhiễm gây ra nhiều nguy hiểm, nhất là đối tượng trẻ nhỏ. Do đó, khi trẻ có các triệu chứng sốt xuất huyết, các bậc phụ huynh cần phải nhanh chóng nhận biết của bệnh để đưa bé đi thăm khám và điều trị kịp thời. Cùng My Auris tìm hiểu chi tiết về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em nhé!
Mục Lục
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em như thế nào?
Theo các chuyên gia, triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em trong từng giai đoạn phát triển của bệnh theo từng xu hướng khác nhau, cụ thể như:
Giai đoạn sốt
Ở giai đoạn đầu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, trẻ bị sốt cao đột ngột và liên tục. Trẻ thường có xu hướng khó chịu và quấy khóc. Nếu trẻ lớn hơn sẽ than đau đầu, biểu hiện chán ăn, da sung huyết, đau cơ khớp, nhức ở hai hố mắt,.. chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Giai đoạn nguy hiểm
Sau giai đoạn sốt, sẽ là giai đoạn nguy hiểm sẽ rơi vào vào ngày thứ 3 – 7 sau khi mắc bệnh. Biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ khi còn sốt hoặc đã thuyên giảm, kéo dài trong khoảng 24 – 48 giờ.
Giai đoạn phục hồi
Sau khi giai đoạn nguy hiểm trong khoảng 48 – 72 giờ sẽ là giai đoạn phục hồi. Khi trẻ hết sốt, tình trạng cải thiện nhiều như thèm ăn, huyết áp ổn định và tiểu nhiều hơn. Hơn nữa, khi xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng lên nhanh, số lượng tiểu cầu dần trở về mức bình thường, nhưng thường chậm hơn so với bạch cầu.
Tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng tương tự với bệnh sốt siêu vi. Vì thế, khi có dấu hiệu sốt các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để đưa bé thăm khám và điều trị đúng cách.
Phân biệt triệu chứng sốt xuất huyết và sốt siêu vi ở trẻ em
Mặc dù cả hai bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi có một số điểm chung. Tình trạng cơ thể có thân nhiệt cao (sốt) là triệu chứng khởi phát đầu tiên hầu hết của các bệnh. Tuy nhiên, do các ca sốt xuất huyết đã gia tăng trong thời gian gần đâu và việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm trở nên quan trọng hơn. Vì thế, các bậc phụ huynh nên phân biệt bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi không phải do virus gây ra.
Hình thức lây nhiễm
Trong khi sốt siêu vi lây truyền qua không khí, do các giọt bắn khí từ người bị bệnh hoặc va chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm. Ngược lại, bệnh sốt xuất huyết là kết quả do muỗi vằn đốt (tên khoa học Aedes Aegypti). Sốt siêu vi có thể kéo dài trong 3 – 5 ngày, trong khi đó sốt xuất huyết kéo dài từ 2 – 7 ngày hoặc thậm chí kéo dài nếu không điều trị kịp thời.
Ngoài ra, sốt siêu vi có tính truyền nhiễm và lây nhiễm từ người này sang người khác. Mặt khác, bệnh sốt xuất huyết không thể lây truyền qua đường tiếp xúc và không lây qua đường không khí tự nhiên.
Sốt xuất huyết gây ra sốt cao
Triệu chứng sốt siêu vi thông thường sẽ không nghiêm trọng do bệnh nhiễm trùng sốt xuất huyết, kèm các triệu chứng như chảy nước mũi, đau họng, đau cơ thể nhẹ, suy nhược…Trẻ em với bệnh sốt xuất huyết có thể bị sốt cao, cơ thể đau nhức dữ dội, đau khớp và phát ban trong vòng 24 – 48 giờ.
Số lượng tiểu cầu thấp là dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết
Để biết trẻ có bị sốt xuất huyết không? Hãy đưa trẻ đi xét nghiệm để làm xét nghiệm máu và xét nghiệm kháng nguyên NS1 của bệnh Dengue. Theo các chuyên gia tin rằng, khoảng 80 – 90% bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết có số lượng tiểu cầu thấp hơn 100.000, trong khi 10 – 20% bệnh nhân sẽ thấy mức nghiêm trọng là 20.000 hoặc ít hơn.
Ngược lại, trẻ bị sốt siêu vi sẽ không bị các biến chứng này, Tuy nhiên, số lượng tiểu cầu thấp có thể là dấu hiệu của các bệnh khác. Tốt nhất bạn nên đưa trẻ kiểm tra sức khỏe.
Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết, cần phải đưa trẻ đến bệnh viện khám để các bác sĩ chẩn đoán chính xác. Phần lớn, các trường hợp trẻ em bị sốt xuất huyết đều có thể điều trị tại nhà và đến tái khám đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ. Hơn nữa, bạn cần phải lưu ý những chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết đạt kết quả nhanh nhất, cụ thể như sau:
- Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó, nới lỏng quần áo và lau mát khắp cơ thể. Chú ý, không cho trẻ sử dụng thuốc aspirin hay ibuprofen, điều này có thể dẫn đến xuất huyết, toan máu;
- Khuyến khích và động viên bé uống nhiều nước (nước sôi để nguội), oresol, nước trái cây (cam, chanh,.) hoặc cháo pha loãng với muối nhằm bổ sung chất điện giải cho bé.
- Chế độ ăn uống trong ngày nên chia làm nhiều bữa nhỏ, thức ăn pha loãng, dễ tiêu, cân bằng dinh dưỡng. Đặc biệt không dùng thực phẩm và nước uống có màu sẫm (tránh trường hợp bị nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa).
- Nên để trẻ nghỉ ngơi tại nhà, đồng thời hạn chế vận động trong thời gian trẻ bị bệnh sốt xuất huyết;
- Trong trường hợp trẻ không thể uống được nước với những triệu chứng như nôn ói nhiều, lờ đờ, không tỉnh táo. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám thêm.
Song, trong thời gian chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết, cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời nếu thấy trẻ có những biểu hiện dưới đây:
- Vật vã, lừ đừ;
- Đau bụng ngày càng trở nặng;
- Da xung huyết nhưng tứ chi lạnh;
- Nôn ói đột ngột và liên tục;
- Xuất huyết tiêu hóa đột ngột;
Phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em như thế nào?
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có các biện pháp phòng bệnh nhằm chủ động kiểm soát các loại côn trùng trung gian truyền bệnh như diệt bọ gậy, tiêu diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường sống, loại bỏ các ổ chức nước lắng đọng.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo dài tay. Và tập cho trẻ thói quen ngủ trong màn (kể cả ban ngày).
Sốt xuất huyết là tình trạng cần được cấp cứu và chăm sóc y tế ngay lập tức hoặc nhập viện để được theo dõi. Tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết không có cách đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết nói chung và dấu hiệu sốt xuất huyết nói riêng. Hơn thế nữa, việc theo dõi giai đoạn sốc sốt xuất huyết từ 24 – 48 giờ rất quan trọng, có thể gây nguy hiểm tính mạng thẩm chí tử vọng. Vì thế, bạn đừng chủ quan về sức khỏe của trẻ nhé!
Kim Dung