Triệu chứng sốt xuất huyết nhẹ như thế nào? Vào thời điểm mùa mưa khi có độ ẩm không khí tăng cao sẽ là thời điểm dịch sốt xuất huyết bùng phát. Hơn nữa, ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Vì thế, nếu bạn không may mắc bệnh sốt xuất huyết, hãy trang bị về kiến thức về các triệu chứng cũng như cách xử lý khi nhiễm bệnh là điều rất quan trọng. Hãy cùng My Auris tìm hiểu những thông tin chi tiết dưới đây nhé!
Mục Lục
Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết ở người
Nguyên nhân sốt xuất huyết do virus Dengue do vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn có tên khoa học Aedes aegypti, đưa virus gây bệnh vào máu của người bệnh bằng cách đốt.
Virus Dengue có 4 loại chủng huyết thanh khác nhau là DEN 1, DEN 2, DEN 3, DEN 4. Người bệnh nhiễm với chủng virus có khả năng tạo miễn dịch đối với loại chủng virus đó.
Bệnh sốt xuất huyết lây qua đường nào phổ biến?
Với nhiều quan điểm nhìn nhận chưa đúng về bệnh sốt xuất huyết, trong đó có nhiều vấn đề lây truyền bệnh cũng như tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết có lây bệnh không? Bệnh sốt xuất huyết không lây truyền khi tiếp xúc với người bệnh, mà lây phổ biến qua các con đường sau:
Lây trực tiếp do muỗi vằn Aedes aegypti đốt
Đây là con đường lây nhiễm phổ biến từ người này sang người khác. Muỗi vằn aedes aegypti là vật trung gian gây truyền bệnh sốt xuất huyết. Muỗi sau khi hút máu của người bệnh sốt xuất huyết sang người lành mang bệnh, sau đó đốt người khỏe mạnh sẽ đưa virus vào cơ thể và gây bệnh.
Lây gián tiếp qua đường máu hoặc dùng chung kim tiêm
Đường lây truyền phổ biến hơn so với lây đường muỗi vằn đốt. Ngược lại, những người không mắc bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu lấy máu của người mang mầm bệnh truyền qua cho người lành hoặc khi người lành dùng chung bơm kim.
Các đường lây truyền khác thường ít gặp
- Lây truyền tại bệnh viện: Virus Dengue có thể lây qua các chế phẩm máu hoặc bị phơi nhiễm với tổn thương do kim tiêm, tổn thương ở niêm mạc.
- Lây truyền dọc: Phụ nữ khi mang thai khoảng 10 ngày trước khi sinh, nếu mang virus Dengue trong máu có thể truyền virus cho con sau khi sinh. Hơn nữa, sốt xuất huyết có thể biểu hiện ở trẻ sơ sinh lúc 4 – 11 ngày tuổi.
Triệu chứng sốt xuất huyết nhẹ như thế nào?
Ở nước ta, dịch sốt xuất huyết thường bùng phát vào khoảng tháng 7 – 10 cũng đang là mùa mưa khiến cho độ ẩm không khí tăng cao, nhiều ao tù nước đọng giúp muỗi vằn sinh sôi.
Triệu chứng sốt xuất huyết thường xuất hiện sau khoảng 3 – 5 ngày ủ bệnh từ khi nhiễm virus. Tùy vào giai đoạn và mức độ bệnh mà bệnh nhân có những triệu chứng khác nhau. Một số triệu chứng điển hình của bệnh sốt xuất huyết cụ thể như:
Sốt cao
Sốt cao là triệu chứng sốt xuất huyết sớm nhất, người bệnh thường sốt khoảng từ 39 – 40 độ C hoặc sốt cao hơn. Nếu tình trạng sốt cao kéo dài sẽ gây nguy hiểm, vì thế cần phải nhanh chóng hạ sốt.
Đau đầu dữ dội
Tương tự với nhiều bệnh do virus khác, sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra triệu chứng nhức mỏi cơ thể, đau nhức khớp và cơ. Hơn nữa, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau vùng trán và nhãn cầu dữ dội hơn.
Cảm giác buồn nôn
Rối loạn tiêu hóa cũng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân sốt xuất huyết. Biểu hiện thường gặp nhất là đau bụng nhiều, nôn nhiều, chán ăn,..
Xuất huyết
Sốt xuất huyết có thể gây xuất huyết ở nhiều vị trí và cơ quan trên cơ thể, dấu hiệu nhận biết: xuất hiện chấm đỏ ngoài da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ra ngoài phân đen,..
Các triệu chứng khác
Khi bệnh nhân bước sang giai đoạn nặng, người bệnh sẽ có nhiều dấu hiệu nguy hiểm như: cơ thể mệt mỏi, li bì, mất ý thức chân tay lạnh, nhịp tim bất thường, nôn nhiều,..Tình trạng xuất huyết nặng như tụt huyết áp, tổn thương các cơ quan nội tạng khiến cơ thể bệnh nhân tử vong nếu không điều trị kịp trời.
Điều trị bệnh sốt huyết như thế nào?
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị, hầu hết bệnh nhân sẽ tự khỏi trong vòng 2 tuần. Lúc này, bác sĩ sẽ điều trị các triệu chứng để hạn chế diễn tiến bệnh nặng có thể xảy ra. Với những trường hợp nhiễm bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau một tuần. Ngược lại những trường hợp nặng cần phải điều trị và kiểm soát các nguy cơ của bệnh tiến triển nặng bằng cách hạ sốt, truyền dịch và chống sốc tích cực.
Việc điều trị sốt xuất huyết cần phải tuân theo phác đồ điều trị chuẩn. Sau khi xét nghiệm với dương tính sốt xuất huyết, người bệnh sẽ được kê đơn điều trị tại nhà hoặc nhập viện để điều trị nội trú sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc để hạ sốt như Paracetamol. Ngoài ra, cần tránh các thuốc giảm đau để giảm nguy cơ tăng biến chứng chảy máu như aspirin, ibuprofen và naproxen sodium,
Theo BS Trương Hữu Khanh khuyến cáo: “Không nên tự ý uống thuốc hạ sốt liên tục, uống kháng sinh vì đây là sai lầm khá phổ biến khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà. Nguyên nhân bệnh sốt xuất huyết là do virus Dengue gây ra, không phải vi khuẩn. Do đó, thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị bệnh này.
Song, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp chất xơ và vitamin C, uống nhiều nước. Hơn thế nữa, dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, tránh ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu. Đặc biệt, duy trì và theo dõi trong khoảng 12 ngày, lúc này người bệnh cần phải quay lại cơ sở y tế để tái khám và nếu không xảy ra những biến chứng bất thường có nghĩa bạn đã khỏi bệnh.
Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết như thế nào?
Tiêm vacxin
Tháng 6 năm 2016, vacxin về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengvaxia đầu tiên trên thế giới đã được cấp phép lưu hành. Hơn nữa, có nhiều quốc gia đã đưa vào sử dụng loại vacxin này, bao gồm 3 nước Đông Nam Á (ASEAN): Thái Lan, Singapore, Philippines. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn chưa sử dụng loại vacxin này, vì tính miễn dịch sốt xuất huyết phòng sốt xuất huyết chưa cao. Nên vẫn còn lo ngại về tính hiệu quả, an toàn khi triển khai thực tiễn cho người dân.
Ngăn ngừa muỗi đốt
Hiện sốt xuất huyết vẫn có chưa vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu. Muỗi vằn chính là nguồn lây bệnh trung gian và cách tốt nhất để phòng bệnh sốt xuất huyết với khẩu hiệu: “Không có loăng quăng/bọ gậy, không có sốt xuất huyết” . Nhằm giảm nguy cơ bùng phát dịch một cách đáng kể.
Sốt xuất huyết là tình trạng cần được cấp cứu và chăm sóc y tế ngay lập tức hoặc nhập viện để được theo dõi. Tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết không có cách đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết nói chung và dấu hiệu sốt xuất huyết nói riêng. Hơn thế nữa, việc theo dõi giai đoạn sốc sốt xuất huyết từ 24 – 48 giờ rất quan trọng, có thể gây nguy hiểm tính mạng thẩm chí tử vọng. Vì thế, bạn đừng chủ quan về sức khỏe của mình nhé!
Kim Dung