Trước khi bắt đầu hành trình chỉnh nha của chính mình, điều đầu tiên bạn cần làm chính là tìm hiểu và lưu ý để đem kết quả chỉnh nha như ý. Do đó, bạn cần phải lên kế hoạch chỉnh nha trong khoảng thời gian dài và niềng răng cần phải lưu ý gì? Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là xác định tình trạng răng và lựa chọn nha khoa uy tín.
Mục Lục
2 yếu tố quan trọng trước khi niềng răng cần lưu ý gì?
Xác định tình trạng răng miệng
Trước khi niềng răng, bạn cần phải xác định tình trạng răng miệng cũng như mức độ sai lệch của răng. Để xác định tình trạng răng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp phim X – quang nhằm xác định cấu trúc xương hàm chuẩn xác. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định tình trạng răng phụ thuộc vào trường hợp nào cũng như mức độ phức tạp của hàm, đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp và tốt nhất.
Hiện nay, có 4 tình trạng răng thường gặp và cần phải điều trị chỉnh nha để cải thiện hàm:
- Răng hô,
- Răng móm
- Răng thưa
- Răng lệch lạc
Với mỗi mức độ sai lệch về răng sẽ có phương pháp điều trị cụ thể nhằm khắc phục các khuyết điểm. Đối với trường hợp răng hô, móm, răng lệch lạc ở mức độ nhẹ có thể thoải mái khi niềng răng bằng các phương pháp niềng răng mắc cài hay niềng răng trong suốt.
Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện
Để đảm bảo kết quả niềng răng chỉnh nha, bạn cần phải lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín và chất lượng. Hiện nay, có rất nhiều nha khoa thực hiện niềng răng thẩm mỹ có mặt trên thị trường, nhưng để có thể tin tưởng và chọn mặt gửi vàng thì bạn nên chỉnh nha ở các phòng khám chuyên sâu về niềng răng.
Tuy vậy, các tiêu chí lựa chọn dưới đây bạn cần phải lưu ý để thực hiện như:
- Nha khoa được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động và chứng nhận;
- Đội ngũ bác sĩ niềng răng giàu kinh nghiệm, đặc biệt được đào tạo chuyên sâu về niềng răng;
- Trang bị cơ sở vật chất và thiết bị hiện đại nhằm hỗ trợ niềng răng;
- Đạt đủ điều kiện vô trùng, nha khoa sạch sẽ và có xử lý rác thải y tế;
- Đặc biệt có hợp đồng cam kết kết quả điều trị sau khi niềng răng;
Dự trù kinh phí chỉnh nha
Chi phí niềng răng dao động từ 15 – 80 triệu đồng và sẽ phụ thuộc vào loại khí cụ mà bạn lựa chọn. Ngoài ra, bạn cũng cần dự trù thêm các khoảng khác như: chi phí thăm khám (một số đơn vị nha khoa thăm khám Miễn phí), chi phí nhổ răng, chi phí đeo hàm tạm,.. Mục đích việc dự trù chi phí sẽ giúp bạn linh hoạt hơn trong quá trình chỉnh nha.
Niềng răng cần lưu ý gì trong quá trình niềng răng
Giảm đau ê buốt trong khi chỉnh nha
Ê buốt và căng tức là cảm giác thường gặp khi bắt đầu niềng răng, nhất là lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài, bạn sẽ cảm thấy đau nhức trong khoảng từ 3 – 5 ngày đầu tiên. Nguyên nhân khiến hàm răng bị căng tức là do sự xuất hiện của mắc cài. Để hạn chế tình trạng đau nhức, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, việc ăn uống các loại thực phẩm quá dai hoặc quá cứng để giảm bớt sự ê buốt trong quá trình chỉnh nha.
Chải răng nhẹ nhàng trong quá trình chỉnh nha
Chải răng đúng cách trong quá trình niềng răng là một trong những yếu tố góp phần vào kết quả niềng răng thành công. Ngoài ra, còn hạn chế một số nguy cơ gây ra các bệnh lý răng miệng, hoặc các tổn thương trên răng, mô mềm. Theo các bác sĩ nha khoa, khuyên bạn nên chải răng từ 3 – 4 lần (chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ) sẽ giúp làm sạch các thức ăn dư thừa dính vào kẽ răng gây hại cho răng.
Chế độ ăn uống hợp lý khi niềng răng
Trong khi niềng răng, chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo kết quả điều trị cũng như hạn chế vấn đề thường gặp là bung mắc cài. Mỗi khi siết răng, bạn nên đặc biệt ăn mềm và cắt nhỏ thức ăn, nhằm giảm bớt lực ăn nhai của hàm.
Các loại thực phẩm nên ăn trong quá trình niềng răng:
- Các thực phẩm được chế biến từ phô mai: các loại bánh và thức uống làm từ sữa, sữa chua đầy đủ dinh dưỡng;
- Các sản phẩm từ trứng như bánh flan, bánh bông lan, trứng luộc,..
- Các loại thực phẩm dinh dưỡng như: thịt bò, heo, gia cầm và hải sản là những thực phẩm không thể thiếu và rất tốt cho sức khỏe răng miệng;
- Rau xanh, củ quả: Hoa quả, rau củ giòn chứa hàm lượng vitamin và chất khoáng có lợi cho sức khỏe toàn thân kể cả răng miệng;
Thăm khám răng định kỳ
Đối với người đang niềng răng, người niềng cần phải thăm khám định kỳ nhằm kiểm tra tốc độ dịch chuyển của răng, đồng thời kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ. Lúc này, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo của mắc cài và theo dõi quá trình dịch chuyển của răng, và phát hiện những bệnh lý răng miệng (nếu có). Thông thường, cứ khoảng từ 1 – 2 tháng bạn sẽ tái khám một lần.
Hơn thế nữa, trong quá trình niềng răng sẽ có những giai đoạn, cần sự hỗ trợ của người niềng như đeo thun tại nhà hoặc đeo các khí cụ mặt ngoài,.. nhằm tăng lực kéo của dây cung. Do đó, bạn nên nghiêm túc thực hiện để ca điều trị của mình có kết quả như ý.
Niềng răng cần lưu ý gì sau khi tháo niềng
Dù bạn lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ hay niềng răng trong suốt (Invisalign hay iWay), thì khách hàng đều phải đeo hàm duy trì sau khi kết thúc chỉnh nha.
Thời gian đầu từ 3 đến 6 tháng sau khi tháo niềng, bác sĩ yêu cầu đeo hàm duy trì từ 12 đến 20 giờ mỗi ngày. Thời gian yêu cầu đeo hàm duy trì tối thiểu sẽ dựa vào mức độ lệch lạc của tình trạng răng ban đầu, tuổi tác và có thể sử dụng hàm duy trì, để hoàn tất các răng chưa được thẳng hàng.
Kế tiếp, 6 tháng tiếp theo, khách hàng chỉ cần đeo hàm duy trì vào ban đêm. Đến khi đeo hàm duy trì liên tục trong khoảng 12 tháng, lúc này bác sĩ sẽ khuyến khích sử dụng từ 3 đến 4 ngày trong tuần, chủ yếu vào ban đêm trước khi đi ngủ.
Tóm lại, niềng răng cần lưu ý gì để kết quả niềng răng như ý và khắc phục khuyết điểm về răng. Điều quan trọng cần quan tâm nhất là trước, trong và sau khi niềng răng. Do đó, người niềng cần phải chuẩn bị tâm lý thật vững vàng trước khi bước vào hành trình chỉnh nha của mình. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có hành trình niềng răng và đạt được kết quả như mong muốn.
Kim Dung