Khoai sọ bao nhiêu calo – 8 lợi ích cho sức khỏe

Khoai sọ bao nhiêu calo

Đa số trong chế độ ăn kiêng đều có sự xuất hiện của một số loại khoai. Khoai sọ cũng là một trong những loại được nhiều người yêu thích và chế biến thành nhiều món ăn. Hơn nữa, trong khoai sọ giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe cơ thể. Để biết khoai sọ bao nhiêu calo mà cân đối chế độ ăn uống hằng ngày, hãy cùng My Auris tìm hiểu qua bài viết sau. 

Tìm hiểu về khoai sọ 

Khoai sọ là một loại cây thuộc loài  Colocasia esculenta – đây là loài cây thuộc họ Ráy. Khoai sọ được trồng nhiều ở Việt Nam với nhiều giống khác nhau. 

Củ khoai sọ có củ cái và củ non, trong đó, củ cái của khoai sọ nhỏ, nhiều củ non, đặc biệt là khoai sọ rất nhiều tinh bột nên ăn có vị bùi, béo. Mỗi củ khoai sọ thường bé, củ to nhất cũng chỉ của nắm tay. Lớp vỏ phía ngoài của của khoai thường có màu sắc đậm hơn khoai môn, có lông dài, nhám hơn. Và phần thịt bên trong có màu trắng.

Tìm hiểu về khoai sọ 
Tìm hiểu về khoai sọ

Khoai sọ là thực phẩm quen thuộc của người dân Việt Nam. Có thể luộc, hấp ăn trực tiếp hay dùng là nguyên liệu chế biến các món ăn. 

Khoai sọ bao nhiêu calo?

Khoai sọ giàu tinh bột nên khiến cho nhiều người băn khoăn liệu ăn nhiều có gây tăng cân hay không. Hơn nữa, việc nắm được lượng calo của thực phẩm cũng giúp mọi người cân đối chế độ ăn uống, dinh dưỡng trong kiểm soát cân nặng hiệu quả. 

100g khoai sọ bao nhiêu calo? 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 100g khoai sọ có khoảng 115 calo. Đây là lượng calo khá thấp, song cũng tùy vào cách chế biến mà khoai sọ có hàm lượng calo thay đổi. Nếu chỉ luộc, hấp đơn giản thì hàm lượng calo thấp, còn chế biến theo các cách khác sẽ khiến cho lượng calo tăng lên.

1 củ khoai sọ bao nhiêu calo?

Lượng calo trong củ khoai sọ thay đổi tùy theo trọng lượng của từng củ. Để tính toán được, bạn cần biết được trọng lượng của từng củ rồi lấy số đó nhân với 115 calo là ra con số cần tìm. Theo đó, trọng lượng 1 củ khoai từ khoảng 80-200g tùy từng củ. 

Khoai sọ bao nhiêu calo?
Khoai sọ bao nhiêu calo?

1 tô canh hầm xương khoai sọ bao nhiêu calo?

Thông thường, người ta dùng xương để hầm canh cùng khoai sọ. Món canh này cung cấp dưỡng chất, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hàm lượng calo có sự khác nhau tùy vào lượng khoai, xương, gia vị, dầu mỡ để nấu. Trung bình nấu 1 bát khoai sọ 2 người ăn có lượng calo khoảng 667 calo.

1 bánh khoai sọ bao nhiêu calo?

Thông thường, khoai sọ cũng được dùng để làm các món bánh. Trong đó, bánh khoai sọ đậu xanh ăn rất ngon, tuy nhiên hàm lượng calo khá cao. Trung bình 1 chiếc bánh 50g sẽ cung cấp khoảng 217 calo. 

Như vậy có thể thấy nếu dùng khoai sọ giảm cân thì chỉ nên ăn luộc, hấp đơn giản. Lúc này không có chất béo, hàm lượng calo thấp, lượng chất xơ, cùng vitamin, khoáng chất và tinh bột dồi dào vẫn đáp ứng năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể. Hơn nữa, tinh bột và chất xơ dồi dào giúp dạ dày no lâu, tránh tình trạng thèm ăn vặt. Đồng thời, chất xơ còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể tiêu hao năng lượng và mỡ thừa tốt hơn. 

Lợi ích của khoai sọ đối với sức khỏe

Không chỉ hỗ trợ giảm cân, với hàm lượng dinh dưỡng bao gồm Protein, chất xơ, tinh bột, vitamin C, canxi, photpho, magie, natri, kali, sắt, vitamin B1 (thiamin), vitamin B2 (riboflavin),…  giúp đem đến nhiều lợi ích hơn nữa cho sức khỏe cơ thể. 

Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Trong 100g khoai sọ cung cấp 115 calo cùng hàm lượng protein, tinh bột cao nên là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Tốt cho hệ tiêu hóa 

Hàm lượng chất xơ trong khoai sọ cao giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Từ đó, tiêu hóa dễ dàng, hạn chế tình trạng khó tiêu, táo bón. 

Nâng cao sức khỏe của tim 

Khoai sọ giàu các khoáng chất như sắt, kẽm, magie, kali giúp cho tim hoạt động ổn định, duy trì sức khỏe tim mạch.

Hỗ trợ lưu thông mạch máu, ổn định huyết áp

Hàm lượng kali trong khoai sọ có khả năng phá vỡ lượng muối dư thừa. Từ đó, thúc đẩy quá trình trao đổi chất nhanh chóng, hỗ trợ lưu thông các mạch máu, ổn định tim mạch, ngăn ngừa tăng huyết áp. 

Tăng cường hệ miễn dịch 

Khoai sọ có chứa hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa dồi dào nên có khả năng chống lại các gốc tự do, tăng cường miễn dịch, sức đề kháng bảo vệ cơ thể. Từ đó, cũng hạn chế mắc phải các bệnh vặt. 

Lợi ích của khoai sọ đối với sức khỏe
Lợi ích của khoai sọ đối với sức khỏe

Khắc phục tình trạng mệt mỏi 

Hàm lượng đường bột trong khoai sọ cao nên giúp cơ thể giảm nhanh tình trạng mệt mỏi. 

Ngăn ngừa lão hóa

Khoai sọ giàu các chất chống oxy hóa mà hàm lượng đường ít nên không làm tăng glucose trong máu. Từ đó, giúp giảm stress, giữ tinh thần thoải mái và đẩy mạnh quá trình tái tạo tế bào giúp cho làn da săn chắc, đàn hồi, ngăn lão hóa sớm. 

Chống suy nhược 

Hàm lượng gluxit trong khoai sọ nhiều giúp cung cấp năng lượng, tốt cho các tế bào thần kinh, chống tình trạng suy nhược. Hơn nữa, món canh xương hay giò heo hầm khoai sọ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.

Một số lưu ý khi ăn khoai sọ 

Để ăn khoai sọ giảm cân và tốt cho sức khỏe, mọi người nên chú ý đến một số điều sau:

  • Hàm lượng tinh bột trong khoai sọ cao nên cần kiểm soát lượng nạp vào cơ thể. Nếu ăn khoảng 500g khoai sọ bạn sẽ nạp khoảng 575 calo. Đây là lượng calo cho 1 bữa ăn của người trưởng thành, do đó, cần phải chia số lượng và dàn đều calo trong ngày. 
  • Trong quá trình sơ chế hãy cắt bỏ phần bị mọc mầm bởi chúng có nguy cơ gây ngộ độc. 
  • Không nên gọt vỏ dày sẽ mất đi lượng lớn protein cần thiết. Hơn nữa, khi gọt khoai sọ cần đeo bao tay để tránh tình trạng ngứa hay dị ứng. 
  • Sau khi gọt vỏ nên ngâm khoai sọ để giảm bớt lượng calci oxalat có trong khoai. 
  • Người bị ho đờm không nên ăn khoai sọ bởi sẽ làm gia tăng lượng đờm khiến tình trạng trầm trọng hơn, quá trình hồi phục lâu hơn. 
  • Người có tiền sử bệnh mề đay, hen suyễn, viêm mũi dị ứng không nên ăn khoai sọ. 
  • Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá 130g tinh bột/ ngày 
  • Hạn chế cho trẻ nhỏ ăn khoai sọ nhiều bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, dễ bị khó tiêu. 
  • Người bị bệnh gout tuyệt đối không nên ăn khoai sọ bởi lượng calci oxalat sẽ khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng. 
Một số lưu ý khi ăn khoai sọ
Một số lưu ý khi ăn khoai sọ

Ngoài ra, để nâng cao sức khỏe, giảm cân, duy trì vóc dáng cân đối, bạn cũng nên kết hợp rèn luyện thể thao, luyện tập cơ thể ít nhất 20 phút/ ngày. 

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về khoai sọ bao nhiêu calo giúp mọi người hiểu hơn về loại khoai này. Từ đó, thiết kế thực đơn ăn uống, dinh dưỡng khoa học, hợp lý để bảo vệ, nâng cao sức khỏe và kiểm soát cân nặng tối ưu.

Anh Thy 

chat zalo
messenger