Có bầu trồng răng được không? Hơn nữa, phụ nữ đang mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm nhất là trường hợp mất răng có thể bất cứ khi nào. Ngoài ra, nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng ở bà bầu tương đối cao và cần phải can thiệp vào các biện pháp nha khoa. Cùng nha khoa My Auris tìm hiểu chi tiết về phương pháp trồng răng dành cho bà bầu nhé!
Mục Lục
Vì sao tình trạng mất răng thường xảy ra ở bà bầu?
Khi phụ nữ mang thai, hầu hết các chất dinh dưỡng đều tập trung để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này, khiến cho cơ thể của người mẹ dễ bị thiếu hụt canxi dẫn đến các răng yếu đi hoặc thậm chí mất răng.
Bên cạnh đó, khi mang thai, phụ nữ rất dễ mắc các bệnh viêm nha chu, viêm nướu do sự thay đổi của hoocmon thay đổi đột ngột. Ngoài ra, nếu bạn không biết cách chăm sóc răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách sẽ khiến các vi khuẩn có hại tấn công và làm phụ nữ có bầu yếu đi đáng kể.
Việc mất răng ở bà bầu làm ảnh hưởng đến một số vấn đề cụ thể dưới đây:
- Ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ: Khi mất răng, sẽ khiến các chị em phụ nữ tự ti, ngại giao tiếp làm ảnh hưởng đến tâm lý của họ khi mang thai. Hơn nữa, tình trạng mất răng sẽ khiến cấu trúc khuôn mặt kém hài hoà, cân đối dẫn đến tình trạng cơ mặt bị chảy xệ.
- Tình trạng tiêu xương hàm: Đây là vấn đề khó tránh khỏi khi mất răng trong thời gian dài. Trường hợp mất răng lâu ngày sẽ khó tránh khỏi tình trạng tiêu xương hàm khiến cho các răng thật trong cung hàm bị xô lệch, lung lay và lệch khớp cắn.
- Giảm khả năng ăn nhai: Răng bị mất sẽ khiến cho lực ăn nhai suy giảm làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Có bầu trồng răng được không?
Có bầu trồng răng được không là thắc mắc chung của đa số khách hàng khi chị em phát hiện mang thai nhưng có mong muốn phục hình răng đã mất. Trên thực tế, phụ nữ có bầu vẫn có thể cấy ghép răng implant. Tuy nhiên, trong giai đoạn này cơ thể của phụ nữ khá nhạy cảm, đồng thời khả năng miễn dịch kém. Vì thế, trồng răng Implant khi cho phụ nữ khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như kéo dài thời gian phục hình.
- Về tâm lý: Khi phụ nữ có bầu, nữ giới thường khá nhạy cảm. Thường có tâm lý lo âu, căng thẳng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi;
- Về sức khoẻ: Trước khi tiến hành trồng răng implant, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát, chụp X – quang quanh răng. Tuy nhiên, tia X – quang không tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang bầu lần cả thai nhi. Hơn nữa, sau khi trồng răng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau, chống viêm sẽ được chống chỉ định cho bà bầu.
- Về thời gian điều trị: Sau khi cấy trụ Implant, bạn phải chờ khoảng từ 3 – 6 tháng để trụ lành thương, sau đó mới tiến hành gắn mão sứ. Ở giai đoạn này, người bệnh chỉ nên ăn thức ăn mềm hoặc lỏng như cháo, súp,.. Vì thế, việc trồng răng trong quá trình mang thai sẽ không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi.
Thời điểm trồng răng tốt nhất cho mẹ bầu?
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và bé, mẹ bầu nên đợi sau khi sinh. Lúc này, tâm lý đã ổn định để thực hiện trồng răng implant. Nhờ thế, mới đảm bảo kết quả phục hình implant mang đến kết quả tối ưu. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ chăm sóc răng phù hợp.
Khi trồng răng implant, mẹ bầu nên lưu ý lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín để tránh các biến chứng không đáng có và đạt kết quả điều trị tối ưu. Tại nha khoa My Auris, là cơ sở phòng khám uy tín được tọa lạc tại Tp.hcm. Vì thế, các mẹ bầu có thể yên tâm gửi gắm nụ cười trong hành trình :May cuộc sống – Đo nụ cười”
- Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm thực tiễn trong việc điều trị thành công cho hàng ngàn khách hàng. Hơn nữa, các bác sĩ tại đây đều tốt nghiệp tại các trường ĐH Y dược nổi tiếng trong nước. Ngoài ra, với tiêu chí “Tận tâm – Lắng nghe – Thấu hiểu” và mục tiêu “bảo vệ răng thật tối đa” nhằm mang đến kết quả cao. Vì thế, bác sĩ luôn đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng răng mất.
- Cơ sở vật chất và máy móc hiện đại mang đến trải nghiệm điều trị nhẹ nhàng, thoải mái cho bệnh nhân.
- Các yếu tố vô trùng luôn tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế và tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo tối đa tình trạng lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân.
- Trụ Implant và các vật liệu sứ được nhập khẩu chính hãng đã được kiểm định an toàn.
Cách chăm sóc răng miệng khi phụ nữ mang thai
Khi phụ nữ mang thai thường có cảm giác thèm ăn và ăn nhiều bữa trong ngày. Điều này sẽ khiến lượng axit trong miệng ở mức độ cao. Nếu mẹ bầu không biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến răng hoặc thậm chí mất răng. Bên cạnh giải đáp thắc mắc có bầu trồng răng được không, thì bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn cách chăm sóc răng miệng đúng cách khi mang thai.
- Đánh răng tối thiểu 2 – 3 lần/ ngày. Đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi ăn khoảng 30 phút. Hãy đánh răng theo chiều dọc tránh đánh răng theo chiều ngang để tránh ảnh hưởng đến nướu răng.
- Nên sử dụng bàn chải đánh răng có đầu lông bàn chải mềm và không nên chải quá mạnh làm tổn thương đến nướu răng.
- Thay bàn chải đánh răng 3 – 4 tháng/lần và kết hợp sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa và tăm nước để làm sạch các thức ăn dư thừa giắt vào kẽ răng.
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng hằng ngày tối thiểu 1 năm 2 lần.
- Bổ sung thực phẩm chức năng, thuốc bổ để đảm bảo cơ thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé.
- Hạn chế ăn đồ ngọt vì chúng rất dễ gây sâu răng và tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Tại nha khoa My Auris chúng tôi không chỉ mang đến một hàm răng khỏe, đẹp. Mà còn hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân. Nhờ đó, góp phần tạo “Hành trình kiến tạo nụ cười” với những nụ cười hạnh phúc và trọn vẹn.
My Auris còn trang bị những máy móc hiện đại và tiên tiến. Giúp quá trình thăm khám và điều trị được chính xác và đem đến kết quả cao hơn. Các khí cụ chỉnh nha có nguồn gốc chính hãng. Vì thế, khi bạn lựa chọn nha khoa My Auris hãy yên tâm về chất lượng dịch vụ và tay nghề của bác sĩ tại đây nhé!
Trên đây là những giải mã về có bầu có trồng răng được không. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Nếu bạn có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua Fanpage hoặc đến trực tiếp nha khoa để được tư vấn cặn kẽ và chi tiết.
Kim Dung
Có thể bạn quan tâm:
? Có bầu ăn măng được không? Có lợi hay có hại
? Có bầu uống nước dừa được không – Thời điểm nào thích hợp?