Trong cuộc sống khó tránh khỏi những va chạm, thường nhất là các vết đứt tay do sử dụng dao kéo trong nấu ăn, sinh hoạt và công việc. Vì thế, trang bị kỹ năng biết cách cầm máu nhanh vô cùng cần thiết. Điều này ngăn chặn tình trạng mất máu cũng như tránh được các biến chứng nguy hiểm do mất máu nhiều gây ra. Hãy cùng My Auris tìm hiểu các cách cầm máu nhanh qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Nếu không cầm máu nhanh khi bị thương sẽ xảy ra điều gì?
Trong cuộc sống, công việc hàng ngày, chúng ta không thể tránh khỏi những va chạm bất ngờ khiến cho bản thân hay người thân bị thương. Các vết thương dù ngoài da nhưng cũng gây chảy máu do vết cắt của dao, kéo hay té ngã rách da,…
Trong những trường hợp như thế, việc cầm máu nhanh hết sức quan trọng. Bởi chỉ cần chậm trễ có thể làm cho cơ thể mất đi máu nhiều hơn. Nếu máu chảy nhiều trong thời gian dài có sẽ dẫn đến tình trạng mất máu. Khi đó, cơ thể sẽ không kịp sản xuất đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đến các cơ quan. Từ đó, việc mất máu nhiều sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược, mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, xanh xao,… Thậm chí một số trường hợp còn đe dọa tính mạng dẫn đến tử vong vì mất máu quá nhiều.
Hướng dẫn cách cầm máu nhanh tại nhà
Tùy vào vết thương lớn hay nhỏ mà cách cầm máu có sự khác nhau. Sau đây là hướng dẫn cách cầm máu nhanh tùy miệng vết thương, cụ thể như sau:
Các vết thương nhỏ do đứt tay thường chảy máu do bị vỡ các mao mạch. Để có thể sơ cứu, cầm máu cho những vết thương này, cần chú ý thực hiện theo các cách sau:
Vệ sinh vết thương
Việc quan trọng nhất cần thực hiện ngay khi đứt tay là vệ sinh, làm sạch và khử trùng vết thương. Trước tiên, bạn phải vệ sinh sạch tay bằng xà phòng và nước muối ấm để loại bỏ vi khuẩn, tác nhân bụi bẩn trên tay. Sau đó, dùng tay rửa vết thương thật sạch cả ở trong lẫn xung quanh bằng nước.
Sau đó, hãy rửa lại vết thương một lần nữa với oxy già hoặc nước muối sinh lý ấm để tăng hiệu quả sát khuẩn. Sau khi rửa xong, hãy nhỏ thêm một vài giọt oxy già lên miệng vết thương để tiêu diệt vi khuẩn một lần nữa.
Chú ý, khi rửa vết thương bằng oxy già hay nước muối có thể làm cho bạn xót và cảm thấy đau nhiều nhưng hãy cố chịu bởi chúng có tác dụng sát khuẩn tốt.
Lau khô vết thương
Sử dụng bông y tế để lau không xung quanh vết thương và tránh lau trực tiếp vào vết thương. Bởi có thể gây đau đớn nhiều và làm cho nhiễm khuẩn thêm.
Sử dụng thuốc
Sử dụng một số loại thuốc xức ngoài da có tác dụng sát trùng và làm dịu vết thương. Hơn nữa, các loại thuốc này còn có tác dụng lành thương nhanh giúp phục hồi vùng da bị rách nhanh chóng.
Băng bó vết thương
Cuối cùng, bạn sử dụng băng y tế hoặc vật liệu cầm máu để băng vết thương lại. Điều này ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn tấn công vào vết thương. Hãy đặt băng cẩn thận lên vết thương sao cho phần đệm của băng dán nằm bao trọn vết thương và dán kín băng lại.
Sau 1-2 ngày, vết thương sẽ lành lại. Đối với những vết đứt và rách lớn hơn cần thời gian lành thương lâu hơn. Vì thế, bạn cần chú ý thay băng dán 1 lần/ ngày để đảm bảo giữ vết thương sạch, tránh nhiễm khuẩn.
Cách cầm máu nhanh cho vết thương sâu
Đối với những vết thương lớn, rách da sâu và chảy máu nhiều hơn, bạn cần bình tĩnh và xem máu có đang chảy từ từ hay phun thành tia từ vết thương mà cầm máu ngay để tránh mất nhiều máu.
Sau đây là các cách cầm máu nhanh cho vết thương sâu cần chú ý khi xử lý vết thương như:
Tạo áp lực lên vết thương
Đây là cách tốt nhất để cầm máu. Trước tiên, bạn cần cần ấn mạnh và liên tục lên vết thương. Bạn nên đặt một miếng vải sạch và khô lên vết thương và duy trì một lực đè xuống trực tiếp cho đến khi máu ngừng chảy. Trong trường hợp không có vải sạch, bạn có thể dùng ngón tay đè cho đến khi tìm được băng gạc thay thế.
Nâng cao tay để làm chậm dòng máu chảy
Nâng cao khu vực bị thương đang chảy máu nhằm giảm lưu lượng máu đến vết thương cũng như giúp cầm máu nhanh hơn. Vì vậy, nếu bị thương, hãy phản xạ nâng cao vùng bị thương ngay lập tức để hạn chế máu chảy ra
Sử dụng đá cầm máu
Việc sử dụng đá lạnh để chườm lên vết thương sẽ giúp cho mạch máu co lại. Đồng thời, đá lạnh cũng thúc đẩy quá trình hình thành cục máu đông nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cần chú ý khi sử dụng đá lạnh, không nên để đá trực tiếp lên vết thương mà nên bọc đá vào khăn sạch, khô rồi chườm lên vết thương.
Trường hợp cần đến bác sĩ cầm máu
Cách cầm máu nhanh tại nhà chỉ là cách sơ cứu nhằm hạn chế máu chảy ra ngoài nhiều dẫn đến mất máu. Dù là vết thương nhỏ hay lớn, bạn cũng cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra vết thương. Điều này đảm bảo an toàn, không gây nhiễm trùng, ảnh hưởng sức khỏe cơ thể.
Bên cạnh đó, một số trường hợp sau đây cần phải đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức để kịp thời xử lý:
- Máu chảy không ngừng tại vị trí vết thương dù đá áp dụng cách cầm máu để hạn chế tối đa lượng máu chảy ra.
- Đã áp dụng cách sơ cứu và cầm máu cơ bản nhưng máu vẫn chảy ra nhiều.
- Những chấn thương làm mất toàn bộ hoặc 1 bộ phận nào đó trên cơ thể.
- Người bị chấn thương xuất hiện các triệu chứng không bình thường như ngất xỉu, không tỉnh táo, mất đi nhận thức,…
Ngoài ra, với những vết thương ngay cả khi đã cầm máu nhưng vẫn cần đến gặp bác sĩ:
- Những vết thương dài và sâu cần phải khâu lại.
- Vết thương xuất hiện mảnh vụn, bụi bẩn hoặc có dị vật ở vết thương không thể loại bỏ.
- Vết thương xuất hiện nhiễm trùng.
Một số việc cần tránh khi sơ cứu, cầm máu vết thương
Khi sơ cứu vết thương, bạn cần chú ý tránh các việc sau đây:
- Cố làm sạch vết thương sâu và lớn.
- Cố gắng loại bỏ những dị vật đã dính vào cơ thể. Để gắp dị vật ra khỏi cơ thể an toàn, bạn cần sự trợ giúp từ bác sĩ.
- Tháo băng cầm máu quá thường xuyên bởi có thể khiến vết cắt đứt tay chảy máu nhiều trở lại.
- Không đưa các vật lạ hay thảo dược, đắp thuốc lên vết thương. Việc này sẽ làm vết thương tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương, khó lành thương.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết về cách cầm máu nhanh giúp mọi người có thêm kinh nghiệm sơ cứu cho bản thân và gia đình cũng như nhiều người xung quanh. Hãy đến bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ, kiểm tra vết thương sớm nhất để ngăn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Anh Thy