Với chi phí niềng răng 2 hàm thông thường của mỗi người bệnh sẽ không tương tự nhau, nó sẽ khác nhau tùy vào mức độ phức tạo của răng, những bệnh lý mắc cài và một số yếu tố khác. Vậy đâu là phương pháp phù hợp nhất cho bạn với mức chi phí điều trị tốt nhất? Bài viết sau, bác sĩ của My Auris sẽ giúp bạn hiểu hơn về chi phí và lựa chọn được kỹ thuật điều trị thích hợp nhất.
Mục Lục
Chi phí niềng răng 2 hàm hiện là bao nhiêu?
Dưới đây, thông tin chi tiết về chi phí niềng răng 2 hàm theo từng phương pháp sẽ được bác sĩ cung cấp đến bạn. Cụ thể:
Niềng răng chỉnh nha từ mắc cài kim loại truyền thống
Niềng răng với vật liệu mắc cài kim loại truyền thống là hình thức phổ biến nhất, được nhiều người áp dụng. Đây cũng là kỹ thuật chỉnh nha nền tảng cho tất cả những phương pháp hiện đại sau này.
Ưu điểm lớn nhất là khả năng mang lại hiệu quả niềng răng tốt, các mắc cài được gắn trực tiếp lên răng, kết nối với nhau bằng hệ thống dây cung giúp kéo răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.
Nhược điểm chính sẽ liên quan đến tính thẩm mỹ, dễ lộ các mắc cài khi bạn giao tiếp. Với những người làm việc trong môi trường quan trọng ngoại hình thì bác sĩ khuyên bạn không nên sử dụng kỹ thuật chỉnh nha với mắc cài kim loại.
Chi phí niềng răng loại này sẽ thấp nhất trong tất cả các phương pháp hiện có trên thị trường. Hiện nay tại My Auris mức phí đang dao động từ 30.000.000 đến 40.000.000 tùy từng cấp độ nặng nhẹ. Đối với những người có tình trạng răng phức tạp thì mức chi phí vẫn có mức hợp lý, không quá cao.
Niềng răng mắc cài sứ
Phương pháp thực hiện chỉnh nha tương tự với mắc cài kim loại thường. Thay vì sử dụng mắc cài kim loại thì giờ đây sẽ thay bằng mắc cài sứ hoặc pha lê. Loại này có ưu điểm lớn về tính thẩm mỹ, vì mắc cài, dây cung có màu giống với màu răng thật. Do đó khi niềng bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp.
Về có chế hoạt động cũng giống với mắc cài kim loại, các vật liệu kết nối với nhau qua dây cung để tạo lực kéo. Về chi phí niềng răng 2 hàm của mắc cài sẽ sẽ cao hơn, dao động trong khoảng từ 45.000.000 đến 60.000.000 VND.
Niềng răng mặt trong
Niềng răng mắc cài mặt trong là hình thức cải tiến từ kỹ thuật niềng truyền thống. Thay vì gắn mắc cài bên ngoài thì giờ đây các mắc cài được gắn vào vị trí đối diện lưỡi, mặt trong của răng. Giúp cải thiện tính thẩm mỹ, niềng như không niềng do người đối diện khó có thể phát hiện ra, trừ khi bạn nói cho họ biết.
Phương pháp chỉnh nha này cũng được nhiều người áp dụng vì nó thuận tiện cho công việc, không ảnh hưởng giao tiếp. Mức phí niềng cũng tương đối cao từ 45.000.000 đến 65.000.000 VND, vì yêu cầu chuyên môn bác sĩ cao, kỹ thuật cũng nhiều hơn so với khi bạn niềng răng mặt ngoài.
Niềng răng mắc cài tự khóa
Niềng răng mắc cài tự khóa sẽ sử dụng mắc cài, dây cung được thiết kế thêm một rãnh để dây cung được giữ chắc, tạo lực di chuyển cho răng ổn định. Ưu điểm của phương pháp này là giúp rút ngắn nhiều thời gian điều trị, không cần thăm khám nhiều với bác sĩ.
Đồng thời còn hạn chế được việc bị bung mắc cài như những phương pháp niềng truyền thống. Theo các lời khuyên của bác sĩ thì đây là hình được ưu tiên lựa chọn cho những đối tượng khách hàng người lớn, bận rộn với công việc. Chi phí niềng răng 2 hàm sẽ dao động từ 40.000.000 đến 60.000.000 VND.
Niềng răng khay niềng trong suốt
Kỹ thuật niềng răng vô hình sẽ có mức chi phí cao nhất, đồng thời nó được đánh giá là cao cấp hiện đại. Cụ thể tại nha khoa My Auris với khay niềng răng vô hình Iway đang có mức giá tham khảo từ 25.000.000 đến 100.000.000 VND tùy vào số lượng khay bạn cần sử dụng (sẽ do bác sĩ thăm khám chỉ định).
Sỡ dĩ niềng răng vô hình có mức giá cao bởi nó giúp chỉnh nha mà không cần dùng đến mắc cài hay dây cung, mà chỉ cần những khay trong suốt lắp vào răng. Khay được sản xuất theo mô phỏng đúng dấu hàm của răng miệng mỗi người, giúp ôm sát thân răng, tạo lực siết giúp kéo răng về đúng vị trí mong muốn.
Điều tuyệt vời nhất là khi bạn niềng răng trong suốt Iway là bạn có thể tự tháo lắp để vệ sinh răng miệng, ăn uống thoải mái mà không cần sự trợ giúp của bác sĩ. Mỗi ngày bạn cần phải đeo niềng 22 tiếng và cần thay hàm khác tùy vào tình trạng răng miệng.
Niềng răng hai hàm với loại nào tốt?
Mỗi kỹ thuật kể trên đều có các ưu và nhược điểm riêng, nhưng nhìn chung đều vì mục đích mang lại hiệu quả tốt cho quá trình chỉnh nha của bạn. Tuy nhiên, chi phí niềng răng 2 hàm vì thế mà khác nhau, điều này cũng làm nhiều người băn khoăn trong việc lựa chọn phương pháp điều trị.
Từ các chia sẻ của bác sĩ, nếu đủ điều kiện kinh tế bạn có thể lựa chọn loại niềng răng khay trong suốt với nhiều ưu điểm nổi bật:
- Cải thiện tốt tính thẩm mỹ, vì các khay niềng trong suốt gần như vô hình khi ở trên răng. Do đó, khi niềng bạn vẫn có thể tự tin, thoải mái với khả năng tàng hình của vật liệu niềng răng.
- Giúp bảo tồn men răng tốt nhất trong suốt quá trình chỉnh nha.
- Dễ dàng hơn trong khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng: Với khả năng khắc phục các nhược điểm của mắc cài gắn vào thân răng gây nên cảm giác vướng víu, khó khăn trong khi ăn nhai, vệ sinh răng miệng nhờ vào đặc tính dễ tháo lắp của khay vô hình.
- Thời gian niềng cũng được rút ngắn: Với kỹ thuật niềng mắc cài thông thường, thời gian điều trị sẽ từ 1 đến 3 năm, tái khám 1 tháng một lần. Tuy nhiên, với khay niềng Iway thì thời gian niềng được rút ngắn chỉ từ 12 đến 24 tháng, chỉ cần tái khám sau 8 tuần.
Tại sai chi phí niềng răng 2 hàm ở mỗi nha khoa lại khác nhau?
Việc thực hiện niềng răng và đạt được kết quả như mong đợi hay không sẽ còn phụ thuộc nhiều vào trang thiết bị dùng hỗ trợ, kinh nghiệm thực tế của bác sĩ. Nếu bạn lựa chọn các cơ sở nha khoa có đủ cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao thì chắc chắn chi phí niềng răng 2 hàm của bạn sẽ cao hơn so với những cơ sở thông thường.
Dù mức chi phí cao nhưng bù lại bạn có được kết quả như mong đợi, việc xảy ra các biến chứng sau niềng cũng được giảm thiểu đáng kể. Chưa kể đến các cơ sở nha khoa uy tín còn có thêm chính sách bảo hành, nhằm đảm bảo tốt cho sức khỏe răng miệng của bạn và xử lý kịp thời các vấn đề có thể xảy ra.
Tóm lại, chi phí niềng răng 2 hàm của mỗi nha khoa sẽ không thể giống nhau. Tùy vào mỗi phương pháp mà bạn chọn, đi kèm là tình trạng răng miệng, bệnh lý phát sinh, bác sĩ, cơ sở máy móc sẽ khiến chi phí điều trị của mỗi người bệnh khác nhau hoàn toàn. Bạn đừng bỏ qua bước quan trọng nhất là thăm khám với bác sĩ, để được tư vấn và kiểm tra trước khi điều trị nhé!
Yến Nhi