Tủy răng là nguồn nuôi sống răng. Tuy nhiên, với những trường hợp tủy bị viêm cần phải điều trị để loại bỏ đau nhức, viêm nhiễm. Vậy điều trị tủy có đau không? Hãy cùng giải đáp chi tiết qua bài viết sau đây cùng My Auris nhé.
Mục Lục
Điều trị tủy là gì?
Tủy răng là một trong những bộ phận trong cấu trúc của răng. Tủy nằm giữa ngà răng, bên trong gồm các dây thần kinh và mạch máu thông trực tiếp với cuống răng. Tủy răng có chức năng cảm giác, nuôi dưỡng cho răng. Với những người có sức khỏe tốt, phần tủy sẽ được bảo vệ và răng vô cùng chắc khỏe.
Lấy tủy răng là phương pháp điều trị nội nha giúp làm sạch và loại bỏ phần tủy răng bị viêm nhiễm, hoại tử. Sau khi lấy tủy xong, bác sĩ sẽ tiến hành trám bít ống chứa tủy ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
Với những trường hợp điều trị tủy hoàn toàn, răng sẽ mất đi nguồn sống nên trở nên yếu, nhạy cảm, giòn, dễ gãy rụng.
Điều trị tủy có đau không?
Để giải đáp điều trị tủy có đau không, bác sĩ sẽ giải đáp qua 2 giai đoạn điều trị: trong và sau khi điều trị tủy.
Trong quá trình điều trị tủy
Với sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại nên các máy móc sẽ hỗ trợ bác sĩ lấy tủy nhẹ nhàng, nhanh chóng và không gây đau. Hơn nữa, trước khi lấy tủy, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê nên sẽ không có cảm giác đau trong quá trình lấy tủy. Song, bạn vẫn sẽ cảm thấy hơi cứng hàm một chút do tác dụng của thuốc tê.
Nếu tay nghề bác sĩ giỏi và sử dụng liều lượng thuốc tê phù hợp, bạn sẽ không thấy đau mà dễ chịu trong suốt quá trình điều trị.
Sau khi điều trị tủy
Răng sau khi được lấy hết phần tủy bị viêm, tổn thương ra ngoài. Bác sĩ sẽ tiến hành trám bít ống tủy lại nhằm ngăn vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Đồng thời, sau khi lấy tủy bị viêm, bạn cũng sẽ không còn bị hành bởi những cơn đau nhức răng.
Song, sau khoảng 1-2 giờ điều trị, thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy hơi ê nhức. Nhưng sau đó, nếu chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách, cơn đau nhanh chóng biến mất chỉ sau vài giờ.
Trường hợp đau nhức kéo dài, thậm chí là sưng tấy, có mủ, bạn nên đến ngay nha khoa để được bác sĩ xử lý. Bởi có thể do tủy được lấy chưa sạch hoặc có ảnh hưởng đến mô mềm.
Trường hợp nào nên lấy tủy răng?
Lấy tủy răng làm cho răng ngày càng yếu đi và rất dễ gãy rụng. Vì thế, không phải trường hợp nào cũng có thể điều trị tủy. Sau đây là một số trường hợp cần lấy tủy điều trị, chấm dứt tình trạng viêm nhiễm, đau nhức:
- Răng bị sứt mẻ lớn ảnh hưởng đến tủy răng
- Răng sâu gây viêm tủy, nhiễm trùng.
- Răng đau nhức, nhạy cảm với thức ăn
- Răng đau nhức kéo dài, đặc biệt đau về đêm và sử dụng thuốc giảm đau nhưng không giảm.
- Xuất hiện mụn mủ trắng ở lợi và tái đi tái lại nhiều lần. Mụn mủ dẫn đến tình trạng hôi miệng, viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
Các bước điều trị tủy răng
Điều trị tủy răng được tiến hành theo quy trình tiêu chuẩn như sau:
Bước 1: Thăm khám và chụp X-quang răng
Bác sĩ tiến hành thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát. Sau đó, bác sĩ chỉ định chụp X-quang để xác định mức độ viêm tủy. Đồng thời, thông qua phim chụp để xác định chiều dài ống tủy để có kế hoạch điều trị phù hợp.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê
Bác sĩ tiến hành vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng sạch nhằm loại bỏ vi khuẩn, tác nhân gây nhiễm trùng. Sau đó, bác sĩ tiến hành gây tê tại vị trí cần điều trị.
Bước 3: Đặt đế cao su vào răng
Sau khi gây tê xong, bác sĩ thực hiện thủ thuật đặt đế cao su ôm sát vào răng để ngăn chặn các hóa chất rơi vào đường tiêu hóa. Thao tác đặt đế cao su diễn ra rất nhanh chóng.
Bước 4: Lấy tủy răng
Bác sĩ bắt đầu lấy tủy răng. Bác sĩ thực hiện mở đường trên bề mặt răng thông đến ống tủy. Sau đó, bác sĩ lấy, làm sạch hoàn toàn tủy viêm nhiễm ra bên ngoài.
Bước 5: Trám bít ống tủy
Sau khi đã lấy hết tủy ra ngoài, bác sĩ tạo hình ống tủy và lấp đầy buồng tủy bằng Gutta Percha.
Ngoài ra, răng sau khi đã lấy tủy trở nên giòn và yếu. Vì thế, bác sĩ khuyên bạn nên bọc răng sứ để bảo vệ răng tốt hơn.
Cuối cùng, bác sĩ hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh răng miệng cũng đặt lịch tái khám sau khi lấy tủy răng.
Chế độ chăm sóc răng sau khi đã lấy tủy
Chế độ chăm sóc, ăn uống vô cùng quan trọng để bảo vệ răng sau khi lấy tủy. Răng sau lấy tủy không còn chắc khỏe như ban đầu nên cần chú ý chăm sóc, vệ sinh răng như sau:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày nhẹ nhàng, đúng thao tác và kỹ thuật chải răng theo chiều dọc. Mỗi lần đánh răng 2-3 phút/ lần bằng bàn chải lông mềm, kích thước vừa phải và kem đánh răng phù hợp.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước để tăng hiệu quả làm sạch kẽ răng, loại bỏ mảng bám. Đồng thời, nước súc miệng hay nước muối sinh lý cũng làm tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng, diệt khuẩn.
- Trong 3 ngày đầu mới lấy tủy, bạn ưu tiên các thực phẩm mềm, lỏng, tránh tác động lực lên răng. Điều này có thể làm bong miếng trám bít ống tủy. Sau 4-5 ngày, bạn có thể ăn uống như bình thường nhưng cũng hạn chế các thực phẩm không tốt cho răng như thực phẩm đậm màu, chất kích thích, thực phẩm cay, quá nóng, quá lạnh,…
- Chú ý tái khám nha khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng/ lần để bác sĩ theo dõi tình trạng răng miệng. Nếu như có vấn đề bất thường, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp khắc phục sớm nhất.
Mong rằng với những thông tin trong bài viết về điều trị tủy có đau không giúp mọi người giải đáp được thắc mắc. Để điều trị tủy thuận lợi, an toàn, không đau, bạn hãy lựa chọn nha khoa uy tín, bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất hiện đại. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn cũng như đặt lịch thăm khám tại nha khoa sớm nhất nhé.
Anh Thy