[Giải đáp] Về đêm bà bầu ho nhiều có sao không?

[Giải đáp] Về đêm bà bầu ho nhiều có sao không?

Ho là một vấn đề thường gặp, gây khó chịu cho nhiều mẹ bầu, đặc biệt là vào ban đêm khi chuẩn bị nghỉ ngơi. Tuy nhiên, không nhiều người biến rằng tình trạng bà bầu ho nhiều có sao không, liệu có gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho mẹ và bé không? Để có được câu trả lời, mời bạn tham khảo các thông tin sau. My Auris sẽ giúp bạn có được lời giải đáp chính xác nhất, để có cách phòng ngừa chính xác.

Tìm hiểu khi về đêm bà bầu ho nhiều có sao không?

Ho được biết như một triệu chứng thường gặp, có thể dễ dàng giảm đi sau khi điều trị đúng cách. Tuy nhiên, tình trạng về đêm bà bầu ho nhiều có sau không thực chất sẽ có một số tác hại tiềm ẩn như:

Tìm hiểu khi về đêm bà bầu ho nhiều có sao không?
Tìm hiểu khi về đêm bà bầu ho nhiều có sao không?
    • Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Khi mẹ ho nhiều, việc co thắt vùng ngực có thể diễn ra, điều này dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược cũng như ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình ăn uống. Nếu triệu chứng ho kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây nên một số vấn đề khác.
    • Tăng cao nguy cơ mất thai: Với trường hợp ho do tụ cầu, liên cầu khuẩn, virus Haemophilus influenzae, virus Rubella,… thì bà bầu có khả năng cao hơn rơi vào tình trạng sinh non, sảy thai, thai chết lưu và các bé khi sinh ra cũng có khả năng bị viêm phổi hay thậm chí là câm điếc.
    • Động thai: Việc ho liên tục có thể làm tử cung bị co bóp mạnh mẽ, gây tình trạng động thai và tăng khả năng sinh ngon (với những trường hợp gần ngày sinh).

Do đó, việc người mẹ quan tâm hơn đến sức khỏe, điều trị ho nhanh chóng là điều rất quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Nguyên nhân gây ho về đêm của mẹ bầu?

Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi cơ quan hô hấp bị kích thích, nhằm loại bỏ những tác nhân gây hại và dịch tiết dư thừa. Nếu về đêm bà bầu ho nhiều có sao không có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm – Điều này bắt nguồn từ một số yếu tố sau:

Nguyên nhân gây ho về đêm của mẹ bầu?
Nguyên nhân gây ho về đêm của mẹ bầu?
  • Viêm đường hô hấp, do vi khuẩn hay virus gây nên, bao gồm tình trạng cảm lạnh, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm họng cùng nhiều bệnh lý đường hô hấp khác. Những bệnh lý này có thể gây nên tình trạng ho kéo dài, đặc biệt xuất hiện vào ban đêm, có thể kèm theo sốt, đau cổ họng, mệt mỏi, nghẹt mũi, chảy nước mũi và một số triệu chứng khác.
  • Dị ứng cũng là nguyên nhân phổ biến gây ho cho bà bầu. Việc tiếp xúc với hóa chất, nấm mốc, phấn hoa, bụi bẩn,… có thể gây kích thích các cơ quan hô hấp, gây nên tình trạng ho dai dẳng, hắt hơi thường xuyên, đỏ mắt và chảy nước mũi,…
  • Trào ngược dạ dày cũng làm cho mẹ bầu bị ho về đêm. Khi em bé phát triển, tử cung cũng có thể tạo áp lực lên dạ dày, gây tình trạng trào ngược axit. Sự trào ngược này có thể gây ho, ngứa, đau rát và buồn nôn.

Ngoài ra, tình trạng ho còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng khác. Thay đổi hormone trong cơ thể lúc mang thai cũng làm bà bầu trở nên nhạy cảm hơn với những yếu tố môi trường như nhiệt độ, thời tiết, nấm mốc,… 

Sức đề kháng của cơ thể cũng suy giảm trong khoảng thời gian mang bầu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường hô hấp. Sự phát triển của tử cung cũng góp phần tạo áp lực lên cơ quan tiêu hóa, gây tình trạng trào ngược, ho kéo dài, táo bón, khó tiêu,…

Một số lưu ý khi mẹ bầu bị ho về đêm 

Vì bà bầu ho nhiều có sau không thực tế có nhiều nguy hiểm. Lúc này bạn sẽ cần lưu ý một số điểm:

  • Uống đủ nước, bổ sung nước ép trái cây và rau xanh nhằm tăng cường sức đề kháng.
  • Hạn chế uống sữa trong khoảng thời gian này, bởi sữa có khả năng làm tăng lượng đờm và kéo dài thời gian ho hơn.
  • Ăn những loại thực phẩm đủ dinh dưỡng, bổ sung khoáng chất và vitamin nhằm nâng cao khả năng miễn dịch, hồi phục sức khỏe được tốt hơn.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi thường xuyên, giúp dẫn lưu nước mũi ra bên ngoài cũng như loại bỏ các tác nhân kích thích. Nước muối còn giúp làm niêm mạc hô hấp và cải thiện tình trạng nghẹt mũi.
  • Thoa tinh dầu khuynh diệp ở vị trí cổ, mũi để giúp giảm ho, tránh giúp và nghẹt mũi.
  • Hạn chế đi ra ngoài trời với thời tiết thay đổi đột ngột, mưa nhiều và có độ ẩm cao.
  • Tập luyện những động tác đơn giản nhằm cải thiện sức khỏe xương khớp, tăng cường sức đề kháng và cải thiện tình trạng hô. giảm đau nhức khi thai nhi phát triển.

Một số cách cải thiện tình trạng ho cho bà bầu tại nhà

Để bà bầu ho nhiều có sao không giảm bớt tính nguy hiểm, ngoài việc thăm khám với bác sĩ, bạn có thể áp dụng một số cách sau tại nhà để cải thiện tình trạng bệnh:

Chườm ấm cổ vào ban đêm 

Chườm ấm cổ vào ban đêm 
Chườm ấm cổ vào ban đêm

Chườm ấm xung quanh cổ, hơi ấm từ khăn sẽ mang lại một cảm giác thư giãn, giảm kích thích trên niêm mạc và giảm ho.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một chiếc khăn nhỏ cùng một ít nước ấm.
  • Thấm khăn vào nước ấm rồi vắt cho khăn khô.
  • Đặt khăn ở hai bên cổ cho đến khi khăn nguội.

Mẹ bầu nên áp dụng cách này trước khi ngủ hay khi cơn ho diễn ra. 

Dùng trà mật ong gừng 

Một phương pháp chữa ho phổ biến là sử dụng mật ong với gừng. Gừng có tính ấm, vị nồng cay giúp làm loãng dịch đờm, giảm ho và ức chế vi khuẩn. Mật ong sẽ có công dụng làm dịu cổ họng, giảm kích thích niêm mạc và cải thiện tình trạng hô khi về đêm.

Cách thực hiện:

  • Xắt gừng thành từng sợi nhỏ.
  • Cho gừng vào tách và đổ khoảng 200ml vào nước sôi.
  • Để trong khoảng 10 phút, sau đó thêm khoảng 3 đến 4 thìa mật ong vào, khuấy đều.
  • Uống trà trước khi ngủ sẽ giúp giảm triệu chứng ho về đêm cho mẹ bầu.

Lê chưng đường phèn 

Lê chưng đường phèn có thể giúp mẹ bầu giảm ho
Giải pháp dùng lê chưng đường phèn có thể giúp giảm ho

Phương pháp an toàn trị ho cho trẻ em và phụ nữ đang mang thai. Lê kết hợp với đường phèn sẽ giúp tiêu đờm, giảm đau rát họng và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, gọt bỏ 1 quả lê, căt thành từng khối vuông vừa ăn.
  • Cho một vài sợi dừng tươi cùng ít đường phèn vào chén cùng lê vừa cắt.
  • Hấp cách thủy trong khoảng 15 phút.
  • Để nguội và ăn trực tiếp.

Lưu ý: Trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp nào, mẹ bầu cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo tính an toàn cho cả hai mẹ con.

Hy vọng từ các thông tin trên, bạn có thể hiểu được về đêm bà bầu ho nhiều có sao không. Khi có dấu hiệu bị bệnh, người mẹ không nên chủ quan mà thay vào đó hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé trong bụng. Đồng thời, khi áp dụng các biện pháp tại nhà cũng cần hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện nhé!

Yến Nhi

chat zalo
messenger