4 mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh

mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh hay gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, nhất là tình trạng đầy hơi. Với trường hợp trẻ đang ở độ tuổi quá nhỏ sẽ khiến nhiều phụ huynh hoang mang và không biết xử lý như thế nào. Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh vừa an toàn vừa hiệu quả mà các bố mẹ có thể áp dụng cho trẻ để bớt cảm giác khó chịu cho bé.

Nguyên nhân nào dẫn đến trẻ bị đầy hơi 

Trong 3 tháng đầu, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển một cách toàn diện, nên việc hấp thụ thức ăn còn hạn chế. Thông thường trẻ đang trong giai đoạn này thường xuất hiện tình trạng đầy hơi, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. 

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đầy hơi ở trẻ sơ sinh, thường gặp phổ biến:

  • Do chế độ ăn uống của người mẹ: nguồn cung cấp dinh dưỡng phần lớn là nguồn sữa mẹ. Do đó, chế độ ăn uống của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Một số thực phẩm sẽ gây đầu hơi cho trẻ sinh với mẹ bỉm ăn nhiều như: đậu, bắp cải, súp lơ, nước uống gas hoặc các đồ ăn nhiều tinh bột và có chứa nhiều dầu mỡ. 
  • Trẻ không hấp thụ được lactose trong sữa: Hầu hết tất cả các loại sữa đều chứa lactose. Nếu trẻ bị thiếu enzyme lactase sẽ không tiêu hóa được lactose sẽ gây tích tụ ở ruột dẫn đến hiện tượng đầy hơi ở trẻ.
  • Trẻ bị dị ứng với protein trong sữa: Một số trẻ bị dị ứng với các thành phần trong sữa khiến trẻ bị đầy bụng, khó chịu.
  • Trẻ bị táo bón do không đi được vệ sinh nên lâu ngày sẽ khiến vi khuẩn trong ruột sinh khí trong đại tràng.
  • Do sử dụng thuốc: Nếu trường hợp cho trẻ uống thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn ở đường ruột.

Đặc biệt, nguyên nhân gây đầy hơi ở trẻ sơ sinh chủ yếu do chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải quan tâm đến các nguồn thực phẩm để bổ sung cho mẹ và bé. Đồng thời phòng ngừa và khắc phục tình trạng đầy hơi ở trẻ sơ sinh.

mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh
Một số mẹo dân gian đầy hơi cho trẻ sơ sinh

4 mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh 

Việc chữa mẹo đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng cách kích thích tiêu hóa, giảm viêm và làm dịu cơ bụng. Dưới đây là một số gợi ý mà các mẹ bỉm có thể áp dụng an toàn tại nhà:

Giúp trẻ đầy và xì hơi hiệu quả 

Xì hơi và đẩy hơi là một trong những cách dân gian cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Cách thực hiện hiệu quả như sau:

  • Cho trẻ trú trước khi trẻ đói phát khóc để tránh nuốt nhiều không khí;
  • Nên cho trẻ nằm ở tư thế nghiêng về phía trước để đẩy không khí lên trên và dễ bị ợ ra;
  • Vỗ lưng để trẻ ợ khi chuyển từ bú mạnh sang bú nhẹ hoặc ngừng bú;
  • Có hai tư thế cho trẻ ợ phổ biến là đặt trẻ lên vai và vỗ nhẹ lưng. Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ ngồi lên đùi và nghiêng nhẹ người lên về phía trước. Trường hợp nếu trẻ ợ không ra, hãy cho trẻ nằm xuống rồi đặt lên lại và thử lại thêm lần nữa.
  • Cho trẻ nằm ngửa và tập đạp xe bằng chân để giúp khi di chuyển;
  • Tăm nước ấm cho trẻ để giãn cơ bụng và giảm đau;
  • Làm dịu và an ủi trẻ khi trẻ quấy khóc do đầy hơi. 

Chườm ấm bụng cho trẻ sơ sinh 

Một mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả chính là chườm ấm bụng cho trẻ. Bạn có thể dùng túi chườm hoặc đặt khăn ấm lên vùng bụng của trẻ trong vài phút. Việc sử dụng hơi nóng sẽ giúp trẻ đẩy hơi trong bụng ra ngoài một cách hiệu quả.

mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh
Massage cho trẻ để giúp trẻ dễ chịu hơn

Massage vùng bụng cho trẻ

Khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi, có nhiều cách để massage khác nhau để mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý rằng, không nên massage cho trẻ ngay sau khi ăn và nên chờ khoảng ít nhất 30 phút. 

Bạn nên massage theo chiều kim đồng hồ sẽ mang đến những tác dụng hiệu quả khi chữa đầy hơi cho trẻ. Hơn nữa, khi massage cho trẻ nên dùng thêm dầu massage để bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Chữa đầy hơi với một số phương pháp khác

Bên cạnh 3 cách chữa mẹo trên, mẹ bỉm có thể áp dụng một số phương pháp khác nhau:

  • Sử dụng tinh dầu bạc hà: Bạc hà có chứa menthol, là một hoạt chất làm dịu cơ bụng và giúp khí thoát ra. Bạn có thể thoa trực tiếp lên bụng cho trẻ.
  • Lá trà không: Có tác dụng giúp bé tiêu hóa tốt hơn và giảm triệu chứng đầy hơi. Bạn có thể đắp trực tiếp lên bụng cho trẻ.
  • Sử dụng lá tía tô: Tương tự với cách thực hiện với lá trầu không, đều có tác dụng giúp tiêu hóa tốt và giảm tình trạng đầy hơn cho trẻ bằng cách đắp lá lên bụng 

Trường hợp nào nên đưa trẻ gặp bác sĩ nếu bị đầy hơi 

Đầy hơi ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý nghiêm trọng và có thể điều trị tại nhà bằng phương pháp dân gian. Tuy nhiên, một số trường hợp, nếu bạn áp dụng một số mẹo dân gian để chữa tại nhà nhưng không hiệu quả thì có thể là những bệnh lý khác có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì thế, các bậc cha mẹ cần phải lưu ý đưa trẻ sơ sinh đến bác sĩ nếu trẻ có dấu hiệu sau:

  • Tình trạng đầy hơi kéo dài hơn 24 giờ hoặc xảy ra thường xuyên ở trẻ;
  • Đầy hơi kèm theo các triệu chứng sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy hoặc máu trong phân hoặc triệu chứng khó thở;
  • Làm mất sự cân bằng điện giải hoặc mất nước nặng;
  • Khiến trẻ biếng ăn hoặc khó ngủ. Đặc biệt, trẻ thường xuyên quấy khóc liên tục;
mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh
Một số lưu ý khi trẻ bị đầy hơi

Cách phòng ngừa triệu chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh 

Để phòng ngừa đầy hơi cho trẻ sơ sinh do vấn đề ăn uống, các bậc phụ huynh nên thực hiện một số cách dưới đây:

  • Không cho trẻ uống sữa bò hoặc sữa công thức có chứa protein bò dưới 12 tháng tuổi;
  • Không cho trẻ ăn mật ong dưới 12 tháng tuổi vì mật ong có thành phần botulinum và có thể gây ngộ độc ở trẻ;
  • Không cho trẻ uống nước ép hoặc nước uống có đường, hay chất tạo ngọt cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
  • Kiểm tra các cảnh báo về các và hải sản để tìm các loại cá có nhiều thủy ngân và không nên cho trẻ ăn;
  • Hạn chế cho trẻ ăn rau củ họ cải, hành tây, tỏi, đậu và đỏ.

 Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh sẽ giúp trẻ giảm căng thẳng và bớt quấy khóc khi khó chịu. Hơn nữa, trong trường hợp này, các bậc phụ huynh cần phải bình tĩnh và vững vàng tâm lý để áp dụng những mẹo trên mà My Auris chia sẻ. Nếu thấy những triệu chứng không thuyên giảm, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nhé!

Kim Dung

chat zalo
messenger