Bị đau họng nên làm gì – 10+ cách chăm sóc tốt nhất

Bị đau họng nên làm gì

Đau họng là triệu chứng khó chịu ở cổ họng thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Triệu chứng này ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Do đó, việc thuyên giảm sớm vừa giúp cổ họng dễ chịu, chống viêm vừa tốt cho sức khỏe. Để biết bị đau họng nên làm gì, hãy cùng My Auris chia sẻ kinh nghiệm qua bài viết sau đây nhé. 

Đau họng là gì? 

Đau họng là tình trạng cổ họng bị đau, có thể kèm triệu chứng đau rát, ho, khó nuốt, có đờm,… và nhiều triệu chứng khác. Đau họng do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là lành tính hoặc ác tính. Các nguyên nhân ác tính có thể là ung thư vòm họng hay hạ họng. Các nguyên nhân lành tính như viêm họng, viêm amidan, hay do cảm gây nên,… 

Trong đó, nguyên nhân gây đau họng thường nhất là do viêm họng gây nên. Viêm họng là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính ảnh hưởng đến niêm mạc đường hô hấp của cổ họng. 

bị đau họng nên làm gì
Đau họng là gì?

Bị đau họng nên làm gì?

Với những triệu chứng đau, khó nuốt không chỉ khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt mà còn dẫn đến tình trạng chán ăn, kém ăn. Do đó, để không ảnh hưởng sức khỏe, mọi người nên lưu ý các biện pháp giảm đau họng để thuyên giảm nhanh chóng. 

Vậy bị đau họng nên làm gì

Sử dụng thuốc

Bị đau họng nên làm gì thì điều đầu tiên mọi người nghĩ đến thuốc, nhất là thuốc giảm đau paracetamol. Hoặc mọi người đến các hiệu thuốc nói rõ triệu chứng đau họng để nhân viên y tế/ dược sĩ bán thuốc. 

Người bệnh dùng thuốc theo liều, theo hướng dẫn của dược sĩ trong vòng 2-3 ngày có thể sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu triệu chứng đau họng nặng thì có thể kéo dài hơn. 

Bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh cũng được dược sĩ tư vấn sử dụng viêm ngậm họng, hay xịt họng,… để thuyên giảm tình trạng.

bị đau họng nên làm gì
Sử dụng thuốc giảm đau họng

Cách giảm đau họng đơn giản

Nếu không dùng thuốc, mọi người có thể áp dụng các biện pháp đơn giản tại nhà giúp làm ấm người và xoa dịu cổ họng nhanh chóng. 

Súc nước muối ấm 

Sử dụng nước muối ấm để súc miệng, khò họng có thể giúp giảm đau, giảm đờm và sưng tấy cổ họng. Người bệnh nên dùng nước muối sinh lý 0.9% pha sẵn có bán tại các hiệu thuốc để đảm bảo nồng độ natri vừa đủ phát huy tác dụng, không quá đậm đặc kích ứng niêm mạc họng. 

Nếu không mua thì người bệnh có thể tự pha tại nhà để súc họng. Mỗi ngày, người bệnh nên súc miệng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và tối. Khi súc miệng chú ý ngửa cổ để nước muối có thể đi sâu xuống cổ họng. Hãy giữ muối ở họng trong vòng ít nhất 30 giây và khò liên tục. Sau khi nhổ nước muối ra không nên súc lại bằng nước. 

Uống nhiều nước ấm 

Tình trạng đau họng có thể đi kèm với mệt mỏi, mất nước, nuốt đau nên mọi người nên chú ý uống nhiều nước ấm để cơ thể được bù nước. Hơn nữa, nước ấm làm xoa dịu cổ họng, làm ấm cơ thể. 

bị đau họng nên làm gì
Uống nhiều nước ấm – Cách giảm đau họng đơn giản

Chườm ấm

Dùng khăn nhúng nước ấm, vắt ráo nước để đắp lên cổ họng. Điều này giúp làm giảm viêm, giảm đau cho cổ họng. 

Máy tạo độ ẩm 

Không khí khô có thể khiến họng khô rát, sử dụng máy tạo độ ẩm có thể giúp bổ sung cho không khó, cải thiện triệu chứng viêm họng. 

Sử dụng nước làm giảm đau họng 

Bên cạnh nước ấm, bị đau họng nên làm gì thì nên pha các loại nước có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc, chống viêm bổ sung cho cơ thể. Một số loại nước có tác dụng giảm đau họng: 

  • Chanh mật ong: Pha 1 thìa cà phê nước cốt chanh cùng 1 thìa cà phê mật ong và ¼ thìa cà phê gừng tươi vào 1 cốc nước ấm. Sau khi khuấy đều, người bệnh có thể bổ sung ngay khi còn ấm. 
  • Trà đen: trà đen có thể giúp giảm đau họng. Trà đen chứa các hợp chất tanin nên có thể chống viêm, giảm sưng đau ở cổ họng. 
  • Trà cam thảo: Trong đông y, rễ cam thảo có nhiều tác dụng với sức khỏe và cũng là một phương thuốc chữa viêm họng hiệu quả. Pha trà cam thảo ấm uống có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng đau họng.
  • Trà gừng: gừng có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Hơn nữa, gừng còn có khả năng kháng khuẩn nên tốt trong giảm viêm họng, đau họng. Mọi người nên sử dụng nước gừng ấm vào mỗi sáng để giúp cải thiện triệu chứng đau họng. 
  • Trà bạc hà: Bạc hà có hoạt tính kháng khuẩn và kháng virus cũng như chống dị ứng. Việc uống trà bạc hà ấm mỗi ngày có thể giúp giảm viêm, đau họng.
  • Trà hoa cúc: hoa cúc có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm nhờ hoạt chất flavonoid tự nhiên. Trà hoa cúc không chỉ giảm đau họng, giảm viêm mà còn có tác dụng an thần, tốt cho sức khỏe. 
  • Các loại nước trái cây tươi: các loại nước ép trái cây giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh. Do đó, giúp người đẩy lùi viêm họng, giảm đau rát họng hiệu quả. Một số loại nước ép trái cây: bưởi, quýt, cam, chanh,… 
bị đau họng nên làm gì
Sử dụng nước làm giảm đau họng

Bị đau họng nên tránh ăn gì? 

Khi bị đau họng, người bệnh nên tránh đồ ăn làm trầy xước, ảnh hưởng niêm mạc. Theo đó, người bệnh cần chú ý: 

  • Không ăn đồ ăn khô, cứng như các loại hạt, đồ sấy khô 
  • Không nên uống nước đá lạnh
  • Không nên các thực phẩm dễ gây dị ứng 
  • Không nên ăn thực phẩm quá lạnh như kem,… 
  • Không ăn đồ cay, nóng
  • Không nên uống rượu, hút thuốc lá 
  • Không ăn thịt sống như sushi, gỏi cá,… 
bị đau họng nên làm gì
Bị đau họng nên tránh ăn gì?

Thay vào đó, người bệnh nên ăn các món ăn lỏng, mềm, nấu chín và giàu dinh dưỡng như cháo, súp, canh hầm,… để bồi bổ cơ thể. 

Hy vọng với những những thông tin trong bài viết về bị đau họng nên làm gì giúp mọi người có thêm kinh nghiệm chăm sóc bản thân và gia đình. Việc áp dụng các phương pháp tại nhà đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian nhưng nếu đau họng kéo dài không thuyên giảm cần đến bác sĩ ngay. Việc thăm khám sớm giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh và can thiệp điều trị sớm nhất.

Anh Thy 

chat zalo
messenger