Sưng lợi trong cùng thường khiến bạn khó chịu và cảm thấy cộm cộm mỗi khi bạn dùng lưỡi để cảm nhận chúng. Hay đây là vấn đề cảnh báo về các bệnh lý viêm nha chu. Trong bài viết này, nha khoa My Auris sẽ thảo luận về nguyên nhân, biện pháp cách chữa sưng lợi trong cùng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Mục Lục
Tìm hiểu sưng lợi trong cùng
Răng lợi khỏe mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của bạn. Lợi được hình thành từ mô cứng. Lợi thường có màu hồng, bao phủ xung quanh xương hàm, mô dày, dạng sợi và chứa đầy mạch máu. Khi bị sưng lợi trong cùng, chúng sẽ nhô lên hoặc phình ra ngoài.
Sưng lợi trong cùng thường gặp ở nơi gặp răng. Tuy nhiên, trường hợp lợi của bạn có thể bị sưng tấy đến mức chúng có thể che đi mất một phần răng của bạn. Thông thường lợi sưng trong cùng thường có màu đỏ.
Sưng lợi trong cùng thường do viêm nướu, răng số 8 mọc lệch, sâu răng cùng với các yếu tố khác như thiếu hụt chất dinh dưỡng, thay đổi hormon hoặc bị nhiễm trùng. Hơn nữa, việc sưng lợi trong cùng thường gây ra kích ứng, nhạy cảm hoặc đau đớn.
Dấu hiệu nhận biết của sưng lợi trong cùng
Sưng lợi trong cùng là một bệnh lý diễn ra từ từ thường dễ dàng nhận biết. Điều này, tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, khó kiểm soát.
Bên cạnh đó, sưng lợi trong cùng sẽ được phân chia thành nhiều cấp độ, tương ứng với sự tấn công của vi khuẩn, cụ thể như:
- Sưng lợi trong cùng với mức độ nhẹ: Lợi trong cùng sưng đỏ nhẹ, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau nhẹ ở phần lợi trong cùng;
- Sưng lợi trong cùng với cấp độ trung bình: Khi vi khuẩn và mảng bám cao răng bắt đầu xuất hiện sẽ tấn công men răng, điều này gây ra tình trạng hôi miệng và chảy máu chân răng;
- Sưng lợi trong cùng với mức độ nặng: Khi cao răng xuất hiện ngày càng nhiều, lúc này lợi bắt sưng mủ. Hơi thở có mùi hôi có thể là nguyên nhân gây ra bệnh nha chu, viêm quanh răng, áp xe răng đặc biệt là mất răng.
Một số cách chữa sưng lợi trong cùng đơn giản tại nhà
Khi bạn nhìn hoặc cảm nhận phần nướu răng trong cùng bị sưng, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để cải thiện các triệu chứng đau nhức và khó chịu:
Giảm sưng nướu với tinh dầu
Sử dụng tinh dầu là một trong những biện pháp giảm sưng tấy ở nướu răng rất hiệu quả. Một số tinh dầu mà bạn có thể sử dụng để giảm sưng nướu như tinh dầu bạc hà, cỏ xạ và cây trà có chứa hoạt chất ức chế vi sinh vật trong khoang miệng phát triển và gây bệnh.
Cách thực hiện đơn giản, bạn hòa 3 giọt tinh dầu bạc hà, cỏ xạ hoặc cây trà vào 200ml cùng với nước ấm. Sau đó, súc miệng hằng ngày. Mỗi lần súc miệng bạn nên ngậm khoảng 30 giây và thực hiện ít nhất 2 lần mỗi ngày cho đến khi hết sưng.
Sử dụng chanh tươi
Nước chanh tươi có tính kháng viêm, đem lại hiệu quả chữa trị nhiễm trùng nướu rất tốt.
Cách thực hiện đơn giản, bạn hãy vắt lấy nước cốt từ 1 quả chanh tươi và cùng hòa cùng một chút muối. Hãy bôi hỗn hợp này vào vị trí đang bị sưng tấy, hãy ngậm vài giây và súc miệng với nước sạch.
Giảm sưng nướu bằng tỏi
Tỏi không những có thể làm giảm sưng viêm nướu mà chúng có thể đem lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Bạn hãy nghiền nát 1 tép tỏi cùng với một chút muối và thoa lên khu vực sưng viêm.
Súc miệng bằng nước muối
Dùng nước muối sinh lý bằng cách súc miệng sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng sâu răng, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục và làm dịu tại vị trí nướu đang sưng viêm.
Ngoài ra, bạn có thể mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc hoặc pha 1 thìa muỗng cà phê muối với 200ml nước ấm để súc miệng hằng ngày. Mỗi ngày bạn nên thực hiện ít nhất 2 – 3 lần, mỗi lần súc miệng khoảng 30 giây. Sau khoảng vài ngày, tình trạng sưng nướu sẽ được thuyên giảm.
Sử dụng gel nghệ
Nghệ có thành curcumin, chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Đặc biệt có thể ngăn ngừa mảng bám và viêm lợi.
Hướng dẫn cách sử dụng, bạn chỉ cần đánh răng và súc miệng bằng nước sạch. Sau đó, bôi gel nghệ trực tiếp lên nướu tại vị trí lợi bị sưng. Để gel trên nướu trong khoảng 10 phút và súc miệng với nước lọc.
Một số lưu ý khi áp dụng các phương pháp này chỉ là cách giảm đau tạm thời. Khi bạn đã áp dụng một trong những cách trên không thấy dấu hiệu thuyên giảm, bạn hãy đến cơ sở nha khoa để thăm khám và kiểm tra.
Điều trị cách chữa sưng lợi trong cùng tại nha khoa
Nếu tình trạng sưng nướu trong cùng không được cải thiện sau khi áp dụng các phương pháp hoàn toàn tự nhiên. Lúc này, bạn nên sắp xếp thời gian đến phòng khám nha khoa để các bác sĩ tiến hành thăm khám, tư vấn theo phương án điều trị phù hợp và thường được áp dụng bao gồm:
- Cạo vôi răng: Lấy cao răng giúp khoang miệng sạch sẽ ở kẽ răng hoặc dưới nướu. Đồng thời, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Ngoài việc lấy cao răng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng viêm để giảm sưng, đồng thời xoa dịu cơn đau nhức.
- Điều trị sâu răng: Trường sưng lợi trong cùng do sâu răng thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị. Trường hợp sâu răng sẽ thường được chỉ định bọc sứ hoặc trám răng theo mức độ sâu nặng hay nhẹ. Điều này, sẽ ngăn ngừa được tình trạng sưng chân răng, viêm tủy, chảy máu chân răng hoặc thậm chí mất răng,..
- Cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn: Cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn là cách hiệu quả để khắc phục được tình trạng sưng nướu răng. Phương pháp này không chỉ làm giảm cơn đau cho viêm sưng lợi mà lâu dài còn tránh được các biến chứng như nha chu, áp xe răng, mất răng.
- Sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh hoặc dung dịch vệ sinh kháng khuẩn,..Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích bạn sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Tóm lại, dù bạn ở bất kỳ lý do nào thì việc sưng nướu cũng gây ra đau nhức cho ham răng của bạn và để lại ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng. Do vậy, bạn cần phải thăm khám càng sớm càng tốt.
Sưng lợi trong cùng là tình trạng thường gặp phổ biến. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn 10 ngày, bạn cần phải đến cơ sở để tiến hành thăm khám và kiểm tra để tìm ra nguyên nhân của bệnh lý. Hy vọng với cách chữa sưng lợi trong cùng là những thông tin hữu ích dành cho bạn. Chúc bạn sớm bình phục sức khỏe!
Kim Dung