Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp và phổ biến xảy ra ở hơn 50%. Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh khiến trẻ bị trớ hoặc nôn thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Vây nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh như thế nào? Phương pháp điều trị nào để can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn biến chứng.
Mục Lục
Tìm hiểu về triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh khá phổ biến nhưng không gây nguy hiểm. Nhưng tình trạng này hoàn toàn có thể dẫn đến các biến chứng hoặc các dấu hiệu của bệnh lý khác. Do vậy, khi trẻ có dấu hiệu trào ngược dạ dày cần phải biết cách xử trí và cách chăm sóc tốt nhất.
Biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là khi thức ăn chảy ngược từ dạ dày lên thực quản làm cho trẻ có triệu chứng nôn trớ sau khi ăn. Tuy nhiên, các bố mẹ không cần phải quá lo lắng, vì trẻ vẫn có thể tăng cân và phát triển bình thường.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này chính là nằm trong dạ dày bị đẩy lên nhằm kích thích thực quản ở vị trí cổ họng của trẻ. Đây là triệu chứng thường gặp hầu hết ở trẻ sơ sinh, không phải dấu hiệu của bệnh lý như dị ứng thức ăn, nghẽn đường tiêu hóa,..Hiện tượng này, không chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, tần suất ít khi xảy ra và không nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị trào ngược dạ dày có trẻ sơ sinh có những dấu hiệu dưới đây:
- Trẻ ói hoặc nôn sữa chủ yếu qua đường miệng hoặc mũi;
- Trẻ thường có xu hướng biếng ăn, quấy khóc và trẻ không ngủ ngon vào ban đêm;
- Ợ nóng hoặc đau xương ức ở trẻ lớn hơn;
- Chậm tăng cân hoặc nặng hơn là suy dinh dưỡng hay tình trạng thiếu máu kéo dài;
- Khi có biến chứng đường hô hấp sẽ khè dấu hiệu khò khè, hoặc dấu hiệu trẻ tím tái, Lúc này cần đưa trẻ cần phải đi nhập viện vì có thể gây ngừng thở và gây nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Sỡ dĩ, nguyên nhân trào ngược dạ dày có thể do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Ngoài ra, một số nguyên nhân khách quan khi trẻ nằm ngay sau khi ăn hoặc cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về đường tiêu hóa, cụ thể như:
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện
Cơ thắt thực quản dưới là vòng cơ nằm giữa dạ dày và thực quản. Có chức năng đóng vai trò giữ cho thức ăn nằm trong dạ dày. Hơn nữa, vòng cơ này hoạt động theo cơ chế luôn đóng chặt trừ những lúc chúng ta nuốt thức ăn.
Song, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị trào ngược dạ dày, thường gặp nhất là khi trẻ sinh non hoặc có thể thể trạng yếu.
Trẻ nằm sau khi ăn
Việc cho trẻ nằm sau khi ăn cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trào ngược. Nhiều bố mẹ thường xuyên đặt trẻ nằm, đặc biệt là nằm ngửa sau khi ăn. Lúc này, thức ăn chưa kịp tiêu hóa và rất dễ đẩy ngược lên khiến bé bị trớ.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh chủ yếu là sữa, hoặc thức ăn dạng lỏng. Điều này, khiến trẻ bị trào ngược nếu trẻ bú quá nhiều.
Mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa
Bố mẹ cần chú ý khi trẻ sơ sinh trào ngược quá nhiều nếu tình trạng kéo dài. Trường hợp trẻ không tăng cân, lười uống sữa,.. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như viêm thực quản dị ứng, hẹp môn vị, mắc chứng không dung nạp thực phẩm. Lúc này cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay lập tức.
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có gây nguy hiểm không?
Việc chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày rất quan trọng. Nếu các cha mẹ không chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng tiêu hóa: Khi trẻ bị viêm thực quản sẽ có mức độ khác nhau, điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống. Nặng nhất phải kể đến là tình trạng barrett thực quản có thể dẫn đến ung thư.
- Hô hấp bị ảnh hưởng: Trẻ bị ho, khò khè kéo dài thời gian. Hơn nữa, áp dụng phương pháp điều trị thông thường không giúp trẻ khắc phục các triệu chứng này. Trẻ có khả năng bị khan tiếng hoặc hen suyễn.
- Bệnh lý liên quan về tai mũi họng như viêm xoang, viêm tai, mòn răng,…
- Trẻ có xu hướng chậm phát triển như chậm tăng cân, suy dinh dưỡng. Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hành vi của trẻ.
Cách điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Loại trừ các dấu hiệu về các bệnh lý tiêu hóa, thì còn lại nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày có thể xuất phát từ cách chăm sóc chưa đúng cách. Thì bố mẹ hãy áp dụng các biện pháp sau đây để hạn chế tình trạng này:
- Không đặt bé nằm xuống ngay sau khi trẻ vừa ăn xong, hãy bế bé ở tư thế đứng trong khoảng 30 phút và vỗ lưng nhẹ nhàng nhằm kích thích bé ợ hơi. Nhờ đó, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
- Đối với trẻ uống sữa bình, bố mẹ nên lựa chọn loại núm vú bình sữa vừa với khuôn miệng của trẻ. Tránh lựa chọn loại núm vú kích thước quá lớn, tránh dòng sữa chảy nhanh, mạnh.
- Chia khẩu phần sữa của trẻ thành từng bữa trong ngày bằng cách tăng số lần cho trẻ uống sữa,
- Giúp trẻ thực hiện các một số bài tập đơn giản như cử động tay chân, massage bụng để tiêu hóa tốt hơn. Nhưng cần phải lưu ý không nên tập ngay sai khi cho trẻ ăn.
Nếu biểu hiện của trẻ bị trào ngược dạ dày mà không thuyên giảm, bố mẹ cần phải đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Nhờ các bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về các triệu chứng, tiền sử bệnh để đưa ra các điều trị phù hợp.
Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn như trẻ bị đau bụng, khó chịu với tần suất thường xuyên. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ cần thực hiện một số xét nghiệm.
Qua những thông tin trên đây, hy vọng sẽ giúp các bà mẹ và ông bố tìm được các dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh cũng như nguyên nhân trớ ở trẻ. Nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc phù hợp nhằm hạn chế tình trạng trào ngược. Đối với biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh do bệnh lý, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp giúp điều trị dứt điểm tình trạng trào ngược, phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
Kim Dung