Bị f0 nên làm gì cho nhanh khỏi là câu hỏi của nhiều người không may mắc bệnh SAR – COVIS 19. Tuy nhiên, tùy vào mức độ triệu chứng nặng hay nhẹ người bệnh nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng đề kháng và mau hồi phục sức khỏe. Vì vậy làm thế nào để bệnh nhân nhanh khỏi khi bị F0, cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Mục Lục
1. Bị F0 nên làm gì cho nhanh khỏi?
Các trường hợp để điều trị f0 được chia thành các yếu tố sau:
1.1. F0 không có triệu chứng
Đây là trường hợp rất khó để phân biệt mình có bị f0 hay không. Nếu bạn nghi ngờ dấu hiệu bệnh có thể test nhanh để kiểm tra. Vì vậy, khi cần có một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học như sau:
- Cân đối khẩu phần ăn giữa nguồn đạm động vật và thực vật như thịt, cá, trứng,…, chất béo động vật và thực vật.
- Đặc biệt bổ sung nhiều chất béo có nguồn gốc từ cá, các loại đậu, dầu thực vật. Hạn chế các chất béo từ thịt gia cầm như gà, vịt, thịt heo.
- Tăng cường rau xanh và hoa quả trong bữa ăn hằng ngày. Thêm vào đó, bạn cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước và sau khi chế biến, ăn chín uống sôi.
- Người bị F0 cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể mỗi ngày từ 1,6 lít đến 2,4 lít nước. Và bổ sung thêm các loại nước như pocari, nước dừa, nước cam, rau má,…Đặc biệt không sử dụng các chất kích thích như rượu bia để tránh việc theo dõi diễn biến bệnh khó khăn hơn.
1.2. F0 có triệu chứng nhẹ
Thường sẽ có dấu hiệu như sốt, ho, mất khứu giác,..hay rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán ăn hoặc ăn không ngon. Vì thế nên cần chú ý những điều sau:
- Hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày để người bệnh cảm thấy không bị kiệt sức. Đặc biệt không ăn quá no có thể gây khó thở, điều này dễ nhầm lẫn với diễn biến của bệnh.
- Chế biến thức ăn dạng mềm, thái nhỏ để dễ tiêu hóa và hấp thu chất di dưỡng.
- Bổ sung các thực phẩm được chế biến từ sữa.
- Bổ sung thêm probiotic mỗi ngày hai lần, uống viên đa vitamin giúp người bệnh có cảm giác đói, thèm ăn, ăn ngon hơn và cơ thể nhanh hồi phục hơn.
1.3. F0 kèm theo bệnh lý nền
Các bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, thừa cân béo phì, viêm họng mạn tính.. cần tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh và chế độ ăn do bác sĩ dinh dưỡng tư vấn. Chẳng hạn người bệnh đái tháo đường nên lựa chọn thực phẩm theo chỉ số đường huyết.
1.4. F0 có triệu chứng nặng
Là những bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện, chế độ dinh dưỡng hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ lâm sàng. Trường hợp bệnh nhân tỉnh táo có thể tự chủ động ăn uống. Ngược lại, đối với người bị F0 bị rối loạn ý thức sẽ dẫn qua ống sonde dạ dày hoặc dinh dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch.
Song song đó, bạn cần theo dõi sức khỏe và đeo khẩu trang thường xuyên khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người khác.
2. Bị F0 cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc
2.1. Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau
Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau thường dùng là acetaminophen. Thuốc này có tác dụng hạ sốt, sốt trên 38,5 độ C mới được sử dụng, giảm đau đầu, đau cơ,.. với mức độ từ nhẹ đến trung bình.
Bên cạnh đó người bệnh cần dùng đúng liều quy định theo hướng dẫn của nhân viên y tế hoặc hướng dẫn đi kèm với thuốc. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên sử dụng đúng liều lượng. Không được nghiền viên dùng cho người lớn cho trẻ uống để tránh quá liều hoặc không đủ liều.
2.2. Thuốc giảm ho, giảm đau họng
Đối với trường hợp đau rát họng có thể áp dụng các biện pháp như ngậm chanh đào ngâm mật ong, uống mật ong với nước chanh ấm hoặc dùng các loại thuốc ho thảo dược được bán tại nhà thuốc. .
Trong trường hợp ho khan khiến bạn có cảm giác mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe có thể dùng thuốc giảm ho như dextromethorphan hoặc thuốc chống dị ứng như vào buổi tối vừa giúp giảm ho. Đối với trường hợp ho có đờm có thể dùng các thuốc làm loãng đờm như ambroxol, bromhexin,.. hoặc kích thích tăng tiết đờm như guaiphenesin.
3. Một số lưu ý khác khi bị f0
– Để cơ thể nghỉ ngơi: Trong khi cơ thể đang chiến đấu với virus. Vì thế, bạn hãy để cơ thể nghỉ ngơi. Điều này giúp cơ thể thêm năng lượng cho cơ thể và nhanh lành bệnh hơn.
– Uống thật nhiều nước: Cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Một số người bệnh bị tiêu chảy, sốt cao nên cần bổ sung các nước điện giải cho cơ thể.
– Tăng cường chất dinh dưỡng: Khi cơ thể chiến đấu với bệnh tật thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể tăng cường ăn trái cây và rau xanh. Bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống với các loại trái cây như cam, bưởi, quýt và đu đủ, dâu tây, cà chua,.. nhằm cung cấp đủ vitamin cho cơ thể. Đồng thời, chất chống oxy hóa và giúp tăng cường miễn dịch. Bên cạnh đó, cố gắng đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và vận động cơ thể.
Thêm vào đó, covid 19 chủ yếu lây lan từ người này sang người khác nên khi tiếp xúc gần gũi cần phải giữ khoảng cách với người thân trong nhà. Đặc biệt không chế biến thức ăn cho người khác. Đặc biệt đeo khẩu trạng khi ở gần người khác và rửa tay trước và sau khi tiếp xúc đồ vật trong nhà.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ là thông tin hữu ích dành cho bạn khi điều trị bệnh tại nhà.
Kim Dung