Bị đau họng nên uống gì để giảm đau rát hiệu quả

bị đau họng nên uống gì

Ngoài việc bạn sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh bị đau họng cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra, có thể lựa chọn một số loại trà thảo mộc và nước uống pha chế với thành phần tự nhiên như mật ong, hoa cúc,.có thể giảm tình trạng viêm do đau họng. Vậy bị đau họng nên uống gì, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

Đau họng là bệnh gì?

Đau họng là một triệu chứng thường gặp của bệnh thuộc vùng hầu họng, phổ biến nhất là viêm họng, viêm VA, viêm thanh quản. Ngoài việc đau do virus, thường đi kèm các triệu chứng khác như ho, cổ họng tiết ra đờm, nghẹt mũi, sổ mũi và kèm theo sốt.

bị đau họng nên uống gì
Dấu hiệu nhận biết đau họng

Một số trường hợp đau họng do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi khi điều trị bằng thuốc và áp dụng các phương pháp cải thiện tại nhà như:

  • Paracetamol: Là thuốc hạ sốt, giảm đau thường được sử dụng khi bị viêm họng cấp tính;
  • Thuốc chống viêm không chứa NSAID (steroid): Thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau và đồng thời làm giảm các triệu chứng do đau họng.
  • Corticosteroid kết hợp với thuốc kháng sinh: Đây là loại thuốc được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Công dụng của thuốc là kháng viêm và giảm sưng, đau. Ngoài ra, Corticosteroid sử dụng hiệu quả hơn khi kết hợp với kháng sinh. 
  • Thuốc xịt họng: Thuốc có thành phần gây tê. Sau khi xịt trực tiếp vào vòm họng có thể làm giảm đau ngay lập tức. Tuy nhiên, không nên dùng kéo dài, chỉ dùng cho người lớn và trẻ em trên 3 tuổi.
  • Kẹo ngậm viêm họng: Viên kẹo ngậm sẽ làm tê liệt tạm thời các thủ thể thần kinh làm giảm các triệu chứng đau họng. Những viên kẹo ngậm thường có chiết xuất từ tinh dầu bạc hà và benzocaine. Người lớn và trẻ em trên 5 tuổi có thể sử dụng viên ngậm để giảm đau rát họng.

Bị đau họng nên uống gì để giảm đau rát hiệu quả 

Bị đau họng nên uống gì, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thì những thức uống có thành phần tự nhiên có thể cải thiện tình trạng đau họng tại nhà.

Sử dụng mật ong 

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, đồng thời có tác dụng giảm viêm và giảm đau do viêm họng liên cầu khuẩn. Cách thực hiện bằng cách như sử dụng 1 – 2 thìa mật ong vào trà hoặc nước ấm để giúp giảm đau và giảm ho hiệu quả. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cần phải lưu ý là không sử dụng mật ong dành cho trẻ dưới một tuổi. 

bị đau họng nên uống gì
Trà mật ong được tác dụng giảm đau hiệu quả

Vitamin 

Nếu người bệnh bị viêm họng do liên cầu khuẩn, nên việc bổ sung vitamin C hoặc dùng thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vitamin C có thể rút ngắn được thời gian của các triệu chứng cảm lạnh, chẳng hạn như đau họng. 

Những thực phẩm giàu vitamin C như: trái cây có múi, ớt chuông, dâu tây, cà chua, cải xoăn,.. người bệnh có thể ép lấy nước uống hoặc xay sinh tố.

Trà thảo mộc 

Theo một số nghiên cứu, trà thảo mọc được pha với nồng độ an toàn với dâu tây, cam thảo, xạ hương hoặc oregano có thể làm dịu sự khó chịu khi bị đau họng. 

Trà hoa cúc tím Echinacea 

Chiết xuất Echinacea thường được sử dụng như một phương thuốc để hỗ trợ điều trị cảm lạnh, viêm họng hay cảm cúm. Một số nghiên cứu cho thấy, trà hoa cúc tím có thể giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, giảm viêm và đau, đồng thời có tác dụng khác virus. 

Nước hầm xương 

Nước hầm xương được sử dụng như một phương thấy để chữa cảm lạnh và nhiễm trùng trong đường hô hấp trên.

bị đau họng nên uống gì
Bạn có thể dùng nước hầm xương kết hợp các món rau củ

Uống nước hầm xương ấm có thể giúp giữ nước và làm dịu cơn đau họng. Hơn nữa, nước hầm xương cũng chứa carnosine, có thể làm giảm phản ứng viêm sẽ giúp góp phần gây đau họng. Với nước hầm xương này có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày vì có chứa các axit amin, vitamin và khoáng chất có lợi cho hệ miễn dịch.

Một số lưu ý khi dùng thuốc trị đau họng 

Ngoài việc sử dụng thức uống điều trị đau họng sẽ là phương pháp chữa trị đau họng an toàn và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, khi áp dụng sử dụng các loại thức uống trên cần phải lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Chỉ nên dùng với liều lượng nhất định, đặc biệt không sử dụng quá ít sẽ không mang lại hiệu quả. Ngược lại, nếu uống quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hoạt động của các cơ quan khác.
  • Bên cạnh việc sử dụng các thức uống, người bệnh cần phải xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý và cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp. Đồng thời hạn chế các thực phẩm làm kích thích cổ họng như nước ngọt có gas, rượu – bia,.
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để làm sạch khoang miệng và loại bỏ các vi khuẩn để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau họng.
  • Ngủ đúng giwof, đủ giấc sẽ giúp cho tình thần thoải mái. Ngoài ra, việc ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch. Khi bị đau họng, người bệnh nên ngủ từ 8 – 9 tiếng mỗi ngày. 
bị đau họng nên uống gì
Khi nào đau họng nên gặp bác sĩ

Khi nào nên gặp bác sĩ để điều trị hiệu quả 

Đau họng có thể mất trong vài ngày, trong thời gian này, bạn nên súc miệng bằng nước muối, cố gắng nghỉ ngơi nhiều và đồng thời uống nhiều nước. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau họng của bạn không thuyên giảm, thì hãy gặp bác sĩ. Hầu hết các trường hợp bị viêm họng do nhiễm virus, như cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn thường sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh.

Ngoài ra, đau họng có thể xảy ra do các yếu tố môi trường như dị ứng thời tiết do thay đổi theo mùa, hít phải khói thuốc lá, hoặc những người ngủ ngáy cũng có thể bị đau họng.

Khi có những dấu hiệu dưới đây, bạn cần phải đi thăm khám và nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ:

  • Đau họng đã điều trị kéo dài hơn một tuần nhưng không khỏi;
  • Đau họng kèm theo sốt cao hoặc lập lại;
  • Đau họng kèm theo nổi hạch cổ, hạch kéo dài không biến mất và kích thước lớn dần theo thời gian;
  • Đau họng kéo dài kèm theo mệt mỏi, chán ăn, sụt cân mà không rõ nguyên nhân;
  • Đau nhức kèm theo mất giọng kéo dài; 

Người bị đau họng nên uống gì? Ngoài việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, chống dị ứng điều trị triệu chứng, cũng như một số thức uống có nguồn gốc thảo dược sẽ hỗ trợ đau họng hiệu quả. Tuy nhiên, thức uống thảo dược không là thuốc và không thể thay thế cho thuốc chữa bệnh. Thế nên, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây ra đau họng và có phương pháp điều trị phù hợp.

Kim Dung

chat zalo
messenger