[GIẢI ĐÁP] Bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh?

Bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh?

Bà bầu cần được chăm sóc và quan tâm sức khỏe nhiều hơn. Bởi chỉ cần một dấu hiệu nhỏ nào đó cũng cảnh báo những điều sắp xảy ra. Một trong những dấu hiệu được nhiều mẹ bầu quan tâm chính là xuống máu chân. Theo quan niệm dân gian, xuống máu chân là dấu hiệu sắp sinh em bé. Vậy điều này có đúng không và khi nào các mẹ gặp tình trạng này, hãy cùng My Auris tìm hiểu bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh chi tiết hơn qua bài viết sau đây nhé. 

Hiện tượng bà bầu xuống máu chân 

Khi mang thai, hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải tình trạng máu bị chảy xuống chân. Song, tùy người mà có mức độ nặng hay nhẹ. Hiện tượng này xảy ra khi càng về cuối thai kỳ do nhu cầu phát triển của thai nhi ngày càng tăng nên cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra một lượng máu lớn. Khi trọng lượng thai nhi tăng lên, lượng máu sẽ khó lưu thông ở dưới và dẫn đến chân dễ sưng phù. 

Nhiều mẹ bầu thường gặp tình trạng này vào tháng thứ 9 của thai kỳ nhưng cũng có một số mẹ xuất hiện triệu chứng này ngay từ tháng thứ 5. Ngoài nguyên nhân kể trên, cũng còn một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng máu xuống chân ở bà bầu như: 

  • Mẹ bầu mang thai lần đầu tiên dễ bị suy tĩnh mạch hay giãn tĩnh mạch khiến cho chân bị sưng phù bởi lượng máu gia tăng và nồng độ hormone cao gấp nhiều lần bình thường. 
  • Do rối loạn nội tiết tố mà cũng có thể bị máu xuống chân. Phụ nữ mang thai thay đổi hormone và bị rối loạn làm ứ trệ tuần hoàn vệ tim. Máu ở chân ứ đọng lại và gây sưng phù, chuột rút. 
  • Chế độ dinh dưỡng cũng tác động gây phù nề. Chẳng hạn như các mẹ ăn nhiều muối cũng làm cho cơ thể bị tích nước dẫn đến hiện tượng chân sưng phù, nặng nề hơn. 
bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh
Hiện tượng bà bầu xuống máu chân

Bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh?

Bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Theo quan niệm dân gian, bà bầu xuống máu chân là dấu hiệu của sắp sinh em bé. Đặc biệt là bà bầu xuống máu chân ở những tuần cuối thai kỳ thì có thể mẹ sẽ sinh sau 1-2 tuần kế tiếp đó. 

Thông thường, khi bước sang tuần thứ 37-39, bà bầu sẽ xuất hiện tình trạng máu xuống chân. Lúc này, bàn chân của mẹ thường sưng phù lên nhưng đây không phải là dấu hiệu nguy hiểm nên các mẹ đừng quá lo lắng. Bởi hiện tượng này còn được xem là phù chân, hầu hết các mẹ đều gặp vào tháng thứ 9 của chu kỳ. 

Tuy nhiên, bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh chỉ là theo quan niệm dân gian, chưa có sự kiểm chứng bởi các nghiên cứu khoa học nào. Do đó, điều này không hoàn toàn đúng. Do đó, các mẹ nếu thấy có dấu hiệu bất thường vẫn nên đến gặp bác sĩ thăm khám, kiểm tra đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. 

Ngoài ra, với phụ nữ sắp sinh cũng cần chú ý một số dấu hiệu để có những sự chuẩn bị tốt nhất cho em bé chào đời: 

  • Vỡ ối hoặc ra máu 
  • Có cảm giác khung xương chậu mở rộng hơn 
  • Dịch âm đạo ra nhiều 
  • Tụt bụng xuống sâu 
  • Cơn gò ngày càng nhiều và cường độ tăng cao. 
bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh
Bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh?

Vậy nên, bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh thì vẫn chưa chắc đúng, tùy vào thời điểm và dấu hiệu đi kèm mà các mẹ nên thăm khám bác sĩ sớm nhất. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé. 

Cách chăm sóc bà bầu bị máu xuống chân 

Không phải mẹ nào xuất hiện hiện tượng máu xuống chân cũng sắp sinh bởi có mẹ xuất hiện tình trạng này sớm, chỉ mới 4-5 tháng của thai kỳ. Do đó, các mẹ cần chú ý chăm sóc bản thân để thuyên giảm tình trạng, cảm thấy dễ chịu hơn. Bởi hiện tượng này không gây ra nguy hiểm đối với mẹ bầu nhưng có thể ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi, cuộc sống và sinh hoạt của các mẹ. 

Nếu các mẹ gặp phải tình trạng này trong thai kỳ, có thể áp dụng 1 số cách như sau: 

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Các mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các dưỡng chất thiết yếu trong quá trình mang thai như canxi, sắt, DHA, acid folic. Bên cạnh đó, các vitamin và khoáng chất cũng cần chú trọng để giúp bảo vệ thành tĩnh mạch, giảm nguy cơ phù chân. 

Luyện tập thể dục 

Một số mẹ quan niệm luyện tập thể dục sẽ không tốt bởi ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, các mẹ nên chọn các bài tập phù hợp để tăng cường sức khỏe, giảm phù nề và còn giúp các mẹ dễ sinh. Các mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về yoga, bơi, đi bộ,… cho bà bầu để hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn. 

bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh
Luyện tập thể dục – Cách chăm sóc bà bầu bị máu xuống chân

Thường xuyên thay đổi tư thế 

Bà bầu không nên đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu vì sẽ khiến cho máu không được lưu thông dễ gây phù nề. Các mẹ nên đi lại nhẹ nhàng sau khoảng 1 giờ đồng hồ ngồi 1 chỗ. 

Tư thế nằm ngủ 

Khi ngủ, bà bầu nên nằm nghiêng bên trái – đây là tư thế ngủ tốt nhất dành cho mẹ bầu và thai nhi. Tư thế này sẽ không gây áp lực cho tĩnh mạch ở khung chậu và động mạch chủ. Hơn nữa, khi nằm cần chú ý gác chân cao để giảm hiện tượng máu dồn về chân gây phù chân. 

bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh
Tư thế nằm ngủ – Cách chăm sóc bà bầu bị máu xuống chân

Ngâm và massage chân 

Ngâm chân và massage là cách giúp giảm phù chân hiệu quả cho các bà bầu. Hơn nữa, còn giúp máu lưu thông tốt, giúp bà bầu giảm được đau nhức và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Mỗi ngày các mẹ nên nhờ chồng hoặc người thân massage ít nhất 15 phút để thư giãn. 

Uống đủ nước 

Mỗi ngày, các mẹ nên uống khoảng 2-2.5 lít nước để giúp cơ thể đào thải độc tố tốt hơn. Việc uống đủ nước giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru hơn, tránh tình trạng tích lũy chất lỏng dẫn đến phù chân.

Ngoài ra, để tốt cho bà bầu và thai nhi, cũng như giảm tình trạng sưng phù chân thì các mẹ cũng nên tránh: 

  • Tránh sử dụng đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
  • Không nên ăn mặn, không nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều muối, chất bảo quản như thịt xông khói, xúc xích, đồ đóng hộp, đồ đông lạnh, đồ chiên rán, các thực phẩm ăn nhanh, chế biến sẵn,…
  • Không nên đi giày cao gót và mặc quần áo bó sát cơ thể. 
bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh
Uống đủ nước – Cách chăm sóc bà bầu bị máu xuống chân

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết về bà bầu xuống máu chân bao lâu thì sinh giúp mọi người giải đáp được thắc mắc. Từ đó, biết cách chăm sóc bà bầu tốt hơn. Để an toàn và đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé, các mẹ nên theo dõi sức khỏe và khám thai định kỳ. Khi đó, bác sĩ sẽ theo dõi và nắm được tình trạng, nếu có điều gì bất thường sẽ có những biện pháp can thiệp sớm nhất.

Anh Thy 

chat zalo
messenger