Áp xe là một thuật ngữ chỉ về tình trạng tổn thương xuất hiện bọc mủ sau khi bị viêm nhiễm. Tình trạng này có thể phát triển khắp nơi trên cơ thể nên khá nguy hiểm, hoặc một số trường hợp gây tử vong. Vậy nguyên nhân, cách phòng ngừa như thế nào, và bị áp xe có nguy hiểm không cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Mục Lục
Áp xe là gì? Dấu hiệu nhận biết
Áp xe là sự hình thành túi mủ chứa đầu dịch mủ, túi dịch mủ được hình thành do cơ chế miễn dịch tự nhiên. Khi cơ thể bị xâm nhập bởi các vi khuẩn hay vi trùng thì hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để loại bỏ chúng, lúc này bạch cầu trong cơ thể sẽ được điều động tại vị trí bị nhiễm trùng để thực hiện nhiệm vụ. Dịch mủ trong ổ áp xe chứa một hỗn hợp, trong đó bao gồm các tế bào bạch cầu, xác vi trùng và các mảng tế bào chết.
Một ổ áp xe hình thành bất kỳ ở đâu trên cơ thể. Hơn nữa, triệu chứng chung và phổ biến nhất là sốt, khó chịu hoặc xuất hiện vùng sưng đỏ (ngoài da), nôn mửa,..Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị có thể chia áp xe thành 2 nhóm lớn:
- Áp xe dưới da: như áp xe cơ, áp xe răng, áp xe vú,.. thường sẽ có dấu hiệu rõ ràng, sưng tấy, đau ở vùng sưng, vết sưng bị mưng mủ thường sẽ được dễ chẩn đoán và điều trị.
- Áp xe trong cơ thể: như áp xe quanh hậu môn, áp xe gan, áp xe phổi,.. thông thường những triệu chứng này không rõ ràng, khó nhận biết . Lúc này, bạn cần phải đến các thiết bị chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính thì mới có thể đánh giá được tình trạng bệnh.
Nguyên nhân gây ra tình trạng áp xe
Nguyên nhân chính gây ra bệnh được xác định do nhiễm trùng. Những yếu tố nhiễm trùng gây cho người bệnh gồm có:
Vi khuẩn
Vi khuẩn xâm nhập vào các mô bên dưới da và các tuyến bài tiết làm phản ứng viêm, những chất hóa học ở trung gian cùng tế bào bạch cầu. Hơn nữa, tuyến mồ hôi và tuyến bã bị tắc nghẽn tạo điều kiện cho chúng xâm nhập vào cơ thể cũng như sinh sôi phát triển.
Khi hệ miễn dịch hoạt động chống lại vi khuẩn sẽ tiết ra 1 chất lỏng mà chúng ta thường gọi là mủ. Trong đó, staphylococcus aureus được xem là vi khuẩn có tỷ lệ cao nhất trên thế giới và gây ra các loại áp xe dưới da hoặc ở màng cứng cột sống.
Ký sinh trùng
Loại này thường xuất hiện ở các nước phát triển và đang phát triển, có thể là giun sán, sán lá gan hay amip,..Những loại ký sinh trùng này thường sẽ phát triển bên trong nội tạng của cơ thể, từ đó gây ra tình trạng áp xe, chẳng hạn bệnh áp xe gan gây ra bởi loài sán lá gan.
Tóm lại, những trường hợp bị áp xe cần phải quan sát kích thước của áp xe lớn hay nhỏ, sau đó hãy đến phòng khám để điều trị áp xe. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những người khác, điển hình như:
- Môi trường sống bị ô nhiễm hoặc mất vệ sinh;
- Tiếp xúc với nhiều người bị nhiễm trùng trên da;
- Những người bị rượu bia, sử dụng ma túy;
- Những người gầy nhom, suy kiệt hoặc những bệnh nhân ung thư, đái tháo đường, AIDS hay viêm loét đại tràng,..
- Sử dụng corticoid trong thời gian dài và chích thuốc tĩnh mạch;
- Các trường hợp về các máu như bạch cầu, hồng cầu hình liềm;
Bị áp xe có nguy hiểm không?
Đối với áp xe nhỏ
Thường là những ổ áp xe nhỏ trên da thì sau khoảng một thời gian sẽ tự khô dịch mủ và lành lại. Một số trường hợp nặng hơn thì phải sử dụng thuốc và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Đối với ổ áp xe lớn
Những ổ áp xe lớn hoặc nằm bên trong cơ thể thường có tính nguy hiểm cao hơn với các áp xe nhỏ. Vì thế, trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp chẩn đoán áp xe sẽ phụ thuộc vào vị trí của bệnh như:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ quan sát vùng da bị tấy đỏ, răng miệng hoặc thăm khám ổ bụng, thần kinh để định khu vị trí khối áp xe;
- Siêu âm ổ bụng: Bác sĩ sẽ quan sát kích thước, tính chất và vị trí của các khối áp xe trong ổ bụng;
- Chụp X – quang: bác sĩ thường được chỉ định chụp X – quang nhằm đánh giá mức độ viêm nhiễm. Trường hợp này thường áp dụng khi bị áp xe răng.
- Chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ (MRI): Nhờ đó giúp bác sĩ phát hiện được các khối áp xe nằm sâu trong nhu mô não hoặc ổ bụng;
Tóm lại, áp xe có nguy hiểm không? Áp xe sẽ nguy hiểm và cần phải điều trị kịp thời đối với những trường hợp với ổ áp xe lớn, nhất là ổ áp xe nằm bên trong cơ thể. Vì chúng không chỉ gây ra tình trạng đau nhức mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng. Ngoài ra, nếu không can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách có thể bị hoại tử hoặc bị ung thư.
Điều trị trường hợp bị áp xe như thế nào?
Nếu ổ áp xe không được chữa trị kịp thời sẽ khiến tình trạng bệnh sẽ tiến triển nặng hơn bằng cách sẽ tăng thêm kích thích, lan ra khu vực xung quanh và gây vỡ. Nếu bị vỡ ở mô bên dưới da sẽ làm chảy mủ ra ngoài, hoặc chúng sẽ tạo nên đường dò và làm hủy hoại vùng mô rộng khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, điều trọng nhất là bạn phải phân biệt được đâu là loại áp xe mô bên dưới da nông hay sâu trong các bộ phận cơ thể. Và cách thức chữa trị bệnh này sẽ còn phụ thuộc vào:
- Trường hợp ở mô bên dưới da: Phương pháp điều trị tốt nhất là rạch dẫn lưu mủ ra bên ngoài. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc phối hợp dùng thuốc kháng sinh sẽ không đem lại kết quả tốt. Khi dịch mủ ngừng chảy, bác sĩ sẽ dùng gạc cầm máu và băng bó vết thương.
- Trường hợp các khối mủ nhiễm khuẩn nông nhỏ thì dịch sẽ tự chảy và khô không cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Có thể dùng thêm các loại thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin đối với những bệnh nhân nhạy cảm và theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Trường hợp áp xe sâu: bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp ngoại khoa bằng cách rạch dẫn lưu cho khối mủ nhiễm khuẩn kết hợp việc sử dụng thuốc kháng sinh. Thông thường thuốc kháng sinh sẽ thường được chỉ định trên kết quả kháng sinh đồ, dùng thuốc sớm và đủ liều. Hơn nữa, biện pháp rạch dẫn lưu mủ sẽ được tiến hành dưới sự điều phối của trên hình ảnh chẩn đoán như siêu âm.
Trên đây là những thông tin mà My Auris chia sẻ về bị áp xe có nguy hiểm không. Từ đó, giúp bạn có phương pháp điều trị phù hợp với từng loại bệnh cũng như giúp kiêng những một số thực phẩm để làm vết thương nhanh lành hơn.
Kim Dung