Bé bị ho khan liên tục phải làm sao? (5 cách chính)

Bé bị ho khan liên tục phải làm sao? (5 cách chính)

Ho là một triệu chứng phổ biến xuất hiện ở cả người lớn lẫn trẻ em. Trong một số trường hợp, ho là phản xạ tốt giúp thông thoáng đường thở. Tuy nhiên, trẻ em có hệ thống miễn dịch còn non yếu nên luôn cần sự chăm sóc, theo dõi chặt chẽ của cha mẹ. Nếu bé bị ho khan liên tục phải làm sao? Để biết cách phòng tránh, xử lý hiệu quả, mời bạn tham khảo các thông tin sau được tổng hợp từ My Auris nhé!

Giải đáp bé bị ho khan liên tục phải làm sao?

Với trường hợp bé bị ho khan liên tục phải làm sao, thì dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào cũng cần chú ý tập trung điều trị theo nguyên tắc giảm ho, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé. Nếu tình trạng không có sự cải thiện, mẹ nên đưa bé đến thăm khám với bác sĩ nhu khoa hoặc bác sĩ khoa tai-mũi-họng.

Giải đáp bé bị ho khan liên tục phải làm sao?
Giải đáp bé bị ho khan liên tục phải làm sao?

Từ xưa, các mẹ luôn có một số mẹo hay và dễ dàng thực hiện tại nhà, có thể mang lại hiệu quả trong việc giảm ho. Điển hình như:

  • Cho các bé uống nước ấm: Bé nhỏ mẹ nên cho bú từ 1 đến 2 bình nước ấm, các bé lớn hơn thì uống từ 1 đến 2 cốc nước ấm mỗi ngày. Nước ấm sẽ tăng khả năng làm ấm, làm dịu bớt cơn đau họng và làm loãng đờm.
  • Kê gối sao cho đầu của con cao hơn thân và vai: Điều này chỉ áp dụng khi cho các bé đi ngủ, điều này sẽ giúp bé thở được dễ dàng hơn và giảm được lượng dịch chảy xuống cổ họng.
  • Giữ ấm cơ thể cho các bác: Cần lưu ý giữ ấm nhiều nhất tại vùng cổ, tay và chân. Những vị trí này thoáng và hở khi các bé ngủ nên rất dễ bị nhiễm lạnh.
  • Điều chỉnh nhiệt độ của máy lạnh: Nhiệt độ chỉ nên được để ở mức 25 độ C, không hạ xuống quá thấp sẽ làm bé ho nhiều hơn.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm (nếu có): Độ ẩm trung bình khoảng 40 đến 60% là lý tưởng nhất cho các bé.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những cách này chỉ là giải pháp tạm thời để các bé bớt được cảm giác khó chịu trước khi thăm khám với bác sĩ. Nếu sau khi được chăm sóc tại nhà mà cơn ho không dứt, cha mẹ nên đưa con đến sở y tế gần nhất. Bác sĩ sẽ giúp tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Lưu ý mẹ không nên tự ý cho con sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại kháng sinh, corticoid,… Đối với các em nhỏ, mẹ có thể chọn loại siro và kết hợp với những loại thuốc mà bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, nên chọn loại siro ho cho bé phù hợp với độ tuổi cũng như tình trạng ho thực tế,…

Nguyên nhân khiến các bé ho khan liên tục không ngừng 

Với trẻ em, nếu bé bị ho liên tục hơn 4 tuần được gọi là ho kéo dài. Vậy bé bị ho khan liên tục phải làm sao – Điều này còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bé, do đó câu trả lời là tình trạng ho của bé có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân:

Nguyên nhân khiến các bé ho khan liên tục không ngừng 
Nguyên nhân khiến các bé ho khan liên tục không ngừng

Trẻ ho do dị ứng

Dị ứng xảy ra khi bé hít phải hay tiếp xúc với các dị nguyên như khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc. Khi hít phải những chất có khả năng gây dị ứng này, cơ thể sẽ kích hoạt những kháng nguyên để giúp loại bỏ chúng. 

Histamin – Một trong những chất do cơ thể tiết ra. Tuy nhiên, khi Histamin trong cơ thể vượt quá ngưỡng cho phép có thể gây nên tình trạng dị ứng, thường gặp nhất ở những người có cơ địa mẫn cảm.

Trẻ ho liên tục do vi khuẩn, virus

Sự thay đổi thời tiết là thời điểm thuận lợi nhất cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, virus. Những vi sinh vật gây bệnh thường xuất hiện trong không khí, đặc biệt là trong môi trường bụi bẩn, ẩm ướt, thường gây cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp,…

Trẻ ho do ho gà

Trẻ ho dai dẳng có thể nhiễm vi khuẩn ho gà (Bordetella pertussis) được lây truyền qua việc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bị nhiễm bệnh. Khi các bé bị ho gà, thường đột ngột ho dữ dội kéo dài khoảng 15 đến 20 giờ. Sau đó, các bé do yếu dần và có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy. 

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ho gà cao, với hơn 90% trường hợp mắc bệnh là trẻ dưới 1 tuổi, chưa được viêm vắc xin hay chưa đủ 3 mũi cơ bản. Bệnh có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm, nhất là các bé dưới 1 tuổi. Những biến chứng thường gặp như viêm phổi bội nhiễm, viêm phế quản.

Trẻ ho do mắc dị vật

Phản xạ ho xảy ra khi cổ họng bị tắc, ngăn cảm cử động nuốt. Khi thấy các bé ho liên tục thì nên kiểm tra xem có dị vật mắc trong cổ họng của bé hay không. Các bé thường nuốt phải các vật nhỏ như hạt, cúc áo, đồ chơi, nếu có thì cần tiến hành lấy ra ngay. Những dị vật có thể gây tình trạng kích ứng cổ họng của bé, nguy hiểm hơn là làm tắc nghẽn khí quản, gây khó thở và dẫn đến ngạt thở.

Trường hợp cha mẹ không tự lấy được, bé bị ho khan liên tục phải làm sao thì lúc này cần nhờ sự hỗ trợ của người có chuyên môn, và nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Trẻ ho do bị viêm xoang 

Viêm xoang cũng có thể gây nên tình trạng các bé ho liên tục do làm tăng lượng dịch ứ đọng từ mũi. Do ngạt mũi và khó thở nên các bé sẽ có xu hướng thở bằng miệng, gây viêm họng và kích thích việc ho nhiều hơn. 

Viêm xoang có thể gây viêm họng, thậm chí là viêm học mạn tính nếu do kéo dài mà không có phương pháp điều trị tốt.

Một số nguyên nhân khác

Hít khói thuốc là cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bé bị ho
Hít khói thuốc là cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bé bị ho

Bên cạnh những nguyên nhân trên, nhiều bệnh lý khác cũng là nguyên nhân khiến bé bị ho liên tục:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Tim bẩm sinh 
  • Hen suyễn
  • Viêm tai giữa
  • Hít phải khói thuốc lá thụ động
  • Hậu covid
  • Một số nguyên nhân khác

Một số cách khắc phục tình trạng ho khan liên tục của bé

Một số cách khắc phục tình trạng ho khan liên tục của bé
Một số cách khắc phục tình trạng ho khan liên tục của bé

Khi ở nhà, bé bị ho khan liên tục phải làm sao thì cha mẹ có thể phòng ngừa tình trạng ho kéo dài cho bé với một số cách đơn giản:

  • Chú ý tiêm phòng vắc xin cho bé theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên môn.
  • Tăng cường sức đề kháng cho bé bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đủ chất và hình thành thói quen tốt là thường xuyên tập thể dục.
  • Hạn chế một số tác nhân gây kích ứng, dị ứng như khói bụi, lông thú, khói thuốc lá, sự thay đổi đột ngột từ nhiệt độ, đồ ăn quá lạnh,…

Đồng thời, nếu bé xuất hiện tình trạng ho với bất kỳ nguyên nhân nào kể trên, cha mẹ cũng cần cho con đi thăm khám sớm với bác sĩ. Đặc biệt, với trường hợp bé ho kéo dài còn đi kèm với những triệu chứng như sốt cao, khó thở, sụt cân,… cũng cần cho bé đi khám ngay, tránh bệnh chuyển biến nặng. 

Tóm lại, bé bị ho khan liên tục phải làm sao thì bạn có thể thực hiện với những cách làm tại nhà như cho bé uống nước ấm, chườm ấm, thay đổi dinh dưỡng,… Tuy nhiên, đừng chủ quan mà bạn cần cho con thăm khám sớm với bác sĩ. Thông qua thăm khám và kiểm tra chi tiết, bác sĩ cũng có cơ sở nắm được tình hình sức khỏe và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hạn chế tối đa các biến chứng không mong muốn cho các bé.

Yến Nhi

chat zalo
messenger