Khi tham gia các buổi vận động, sinh hoạt sẽ không thể tránh khỏi những va đập đối với cơ thể. Nhất là những lúc không may bị vấp té, ngã gây chấn thương thì vùng da tại nơi đó dẽ bị sưng to lên. Bạn không thể tránh khỏi cảm giác đau nhức khi chạm vào, thậm chí là bầm tính. Với trường hợp này, bạn có thể áp dụng cách giảm sưng khi bị va đập theo chia sẻ từ bác sĩ để giảm tình trạng sưng đau hiệu quả. Cùng tham khảo bài viết sau, My Auris sẽ giúp bạn tổng hợp một số thông tin cần thiết.
Mục Lục
Một số cách giảm sưng khi bị va đập mà bạn cần nắm
Khi không may bị va đập và gây nên tình trạng sưng tấy. Một số biện pháp đơn giản trong cách giảm sưng khi bị va đập, giúp giảm sưng và giảm đau:
- Chườm lạnh: Dùng băng đá hay đá lạnh được bọng bên trong túi chườm lạnh. Đặt nó lên vùng bị tổn thương trong khoảng từ 15 đến 20 phút. Cảm giác lạnh sẽ có tác dụng làm co mạch máu và giảm sưng tiêu một cách hiệu quả.
- Kê cao: Nếu bị sưng nằm ở các phần cơ thể có thể nâng lên, đặt một cái gối dưới vùng bị tổn thương để nâng cao phần đó. Cách này sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu cũng như giảm sưng được tốt nhất.
- Nghỉ ngơi: Người bệnh cần để cho vùng bị tổn thương được nghỉ ngơi, cũng như tránh một số hoạt động quá mức. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp cho cơ thể hồi phục và giảm sưng được hiệu quả.
- Băng bó vết thương: Băng bó hay dùng băng gạc để nén nhẹ vùng bị sưng. Điều này sẽ giúp giảm sự tràn dịch và giữ vết thương đang tổn thương được ổn định hơn.
- Bổ sung cho cơ thể nhiều người, và vitamin C: Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể duy trì lượng nước cần thiết, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục. Còn vitamin C sẽ có tác dụng giúp vết thương có thể tan bầm được nhanh hơn.
- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Nếu có sự chỉ định đến từ bác sĩ, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc NSAIDs theo đúng hướng dẫn nhằm giúp giảm sưng, đau.
- Chú ý kiểm tra y tế thường xuyên: Nếu tình trạng sưng không giảm đi sau vào ngày hoặc bạn cảm thấy có triệu chứng khác như đau đớn nghiêm trọng. Lúc này hãy tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để được thăm khám và tiến hành điều trị phù hợp.
Tại sao lại bị sưng bầm ngay sau khi bị va đập?
Sưng, bầm ngay sau khi bị va đập là một phản ứng bình thường của cơ thể, có thể tự giảm đi theo thời gian. Khi bạn gặp tình trạng này, cơ thể phản ứng bằng cahcs gửi tín hiệu đến khu vực bị tổn thương. Một phản ứng tự nhiên của cơ thể là tăng lưu thông máu tại khu vực bị tổn thương nhằm khắc phục vết thương. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ không thể bỏ qua cách giảm sưng khi bị va đập.
Sưng diễn ra khi các mạch màu trong khu vực bị tổn thương giãn nở để cho phép quá trình lưu thông máu tăng cung cấp các chất chống viêm, dưỡng chất. Những chất này sẽ gồm dịch mô, tế bào bạch cầu,… Sự tích tự các chất này có thể dẫn đến tạo thành các vết bầm cũng như gây sưng.
Bầm do máu rỉ từ những mạch máu bị tổn thương đến các mô xung quanh. Huyết hắc tố trong máu sẽ phân hủy thành các chất có màu xanh, tím hay vàng gây nên tình trạng đổi màu tích tụ gần khu vực bị tổn thương.
Một vài điểm lưu ý trong việc áp dụng cách giảm sưng đau trong va đập
Khi áp dụng các cách giảm sưng khi bị va đập, bạn cần lưu ý một số điểm sau nhằm tránh gây tình trạng nghiêm trọng hơn và các biến chứng không mong muốn:
- Với những trường hợp các triệu chứng đau nhức không có dấu hiệu thuyên giảm mà thậm chí còn nặng hơn. Tốt nhất người bệnh cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán chính xác, tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.
- Không sử dụng dầu nóng để xoa bóp các vết thương đang bị bầm tím và sưng phù. Nguyên nhân là vì việc này có thể gây nên các tổn thương cho mao mạch, chảy máu trong nhiều hơn và khiến cho các triệu chứng bị sưng nề,… Do đó, hãy tránh áp dụng xoa bóp, nắn, xoa dầu, không nên dùng thuốc tan máu bầm, mật gấu quá sớm (trong khoảng 24 giờ đầu sau khi bị va đập). Bởi nó sẽ gây tình trạng chảy máu, tăng hiện tượng sưng bầm hơn.
- Người bệnh không nên cố gắng vận động trong vòng 72 giờ sau khi bị chấn thương, va đập. Bởi việc này sẽ gây đau đớn, làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng vết thương
- Không được áp dụng các phương pháp xử lý chưa được kiểm chứng khoa học (theo kinh nghiệm dân gian). Cụ thể, không thoa rượu hay cồn bởi nó sẽ làm tăng thêm triệu chứng phù nề, hay thậm chí làm tổn thương lan rộng thêm. Đồng thời, việc này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm cho thời gian hồi phục diễn ra lâu hơn.
- Với những cơn đau dữ dội, người bệnh không nên massage. Vì việc này sẽ làm cho máu chảy tới những vị trí bị tổn thường ngày một nhiều hơn, gây tình trạng sưng to và đau đớn khó kiểm soát.
- Trường hợp có vết sưng nề, bầm tím có kèm thêm các dấu hiệu sau thì cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất cấp cứu: Sốt, vết bầm tím xuất hiện vị trí gần mắt, vết bầm ngày một sưng hơn và chuyển sang màu đỏ gây đau nhức dữ dội, không thể cử động được. Đồng thời vết bầm không biến mất sau khoảng 2 tuần, bầm không rõ nguyên nhân hay xuất hiện nhiều lần không thể giải thích được cũng cần được đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Có thể chườm lạnh ngay sau khi bị va đập để giảm sưng đau. Cảm giác lạnh có thể làm co mạch máu, giảm sự tràn dịch vào vùng tổn thương. Tuy nhiên, hạn chế thời gian chườm lạnh trong khoảng 15 đến 20 phút mỗi lần, không được để lạnh tiếp xúc trực tiếp với vùng da nhằm tránh gây thêm các tổn thương.
- Không dùng đá hay nước nóng đè trực tiếp lên vết thương, bởi điều này có thể gây bỏng lạnh hay bỏng nóng cho bạn.
- Cần thận trọng hơn đối với các vùng nhạy cảm, và bị tổn thương sâu: Nếu vùng bị tổn thương gần với vị trí mạch máu lớn, dây thần kinh quan trọng hay có các dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Lúc này bạn cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào nêu trên.
Với những cách giảm sưng khi bị va đập kể trên sẽ chỉ mang tính chất tạm thời, hỗ trợ hạn chế các chấn thương tiến triển ngày một nặng hơn. Do đó, khi đã thực hiện xong các nguyên tắc kể trên, người bệnh vẫn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra kỹ hơn. Quá trình xử lý, can thiệp các chấn thương đúng cách, kịp thời sẽ giúp các tổn thương nhanh chóng hồi phục hơn.
Yến Nhi