Bị đau nửa đầu bên phải có thể là những dấu hiệu cảnh báo làm ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân của bạn. Vì thế khắc phục tình trạng này, hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp khắc phục nhằm kiểm soát cơn đau nửa đầu bên phải.
Mục Lục
Nguyên nhân bị đau nửa đầu bên phải như thế nào?
Đau nửa đầu là một trong những 300 loại đau đầu là các triệu chứng phổ biến và được nhiều người quan tâm. Hơn nữa, các triệu chứng đau đầu thường đi kèm cảm giác mệt mỏi, buồn nôn và rối loạn thị giác.
Bên cạnh đó, hiện nay chưa có nguyên nhân rõ ràng cho hiện tượng này. Tuy nhiên, theo các nhận định của chuyên gia, nguyên nhân gây đau nửa đầu bên phải chủ yếu như:
Các vấn đề liên quan đến thần kinh
Những vấn đề khác nhau trong não bộ có thể khiến bạn bị đau đầu một bên. Với tình trạng thần kinh điển hình dưới đây có thể là nguyên nhân xuất phát đau nửa đầu bên phải:
- Đau dây thần kinh chẩm: Điều này sẽ xảy ra khi các dây thần kinh chạy từ tủy sống đến đầu khi bị tổn thương hoặc bị viêm. Hơn nữa, triệu chứng đau nửa đầu bên phải bao gồm đau phía sau đầu và cổ, đau sau hốc mắt và nhạy cảm với ánh sáng.
- Viêm động mạch thái dương: Các động mạch ở đầu và cổ bị viêm gây ra tình trạng đau cơ cùng với cơn đau nhức dữ dội ở một bên. Thường đi kèm với các triệu chứng như mệt mỏi, đau hàm và đau hai bên thái dương.
- Đau dây thần kinh sinh ba: Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội ở mặt và mặt, Cơn đau thường xuất hiện ở một bên tại một thời điểm. Nguyên nhân là có sự gián đoạn của dây thần kinh ba nằm ở đáy não.
Sử dụng thuốc
Đau nửa đầu bên phải có thể xảy ra do tác dụng phụ của thuốc bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc OTC (Over the counter – Thuốc không kê đơn) sẽ khiến bạn bị đau đầu như Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen,..
Tuy nhiên, tình trạng này có thể hồi phục. Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), tình trạng đau đầu này thường được gọi là thứ phát phổ biến. Ngoài ra, đau đầu do lạm thuốc sẽ khiến bạn cảm giác tồi tệ sau khi ngủ dậy.
Bị chấn thương
Những người bị chấn thương ở vùng đầu cũng là nguyên nhân gây đau cả đầu hoặc nửa đầu bên phải. Khi bị chấn thương quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến não bộ.
Do thay đổi Hormone
Sự thay đổi hormone trong thai kỳ hay chu kỳ kinh nguyệt, suy giảm estrogen,..cũng là nguyên nhân xuất hiện cơn đau nửa đầu bên phải.
Xuất hiện cơn đau do bệnh lý
Những người mắc các bệnh lý như đau nửa đầu Migraine, thiếu máu não, u não,.. hay người có dấu hiệu đột quỵ cũng có thể cảm nhận cơn đau nửa đầu bên phải. Hơn nữa, cơn đau có thể âm ỉ hoặc xảy ra đột ngột, khiến người bệnh có cảm giác đau buốt khó chịu.
Các dạng đau đầu làm ảnh hưởng đến bán cầu não phải
Đau nửa đầu
Yếu tố di truyền là một trong những biến chứng liên quan đến chứng đau nửa đầu – đây là một loại đau đầu dữ dội gây ra cảm giác đau nhức. Thông thường cảm giác đau nhức sẽ đi kèm các triệu chứng sau:
- Mờ mắt
- Cảm giác buồn nôn, nôn mửa
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Nhạy cảm với âm thanh
Hơn nữa, có ⅓ số người bị đau nửa đầu đã trải qua hiện tượng rối loạn thị giác hoặc mất thị lực tạm thời. Bên cạnh đó, các yếu tố có thể kích thích triệu chứng đau nửa đầu bao gồm: đèn sáng, thay đổi nhiệt độ, căng thẳng do stress, bỏ bữa, ngủ quá nhiều hoặc quá ít,…
Đau đầu từng cơn
Đây là loại cơn đau hiếm gặp nhưng khá nghiêm trọng và thường xảy ra theo từng đợt, từng chu kỳ. Cơn đau thường xuất hiện dữ dội và nằm xung quanh ở một bên mặt. Người bệnh sẽ phải trải qua cơn đau trong vài tuần hoặc vài tháng trước khi có dấu hiệu thuyên giảm:
- Đổ mồ hôi mặt;
- Da nhợt nhạt hoặc đỏ ứng
- Mắt đỏ hoặc chảy nước
- Cảm giác bồn chồn không yên
- Sưng xung quanh mắt bị đau
Nam giới có khả năng mắc phải đau đầu so với phụ nữ. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa xác định rõ nhưng việc hút thuốc, uống rượu và gia đình có tiền sử bệnh sẽ có tăng nguy cơ bị đau đầu từng cơn.
Đau đầu do căng thẳng
Đây là loại đau đầu phổ biến chiếm khoảng 75% người bệnh. Triệu chứng đau đầu do căng thẳng như đau âm ỉ, cảm thấy áp lực trước trán, hai bên đầu hoặc phía sau đầu. Các triệu chứng này thường kéo dài trong vài phút từ mức độ nhẹ đến trung bình.
Đau đầu mạn tính
Đau đầu mạn tính là tình trạng đau đầu kéo dài trên 15 ngày trở lên trong một tháng. Đây cũng có thể đau đầu do căng thẳng hoặc đau đầu kinh niên. Lúc này, bạn cần phải sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ để điều trị.
Biến chứng nguy hiểm khi đau nửa đầu bên phải
Trường hợp đau nửa đầu không được điều trị hoặc đã điều trị nhưng phát triển thành các biến chứng làm gây ảnh hưởng đến cuộc sống như:
- Migraine tái phát: Migraine có thể tái phát thường xuyên và dẫn đến nhiều cơn đâu và làm khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày;
- Khó khăn trong học tập và làm việc: Đau nửa đầu có thể làm giảm khả năng tập trung. Điều này gây khó khăn trong quá trình làm việc, học tập.
- Tăng nguy cơ tai biến: Một số trường hợp đau nửa đầu với cường độ cao, chẳng hạn như Migraine với cơn đau mạnh, có thể làm tăng nguy cơ tai biến;
- Mất ngủ: Các cơn đau nửa đầu có thể gây rối loạn giấc ngủ, làm dẫn mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc khiến cơ thể mệt mỏi;
- Tác động đến sức khỏe tâm lý: Cơn đau kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý, gây căng thẳng và trầm cảm.
- Tăng cường sử dụng thuốc: Một số người phụ thuộc vào thuốc để giảm đau, có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Khi nào nên đi gặp bác sĩ để tránh gặp các biến chứng nguy hiểm
Nhiều trường hợp đau nửa đầu bên phải sẽ tự khỏi mà không cần nhờ sự hỗ trợ của bất kỳ phương pháp nào. Những trường hợp tần suất đau đầu hoặc bị đau nửa đầu bên phải nhiều lần cần phải lên kế hoạch thăm khám để bác sĩ xác định nguyên nhân cơ bản. Từ đó, có hướng điều trị hiệu quả. Hơn nữa, nếu bạn xuất hiện các triệu chứng dưới đây, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị càng sớm càng tốt:
- Tầm nhìn bị ảnh hưởng, hay bị nhầm lẫn
- Bị sốt
- Chấn thương đầu và cảm thấy đau nhức khi di chuyển;
- Cứng cổ, tê bì
- Thay đổi tích cách, hoặc nhận thức,
- Nổi phát ban
- Rối loạn giấc ngủ
- Nói lắp
- Mệt mỏi và sức khỏe yếu kéo dài
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng bị đau nửa đầu bên phải. Từ đó, giúp bạn nắm được triệu chứng đau đầu do đâu. Bên cạnh đó, bạn cần phải thăm khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Kim Dung