Bệnh căng cơ dây thần kinh và 4 điều cần biết

Bệnh căng cơ dây thần kinh và 4 điều cần biết

Bệnh căng cơ dây thần kinh thường gặp ở thanh thiếu niên và người trưởng thành. Khi dây thần kinh căng có thể gây nên những cơn đau đầu siết chặt, khó chịu. Điều này gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, học tập và làm việc của nhiều người. Để hiểu hơn về bệnh này cũng như cách đối phó, hãy cùng My Auris tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

Như thế nào là bệnh căng cơ dây thần kinh?

Bệnh căng cơ dây thần kinh còn được xem là bệnh đau đầu căng cơ – đây là bệnh thường gặp ở thanh thiếu niên và người lớn, trong đó, đối tượng mắc bệnh từ 12-41 tuổi chiếm đến 86%. Tình trạng căng dây thần kinh gây đau đầu có thể xảy ra mọi người, trong đó, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn. 

Bệnh xuất hiện các cơn đau đầu đặc trưng bởi đau 2 bên đầu, không đau nhói, cường độ đau từ nhẹ đến trung bình. Theo thống kê, bệnh lý này là loại bệnh đau đầu thường gặp và phổ biến nhất. Đối tượng dễ mắc phải là những người thường xuyên ngồi lâu ở một tư thế cố định, làm công việc đầu óc căng thẳng, không gian chật hẹp thiếu oxy. Ngoài ra, đau đầu căng cơ còn đến từ vấn đề về tâm lý, trầm cảm,… 

bệnh căng cơ dây thần kinh
Như thế nào là bệnh căng cơ dây thần kinh?

Theo các chuyên gia, loại đau đầu căng dây thần kinh thường chia thành 2 nhóm nhỏ là cấp và mãn tính. Trong đó, tình trạng cấp tính chiếm đa số. Lúc này, cơn đau đầu thường chỉ xuất hiện với tần suất ít và không quá nghiêm trọng. Đồng thời, có thể tự khỏi mà không cần sự can thiệp y tế. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan, nếu cơn đau đầu, căng dây thần kinh kéo dài trong nhiều người thì hãy nên gặp bác sĩ ngay lập tức. 

Triệu chứng bệnh căng cơ dây thần kinh 

Bên cạnh các cơn đau đầu, bệnh còn gây nên nhiều dấu hiệu khác như: 

  • Căng cứng cơ ở vai và vùng cổ gây nên cảm giác đau thắt ở hai khu vực này. 
  • Cảm giác mắt bị áp lực đè nặng, đồng thời hơi nóng từ phía ở sau mắt. 

Trong một số ít gặp, người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác. Bên cạnh đó, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường sau đây, cần đến gặp bác sĩ nhanh chóng: 

  • Tần suất đau đầu căng cơ xảy ra với tần suất nhiều 
  • Nhiệt độ cơ thể tăng bất thường 
  • Cơ thể có dấu hiệu suy nhược
  • Tứ chi tê mỏi 
  • Gặp khó khăn trong nói chuyện 
bệnh căng cơ dây thần kinh
Triệu chứng bệnh căng cơ dây thần kinh

Khi xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng kể trên, mọi người không nên đi thăm khám ngay. Điều này giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Càng để những triệu chứng khó chịu kéo dài sẽ càng ảnh hưởng đến cuộc sống, tinh thần, sức khỏe,….

Làm gì để đối phó với bệnh căng cơ dây thần kinh? 

Phần lớn trường hợp đau đầu do căng cơ không gây nguy hiểm và có thể tự biến mất trong thời gian ngắn. Nhưng cơn đau sẽ tái diễn trong thời gian dài sẽ gây khó chịu làm suy giảm chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh. 

Để xoa dịu tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà như: 

  • Thả lỏng tinh thần, tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress,… 
  • Thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh hơn, bao gồm việc rèn luyện thân thể, chế độ ăn uống khoa học. 
  • Lưu ý tư thế ngồi nhằm hạn chế tình trạng căng cơ dây thần kinh
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo tư vấn của bác sĩ, dược sĩ. 

Tuy nhiên, nhìn chung phương pháp thư giãn, cải thiện lối sống cũng như điều chỉnh tư thế ngồi chỉ phù hợp với tình trạng nhẹ, không quá nghiêm trọng. Hơn nữa, sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài không phải là cách điều trị lý tưởng bởi có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cơ thể, có thể gây hại cho gan, thận, dạ dày,… 

bệnh căng cơ dây thần kinh
Làm gì để đối phó với bệnh căng cơ dây thần kinh?

Để kết quả điều trị tốt nhất, an toàn và đúng bệnh, người bệnh nên lựa chọn phòng khám/ cơ sở y tế/ bệnh viện uy tín để điều trị. Tùy vào mức độ đau đầu, tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ có kế hoạch điều trị bệnh phù hợp. 

Hầu hết các phương pháp điều trị của bệnh này đều hướng đến: 

  • Xoa dịu cơn đau đáng kể
  • Cải thiện lưu thông máu
  • Tăng cường khả năng miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể
  • Giảm căng thẳng, lo âu
  • Hỗ trợ nâng cao, cải thiện chất lượng giấc ngủ 

Cách thuyên giảm cơn đau đầu căng cơ tại nhà 

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp sau đây để thuyên giảm cơn đau: 

Thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý 

  • Lựa chọn không gian nghỉ ngơi, ngủ yên tĩnh, có thể xông tinh dầu để thư giãn tốt hơn. 
  • Lựa chọn nơi có luồng ánh sáng vừa phải để nghỉ ngơi
  • Thả lỏng tư thế, đặc biệt là phần cổ, vai, lưng,… 
  • Tạm ngưng sử dụng các thiết bị điện tử thông minh như tivi, điện thoại, máy tính bảng, máy tính,… 
  • Đắp mặt nạ thư giãn
  • Thực hiện massage vùng trán, 2 bên thái dương nhẹ nhàng. 

Hít thở đúng cách

Thực hiện hít thở sâu, đúng cách giúp giải phóng endorphin trong cơ thể. Hormone này có khả năng cải thiện triệu chứng đau đầu, căng thẳng. Cách thực hiện: 

  • Chọn không gian yên tĩnh, thoáng mát, không ai làm phiền trong suốt thời gian thực hiện.
  • Giữ cho vùng lưng luôn thẳng hoặc tựa lưng vào tường một cách thoải mái. 
  • Hít 1 hơi thật chậm bằng mũi và giữ lại trong 5 giây rồi từ từ thở ra qua đường miệng. Lặp lại động tác nhiều lần cho đến khi quen dần. 
bệnh căng cơ dây thần kinh
Cách thuyên giảm cơn đau đầu căng cơ tại nhà

Người bệnh có thể luyện tập trong 10 phút mỗi ngày để giảm các cơn đau đầu, căng cơ dây thần kinh. 

Chườm nóng hoặc lạnh lên đầu 

Người bệnh có thể chườm nóng hoặc lạnh tại nhà để xoa dịu các cơn đau: 

  • Chườm lạnh: dùng khăn mềm hoặc gạc cho vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút. Sau đó, dùng khăn hoặc gạc này chườm lên vùng trán hoặc đỉnh đầu. 
  • Chườm nóng: làm ấm khăn hoặc gạc bằng cách nhúng vào nước ấm, vắt ráo rồi chườm lên trán hoặc thái dương để giảm căng thẳng. 

Việc kết hợp các phương pháp tại nhà này giúp giảm được căng thẳng, lo lắng và xoa dịu cơn đau hiệu quả. Hơn nữa, thư giãn tinh thần tốt còn giúp người bệnh cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn. 

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về bệnh căng cơ dây thần kinh giúp mọi người hiểu hơn về bệnh. Từ đó, biết cách thuyên giảm cơn đau để không ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống hằng ngày. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger