10+ cách trị cảm lạnh tại nhà an toàn và hiệu quả

10+ cách trị cảm lạnh tại nhà an toàn và hiệu quả

Cảm lạnh thường diễn ra khi thời tiết bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển giao mùa. Thông thường, đối với cơ thể có hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt, người bệnh có thể có khả năng tự khỏi sau 7 đến 10 ngày mà không cần áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào. Mặt khác, với người ở mức độ nặng, thuốc kháng sinh được coi là liệu pháp tối ưu được bác sĩ chỉ định trong điều trị. Đồng thời cũng không nên bỏ qua cách trị cảm lại tại nhà an toàn, để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo bài viết sau của My Auris nhé!

Tham khảo các cách trị cảm lạnh tại nhà an toàn và hiệu quả 

Theo chia sẻ của chuyên gia, bệnh cảm lạnh vẫn chưa có thuốc đặc trị, các phương pháp điều trị đều dựa trên nguyên tắc điều trị triệu chứng, hỗ trợ người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và các biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngoài thuốc kê toa, việc áp dụng cách trị cảm lạnh tại nhà an toàn cũng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị.

Ăn uống bổ sung dinh dưỡng đầy đủ 

Tham khảo các cách trị cảm lạnh tại nhà an toàn và hiệu quả - Ăn uống bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Cách trị cảm lạnh tại nhà an toàn và hiệu quả – Ăn uống bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp và cung cấp đủ chất sẽ giúp cơ thể có đủ dưỡng chất, năng lượng cần thiết để chống chọi lại các tác nhân gây bệnh. Khi bị cảm lạnh, bạn nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm, dạng lỏng như cháo, soup,…

Cảm lạnh có thể khiến bạn mất nước, mất cân bằng điện giải. Do đó, uống đủ nước và bổ sung chất điện giải như vitamin C, kẽm cũng giúp ngăn chặn tình trạng cảm lạnh. Mặt khác, người bệnh cần hạn chế sử dụng rượu, cà phê, nước có ga vì chúng có thể làm cho cơ thể mất nước nghiêm trọng hơn.

Chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn 

Sức khỏe tinh thần là yếu tố ảnh hưởng đến cơ thể và hệ miễn dịch. Cơ thể làm việc quá sức sẽ dễ dẫn đến nhiều cảm xúc tiêu cực, căng thẳng,… từ đó làm hormone cortisol gây ức chế các tế bào miễn dịch.
Đồng thời, tình trạng này còn khiến lượng tế bào bạch cầu giảm xuống, tạo điều kiện thuận lợi cho virus. Do đó, khi bệnh, việc nghỉ ngơi đầy đủ sẽ vô cùng quan trọng, người bệnh cần ngủ đủ giấc, kết hợp với một số biện pháp giải tỏa áp lực như tập thể dục, thiền,…

Làm dịu cổ họng 

Đau rát cổ họng là một trong những triệu chứng phổ biến khi bị cảm lạnh. Súc miệng với nước muối đúng cách không những giúp làm dịu cảm giác khó chịu mà còn giúp sát khuẩn. Do đó, khi bị cảm lạnh, người bệnh nên súc miệng với nước muối và nước ấm khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

Làm thông mũi khi nghẹt mũi 

Làm thông mũi khi nghẹt mũi 
Làm thông mũi khi nghẹt mũi

Nghẹt mũi, chảy nước mũi có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và có xu hướng thường xuyên xì mũi mạnh nhằm loại bỏ chất nhầy. Thực tế điều này có thể gây kích ứng bên trong mũi, tổn thương niêm mạc, xoang mũi,… 

Do đó, cách trị cảm lạnh tại nhà khi muốn làm thông mũi, người bệnh nên dùng 1 ngón tay đè lên cánh mũi để bịt kín lỗ mũi, sau đó hỉ mạnh qua lỗ mũi còn lại và lặp lại với lỗ mũi bên kia.

Tắm với nước ấm 

Tắm với nước ấm là các giúp người bệnh cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn. Cách này không những giúp bổ sung nước, giữ ẩm mà còn giúp thông mũi. Tuy nhiên người bệnh không nên tắm quá lâu, khi tắm xong nên giữ ẩm cẩn thận, tránh để có thể nhiễm lạnh.

Luôn duy trì độ ẩm bên trong phòng 

Duy trì độ ẩm bên trong phòng giúp cho tình trạng nghẹt mũi trở nên dễ chịu hơn, giảm tình trạng tắc nghẽn và từ đó bạn cũng dễ thở hơn. Tuy nhiên, khi làm ẩm không khí với máy phun sương hay máy tạo độ ẩm, máy sẽ cần bạn thay nước mỗi ngày và vệ sinh đúng cách để ngăn vi khuẩn sinh sôi.

Kê cao gối khi đi ngủ 

Khi ngủ, triệu chứng nghẹt mũi thường có xu hướng trở nặng hơn. Việc kê cao gối khi ngủ sẽ giúp người bệnh dễ thở và thoải mái hơn so với khi ngủ không kê gối hay kê gối thấp.

Hạn chế đi ra ngoài 

Hạn chế đi ra ngoài 
Hạn chế đi ra ngoài

Nhiệt độ phòng thường sẽ chênh lệch khá nhiều so với nhiệt độ bên ngoài. Hơn nữa khi đi ra ngoài, người bệnh có thể gặp nắng hay giúp khiến cơ thể trong tình trạng mệt mỏi hơn. Do đó, cách trị cảm lạnh tại nhà lúc này, người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế đi ra ngoài.

Trong trường hợp cần thiết, người bệnh có thể ra ngoài nhưng phải đảm bảo giữ độ ẩm, che chắn cẩn thận và đeo khẩu trang để hạn chế lây virus cho người khác.

Chườm lạnh hoặc chườm nóng 

Chườm lạnh hoặc nóng xung quanh vùng xoang là cách thường được dùng để giảm khó chịu cho vùng mũi. Nếu áp dụng chườm nóng giúp giảm áp lực cho xoang mũi, làm loãng lớp dịch nhầy thì chườm lạnh sẽ khiến các mạch máu ở vùng xoang mũi co lại, giảm đau nhanh chóng.

Sử dụng tinh dầu 

Dùng tinh dầu sẽ là cách giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, giúp thông mũi và giảm đau nhức. Người bệnh có thể thoa ít tinh dầu dưới vùng mũi, lòng bàn chân, thái dương hay pha một vài giọt vào nước ấm.

Sử dụng thuốc kê toa của bác sĩ 

Bên cạnh các cách trị cảm lạnh trên, với người lớn và trẻ trên 5 tuổi thì có thể dùng thuốc điều trị cảm lạnh với khả năng hỗ trợ thông mũi. Tuy nhiên, quá trình dùng thuốc sẽ cần có sự chỉ định từ bác sĩ!

Giảm cảm lạnh với một số nguyên liệu tự nhiên

Trong cách trị cảm lạnh tại nhà, người bệnh có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên với khả năng tăng cường sức đề kháng, giảm đau, từ đó đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe.

Giảm cảm lạnh với một số nguyên liệu tự nhiên
Cách trị cảm lạnh tại nhà với một số nguyên liệu tự nhiên
  • Chanh và mật ong: Thức uống giàu hàm lượng vitamin C, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, kháng khuẩn. 
  • Nước dừa: Hỗ trợ bổ sung nước mà còn cung cấp điện giải cho cơ thể. Khi bị cảm lạnh, người bệnh có thể uống nước dừa để nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn tình trạng mất nước. Bên cạnh đó, nước dừa còn có thành phần axit caprylic và axit lauric hỗ trợ kháng khuẩn và chống nấm.
  • Gừng: Hỗ trợ làm ấm cho cơ thể, và trị ho, nghẹt mũi, khoáng virus hiệu quả. Người bệnh có thể thâm 1 lát gừng tươi vào nước anh và mật ong, uống mỗi ngày để cải thiện đề kháng, phòng ngừa cảm lạnh.
  • Tỏi: Chứa nhiều vitamin C, khoáng chất và selen với khả năng hỗ trợ điều trị cảm lạnh. Mặt khác, tỏi còn chứa allicin giúp cơ thể bạn chống virus và giảm nhẹ các triệu chứng. Tuy nhiên, lưu ý là tòi có khả năng làm tăng nguy cơ xuất huyết, người loãng máu không nên sử dụng.
  • Nghệ: Dùng ¼ muỗng bột nghệ trộn với 1 ly sữa ấm và uống mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng cảm lạnh.

Trên đây là những biện pháp đơn giản, dễ thực hiện giúp phòng và điều trị bệnh cảm lạnh. Các cách trị cảm lạnh tại nhà cần kết hợp với các chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ trong trường hợp tình trạng của bạn đã trở nặng. Do đó hãy thăm khám với bác sĩ nếu bạn cảm thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm, điều này giúp bạn ngăn chặn tình trạng tốt nhất và cải thiện sức khỏe được an toàn.

Yến Nhi

chat zalo
messenger