Đến độ tuổi trưởng thành, mọi người đều lo lắng những chiếc răng khôn sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, sinh hoạt, giấc ngủ vì đau nhức dai dẳng. Thế nên, mọi người quan tâm đến thời điểm mọc cũng như vị trí răng khôn để biết cách xử lý và khắc phục càng sớm càng tốt. Để xác định được vị trí mọc răng khôn, đừng bỏ quan những chia sẻ hữu ích trong bài viết nhé.
Mục Lục
Vị trí răng khôn
Vị trí răng khôn hàm lớn thứ 3 ( còn được gọi là răng số 8 hay răng cối lớn thứ 3), vị trí răng khôn mọc trong cùng của hàm sau răng hàm số 7. Răng khôn mọc sau những chiếc răng vĩnh viễn, mọc cuối cùng của hàm khi đến độ tuổi trưởng thành 18-25.
Theo lý thuyết nha khoa, người trưởng thành có 32 chiếc răng, trong đó 4 răng khôn mọc ở vị trí 4 góc hàm. Tuy nhiên, không phải ai cũng mọc đầy đủ 4 chiếc răng, có người chỉ mọc 2, hoặc có người không mọc. Vị trí mọc và kiểu mọc răng cũng khác nhau do còn phụ thuộc vào cung hàm. Một số trường hợp thường gặp:
- Răng khôn không mọc: khi đã quá độ tuổi trưởng thành mà răng khôn vẫn không rục rịch thì có thể chúng không mọc.
- Răng khôn mọc thẳng: rất ít người răng khôn mọc thẳng, không xâm lấn.
- Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch là trường hợp phổ biến và thường gặp nhất. Biểu hiện bằng những cơn đau nhức dữ dội, nướu sưng đỏ, và có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cấu tạo răng khôn
Bên cạnh vị trí của răng khôn thì cấu tạo răng khôn cũng làm nhiều người tò mò. Vì hầu như răng khôn chỉ mới nhú đã bị nhổ bỏ hay nó chỉ nhú lên 1 phần rồi ngừng mọc vĩnh viễn.
Thực tế, răng khôn cũng như các răng vĩnh viễn khác gồm thân răng và chân răng. Thân răng là phần ở phía trên nướu còn chân răng cắm dưới xương hàm và được giữ chặt bởi các dây chằng nha chu. Răng khôn là loại răng có số chân răng không cố định. Tùy vào vị trí của răng.
Răng khôn có cấu tạo gồm 3 phần:
- Men răng: lớp ngoài cùng, bao bọc lấy răng. Men răng được cấu tạo từ 96% chất vô cơ, rất cứng, có khả năng chịu được tác động lực từ bên ngoài.
- Ngà răng: nằm trong men răng, không cứng bằng men răng, màu sắc vàng nhạt, hơi xốp và có tính thấm.
- Tủy răng: chứa mạch máu, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi răng. Nếu tủy bị ảnh hưởng có thể răng sẽ phải nhổ bỏ.
Những biến chứng khi mọc răng khôn
Như đã biết, trường hợp răng khôn mọc thẳng rất ít, đa số mọc lệch. Do răng khôn mọc vào thời điểm mà 28 chiếc răng vĩnh viễn đã phát triển hoàn chỉnh, xương hàm ngừng phát triển. Đồng thời, các mô mềm hay niêm mạc đã phủ dày lên răng nên răng khôn cũng thường có xu hướng mọc ngầm. Tình trạng mọc lệch hay mọc ngầm đều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý và điều trị kịp thời. Ngoài ra, vị trí mọc răng khôn khuất trong hàm nên khó vệ sinh dẫn đến phát sinh nhiều bệnh lý răng miệng.
Viêm nhiễm
Viêm nhiễm là biến chứng thường gặp khi răng khôn trồi lên. Do vùng nướu quanh răng bị sưng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cùng với thức ăn mắc kẹt gây viêm nhiễm. Một số trường hợp nặng sẽ xuất hiện mủ và gây đau nhức rất dữ dội.
Viêm nhiễm rất dễ tái phát nếu không được điều trị kịp thời. Hơn nữa, nó còn lây lan sang các mô mềm của răng lân cận hay mô mềm khác như lưỡi, má trong,… Tình trạng càng kéo dài, nguy cơ nhiễm trùng máu, có thể dẫn đến tử vong.
Sâu răng
Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, nhất là vị trí mọc răng khôn. Vị trí răng khôn nằm sâu trong hàm, và có thể bị che khuất bởi nướu rất khó để vệ sinh. Hơn nữa, răng mọc lệch, mọc ngang rất dễ làm thức ăn bám đọng trên các kẽ răng và quanh chân răng. Chính điều này, càng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, khiến răng dễ bị sâu hơn.
Nếu không phát hiện, các vết sâu lớn dần tạo thành các lỗ sâu, thức ăn tiếp tục mắc vào đây và làm tình trạng thêm nặng. Nếu không xử lý kịp thời, sâu sẽ lan sang các răng bên cạnh.
Gây tổn thương răng và mô mềm xung quanh
Răng khôn mọc ở vị trí nào là tốt nhất luôn là vấn đề được đông đảo người quan tâm. Vì lo sợ sẽ đâm vào răng hàm số 7. Tuy nhiên, mọi người lo sợ là hoàn toàn có cơ sở. Khi không còn đủ chỗ trên cung hàm, răng khôn không còn “đất” để mọc sẽ có xu hướng đâm vào phần chân hay thân của răng hàm số 7 ( răng lân cận). Thế nên, sẽ làm tổn thương răng này, làm răng lung lay, tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công, gây sâu răng.
Nếu không kiểm tra răng thường xuyên, sẽ bị bỏ qua cơ hội giữ lại răng số 7. Vì quá trình tổn thương răng số 7 diễn ra âm thầm, nếu không phát hiện sớm có thể bị ảnh hưởng tủy, khó bảo tồn.
Bên cạnh đó, răng khôn còn có thể mọc lệch ra bên ngoài má làm tổn thương, trầy xước, chảy máu niêm mạc má.
U nang xương hàm
Những vị trí bị nhiễm trùng và viêm có áp xe mủ quanh răng khôn chính là nguyên nhân chính dẫn đến u nang xương hàm. Tình trạng này có thể phát triển thành những nang chứa đầy dịch mủ hoặc khối u. Chúng sẽ phá hủy cấu trúc xương hàm, làm hỏng răng và ảnh hưởng đến các răng lân cận.
Rối loạn cảm giác
Răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh. Từ đó, dẫn đến mất cảm giác ở môi, da, niêm mạch,… Đồng thời, quá trình mọc răng khôn còn gây ra hội chứng giao cảm như phù, đau một bên mặt, sưng má,… gây mất thẩm mỹ gương mặt.
Cách xử lý khi mọc răng khôn
Răng khôn mọc thẳng, không gây bất kỳ ảnh hưởng hay triệu chứng đau nhức thì có thể bảo tồn răng. Còn các răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên,.. bác sĩ sẽ khuyên bạn nhổ bỏ để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Trước khi nhổ răng khôn, bác sĩ phải chụp X-quang, sau đó thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Điều này nhằm xác định bạn có đủ điều kiện nhổ răng khôn đó đi không. Quá trình nhổ răng khôn phức tạp và nguy hiểm nên cần được thực hiện tại các bệnh viện, đại chỉ nha khoa uy tín. Từ đó, giúp kiểm soát tốt tình trạng, giảm thiểu những rủi ro ngoài ý muốn, nhất là những người có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, máu khó đông,…
Bên cạnh đó, bạn cũng nên trao đổi với với Bác sĩ để được hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng hợp lý, nhất là sau khi nhổ răng khôn.
Hiểu được vị trí răng khôn mọc ở đâu cũng như các thông tin liên quan là yếu tố quan trọng để mọi người biết cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng kỹ hơn. Để hạn chế rủi ro xảy ra, nên thực hiện nhổ răng khôn tại địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng. Nếu vẫn còn lo lắng, hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé.
Anh Thy