Mọc răng khôn hàm dưới bên trái gây nên nhiều phiền phức cho mọi người. Vì không chỉ mang lại cảm giác đau nhức mà còn đem đến cảm giác cộm, khó chịu nếu răng mọc lệch, mọc xiên,… Song, răng khôn có liên quan đến dây thần kinh nên hầu hết mọi người đều lo sợ khi nhổ răng sẽ gây ảnh hưởng nguy hiểm. Câu trả lời mọc răng khôn hàm dưới bên trái có nên nhổ ngay dưới bài viết này, mọi người đừng bỏ qua nhé.
Mục Lục
Thời điểm mọc răng khôn hàm dưới
Răng khôn còn được gọi là răng số 8, về lý thuyết, thì răng khôn là răng hàm lớn thứ 3 mọc sau 28 răng vĩnh viễn. Mọc răng khôn là chuyện bình thường vì hầu hết ai đến độ tuổi trưởng thành 17-25 đều có dấu hiệu mọc răng khôn.
Tuy nhiên, số răng khôn mọc ở mỗi người sẽ khác nhau, thậm chí do một số lý do nào đó mà một số người không mọc bất kỳ răng khôn nào.
Răng khôn mọc ở vị trí 4 góc hàm trong cùng. Khi bắt đầu rục rịch, sẽ gây cảm giác đau nhức, kèm với sốt, đau đầu, khó ăn nhai,… Nếu sau khi răng trồi lên khỏi nướu, mọc một cách bình thường thì cơn đau sẽ ngừng và không hề xâm lấn và ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.
Thế nhưng, đối với các răng khôn mọc lệch, mọc xiên, mọc ngầm,… nếu không xử lý sớm sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Mọc răng khôn hàm dưới bên trái có nên nhổ không?
Mọc răng khôn hàm dưới bên trái có nên nhổ không, câu trả lời là có nếu răng khôn mọc lệch, mọc xiên, mọc đâm vào răng số 7 hay đã xuất hiện biến chứng bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng và đưa ra phương pháp để loại bỏ răng khôn này càng sớm càng tốt. Vì để lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh, thậm chí là những biến chứng nguy hiểm. Nếu răng khôn mọc thẳng, không gây ảnh hưởng, xâm lấn thì vẫn có thể bảo tồn răng, không nên nhổ đi.
Tuy nhiên, răng khôn phức tạp, có liên quan đến dây thần kinh nên đòi hỏi tay nghề bác sĩ cùng với kinh nghiệm trong nhổ răng khôn. Bên cạnh đó, còn đòi hỏi về trang thiết bị, cơ sở vật chất, chất lượng nha khoa để đảm bảo nhổ răng thành công mà an toàn.
Bác sĩ có tay nghề, kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại hỗ trợ tốt sẽ giảm đau, không để lại biến chứng và không gây ảnh hưởng đến răng lân cận.
Ngoài ra, cơ sở nha khoa đảm bảo, chất lượng sẽ đảm bảo được vô trùng trước, trong và sau khi nhổ răng. Điều kiện vô trùng và khử khuẩn rất quan trọng vì nếu không khử trùng dụng cụ, phòng khám sẽ làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm chéo, nhiễm trùng.
Biến chứng mọc răng khôn hàm dưới bên trái có nên nhổ
Có nhiều biến chứng mà răng khôn mọc không bình thường gây ảnh hưởng đến răng miệng. Dưới đây, là một số trường hợp dễ gặp nhất, mọi người nên lưu ý để có cách hạn chế xảy ra những biến chứng này.
- Sâu răng: răng khôn mọc ở vị trí trong cùng của góc hàm do đó rất khó vệ sinh sạch. Và cũng dễ giắt thức ăn vào khe mọc lệch. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn, mảng bám tích tụ, làm hư hỏng men răng, lâu ngày sẽ dẫn đến sâu răng.
- Viêm lợi: răng khôn nhú lên khỏi nướu và ngừng phát triển rất dễ làm vi khuẩn, thức ăn tồn đọng ở nướu quanh chân răng lâu ngày dẫn đến viêm. Nếu không khắc phục kịp thời, ổ viêm ngày càng phát triển nặng hơn, thậm chí lây lan sang các răng lân cận.
- Ảnh hưởng đến xương và cung hàm: răng số 8 có xu hướng mọc lệch, mọc xiên về răng hàm số 7. Đặc biệt là răng số 8 càng phát triển sẽ đâm vào răng số 7, do răng khôn có kích thước lớn, lực tác động mạnh khiến răng số 7 bị lung lay, thậm chí phải nhổ bỏ răng. Trường hợp răng mọc ngầm nếu không khắc phục sẽ dẫn đến tiêu xương hàm, nhiễm trùng,…
- Ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận: những ổ viêm, nhiễm trùng, hình thành mủ ở răng khôn mà không được xử lý sẽ lây sang các vùng lân cận như mang tai, cổ, mắt,…
Dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn hàm dưới bên trái
Khi răng khôn mọc lên, kèm theo rất nhiều dấu hiệu khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp khi răng khôn mọc lên:
- Nướu đau nhức và trở nên nhạy cảm: vùng nướu mọc răng khôn trở nên đau nhức, gây khó há miệng, ăn nhai. Và càng nhạy cảm khi ăn thức ăn nóng hay lạnh.
- Sưng nướu hoặc hàm: nếu răng khôn có kích thước quá to, chen chúc mọc dưới nướu khó thoát ra ngoài sẽ gây sưng lợi, đau nhức.
- Mùi hôi miệng: mọc răng khôn có thể gây viêm, tích tụ vi khuẩn và răng ở vị trí khó vệ sinh gia tăng nguy cơ gây hôi miệng.
- Nhức đầu: vị trí bên dưới răng khôn có rất nhiều dây thần kinh cảm giác đi qua. Do đó, khi răng khôn kẹt dưới nướu hoặc mọc không lên thẳng tạo ra áp lực dẫn đến đau đầu, nhất là mọc răng khôn hàm dưới bên trái.
- Sốt: đây là dấu hiệu kèm theo triệu chứng đau nhức khi mọc răng khôn.
Răng khôn mọc lên thường xuất hiện những triệu chứng trên, tuy nhiên một số bệnh lý về răng cũng có thể có những biểu hiện tương tự. Do đó, nếu tình trạng bệnh kéo dài trên 2 ngày nên đến bác sĩ thăm khám để chẩn đoán xác định nguyên nhân.
Qua những thông tin trên, mọi người đã nắm được mọc răng khôn hàm dưới bên trái có nên nhổ cùng các thông tin liên quan. Từ đó, giúp mọi người nhận biết và có cách xử lý phù hợp, càng sớm càng tốt các trường hợp biến chứng do răng khôn. Nếu răng khôn hay sức khỏe răng miệng có vấn đề, hãy liên hệ nha khoa My Auris để được tư vấn và đặt lịch thăm khám ngay nhé.
Anh Thy