Răng khôn là những chiếc răng mọc lên sau cùng, ở vị trí góc hàm khi đến độ tuổi trưởng thành. Chính vì thế, bất kỳ ai đến giai đoạn này cũng đều lo lắng về sự “rục rịch” của răng khôn. Bởi răng khôn rất ít khi mọc thẳng, ngay hàng mà thường có xu hướng mọc lệch gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, việc quan sát và theo dõi tình trạng của răng khôn giúp mọi người có biện pháp kịp thời ngăn chặn những tác hại của răng khôn.
Mục Lục
Răng khôn là gì?
Về lý thuyết, răng khôn là răng hàm thứ 3, mọc ở góc hàm trong cùng. Và người có tổng cộng 4 chiếc răng mọc ở 4 góc hàm trong cùng của hàm trên và dưới. Khi đến độ tuổi từ 17-25, răng khôn bắt đầu có dấu hiệu trồi lên khỏi nướu. Tuy nhiên, số lượng răng khôn ở mỗi người mọc sẽ khác nhau. Do có người sẽ chỉ mọc 2 chiếc hàm dưới hoặc 2 chiếc răng hàm trên, hoặc có người sẽ không mọc.
Răng khôn mọc lên gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như sức khỏe của cơ thể. Vì không chỉ gây đau nhức dai dẳng, khó chịu mà còn có thể gây ra biến chứng, nhất là với các răng mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên,… Do đó, tác hại của răng khôn không nên chủ quan.
Những tác hại của răng khôn không nên chủ quan
Như đã biết, răng khôn mọc lệch thường gặp hơn răng khôn mọc thẳng. Vì thời điểm mà răng khôn mọc lên, xương hàm của người ngừng phát triển, không còn đủ chỗ để răng khôn trồi lên. Nên sẽ gây tình trạng răng mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên. Chính những tình trạng này, gây ra những tác hại của răng khôn mà mọi người không nên chủ quan.
Mọc lệch ảnh hưởng răng số 7
Răng khôn mọc lệch số 7 là một trong những tác hại của răng khôn rất phổ biến, răng khôn mọc xiên về hướng răng số 7 sẽ có xu hướng chèn ép và đâm vào răng số 7. Bên cạnh đó, răng khôn là răng cối có kích thước lớn, nên khi mọc lên sẽ tác động lực mạnh đến răng số 7 khiến răng này lung lay và có thể hư hỏng dẫn đến mất răng. Gặp phải tình trạng này, sẽ cảm thấy đau nhức ở cả răng số 7 và răng số 8. Đồng thời, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và chất lượng giấc ngủ.
Viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm là bệnh lý do lợi phát triển không bình thường, bao trùm lên phần chân răng, khiến cho răng khôn không thể mọc lên thẳng như các răng bình thường. Biểu hiện khi mắc tình trạng này thường gặp là sốt, sưng to ở góc hàm. Khi quan sát, có thể thấy lợi sưng đỏ, mưng mủ, kèm chảy máu nếu trường hợp bị viêm nặng.
Tác hại của viêm lợi trùm lớn nếu không được xử lý kịp thời: hôi miệng, khó khăn khi há miệng, không ăn nhai được, lợi nhạy cảm nên không thể ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh. Nghiêm trọng hơn đó chính là tình trạng viêm nhiễm lan rộng làm ảnh hưởng đến các răng lân cận, nhanh bị lây nhiễm nhất là răng số 6 và 7.
Ảnh hưởng tới phản xạ, cảm giác
Đây là một trong những tác hại của răng khôn khiến mọi người sợ hãi. Tình trạng này gây ra bởi răng khôn mọc lệch chèn ép lên dây thần kinh. Ban đầu, sẽ cảm nhận được mất dần cảm giác ở môi, da, niêm mạc. Ngoài ra, còn có thể gây ra hội chứng giao cảm như đau ở bên mặt, sưng phù,…
Ảnh hưởng đến ăn uống, dinh dưỡng của cơ thể
Đau nhức, khó chịu ở vị trí răng khôn làm chúng ta khó khăn trong việc nhai, há miệng, ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Do đó, gây nên chán ăn, bỏ bữa, mất cảm giác ngon miệng ảnh hưởng đến dinh dưỡng, sức khỏe hằng ngày. Từ đó, làm cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, khó tập trung trong công việc.
Khó khăn trong vệ sinh răng miệng
Chính những cơn đau nhức, khó chịu, làm mọi người sợ đau và lười đánh răng, vệ sinh răng miệng. Điều này không chỉ ảnh hưởng răng khôn mà các răng khác trên hàm cũng không được vệ sinh sạch sẽ, dễ bị sâu răng cùng các bệnh lý về răng miệng khác.
U nang thân răng
Răng khôn mọc lệch gây ra tình trạng viêm nhiễm quanh chân răng. Răng khôn chỉ nhú lên một ít, không hoàn chỉnh làm sót túi răng. Lâu ngày, hình thành u xương hàm. Nếu không điều trị kịp thời, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xương hàm.
Răng chen chúc, xô lệch hàm
Răng khôn thiếu chỗ nên mọc chen chúc hàm hay mọc chồng lên răng bên cạnh. Nếu không điều chỉnh và điều trị lâu ngày làm xô lệch hàm.
Tác hại của việc nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn cũng gây nên những biến chứng nếu bạn lựa chọn nha khoa không uy tín, tay nghề bác sĩ kém, non cũng như trang thiết bị, máy móc không đảm bảo.
Không chỉ tác hại của răng khôn gây ảnh hưởng mà khi nhổ răng khôn cũng rất nguy hiểm. Một số biến chứng có thể xảy ra khi nhổ răng khôn:
- Gây tổn thương dây thần kinh răng dưới: thần kinh huyệt răng dưới nằm tại ống răng ở trong xương hàm dưới – vị trí này rất gần với răng khôn hàm dưới. Một số trường hợp, thần kinh này còn nằm ngay dưới chân răng khôn hàm dưới. Nếu tay nghề và kỹ thuật không tốt, nhổ quá thô bạo hay không kiểm tra để phát hiện ống răng nằm sát chân răng khôn sẽ gây tổn thương dây thần kinh răng dưới.
- Nhiễm trùng huyệt ổ răng: nếu nhổ răng trong điều kiện vô trùng không tốt dễ rất dễ làm nhiễm trùng ổ răng. Điều này làm bạn thêm sưng đau, khó nuốt sau khi nhổ răng. Nguy hiểm hơn, nhiễm trùng lan rộng, lan vào máu có thể dẫn đến tử vong.
- Tổn hại răng số 7: nếu răng mọc xiên, đâm vào răng số 7 mà bác sĩ không phán đoán tốt, khi nhổ răng khôn có thể dễ làm tổn thương răng số 7.
- Sốc phản vệ: xảy ra trong quá trình nhổ răng, đe dọa đến tính mạng nếu không kịp thời cấp cứu.
- Ngộ độc thuốc tê: thuốc tê không thể thiếu khi tiến hành nhổ răng. Tuy nhiên, thuốc tê cũng đòi hỏi an toàn, được Bộ Y tế cấp phép và đòi hỏi bác sĩ dùng mức phù hợp, đúng kỹ thuật trong điều trị. Nếu nồng độ thuốc tê trong máu vượt ngưỡng sẽ dẫn tới ngộ độc.
Chính vì thế, để giảm biến chứng và rủi ro, mọi người nên chọn nha khoa đạt tiêu chuẩn, chất lượng, có giấy phép, cũng như đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm , chuyên môn, trang thiết bị, máy móc hiện đại, đặc biệt là hệ thống vô trùng đảm bảo.
Trên đây, là những thông tin về tác hại của răng khôn cũng như tác hại của việc nhổ răng khôn có thể gặp phải. Do đó, việc nắm kiến thức, thông tin giúp mọi người nhận biết dấu hiệu để có cách xử lý và khắc phục kịp thời.
Lời khuyên từ nha khoa My Auris gửi đến bạn chính là bạn nên tìm hiểu và chọn lựa nha khoa uy tín, chất lượng để không gây ra những biến chứng nguy hiểm.