Không chỉ người lớn, sức khỏe răng miệng ở trẻ nhỏ cũng cần được chú trọng. Nếu như không chăm sóc và vệ sinh kỹ, răng của bé cũng sẽ gặp nhiều vấn đề, trong đó có tình trạng hôi miệng. Đặc biệt, thường gặp nhất là giai đoạn bé mọc răng, vụn thức ăn, mảng bám bám trên răng ngày càng nhiều. Để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục bé bị hôi miệng khi mọc răng, hãy cùng My Auris theo dõi bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Vì sao bé bị hôi miệng khi mọc răng?
Thông thường, giai đoạn từ 6-8 tháng tuổi là thời gian các bé bắt đầu mọc răng, tuy nhiên một số trẻ từ khi sinh ra đã có răng. Trong quá trình này, có không ít vấn đề về răng miệng xảy ra với trẻ, thường gặp nhất chính là hôi miệng, hơi thở của trẻ có mùi khó chịu. Tình trạng hôi miệng khi mọc răng do nhiều nguyên nhân, các bậc phụ huynh cần kịp thời đưa trẻ thăm khám và khắc phục kịp thời.
- Bé mọc răng tiết nhiều nước bọt và thường cảm thấy ngứa lợi. Do đó, trẻ thường cắn, mút tay hay đồ vật. Từ đó, vi khuẩn gây hại có điều kiện xâm nhập vào miệng và gây ra tình trạng hôi miệng.
- Bé bị hôi miệng khi mọc răng chủ yếu do vệ sinh răng miệng cho trẻ không kỹ, không đúng cách. Bé con thường không nhận thức được tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng, nếu các mẹ lười vệ sinh cho con hay vệ sinh mà bé đau khóc liền dừng thì tạo điều kiện cho mảng bám, vụn thức ăn tích tụ trên bề mặt răng, nướu ngày càng nhiều. Từ đó, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, phát triển gây ra mùi hôi miệng.
- Chế độ ăn của bé bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất béo và tinh bột. Các chất này có khả năng bám dính cao, nếu không làm sạch sẽ rất dễ gây hôi miệng.
- Hôi miệng khi trẻ mọc răng cũng có thể là nguyên nhân của một số bệnh lý như viêm nướu, răng sâu, viêm,… Nếu mắc bệnh lý, không chỉ hôi miệng mà đi kèm đau nhức, gây khó chịu cho bé.
Như vậy, có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng ở trẻ nhỏ khi mọc răng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng không kỹ. Cùng với đó, chế độ ăn uống và bệnh lý cũng là một trong những nguyên nhân điển hình gây hôi miệng ở bé.
Bé bị hôi miệng khi mọc răng có sao không?
Khi bị hôi miệng, hơi thở của bé có mùi khó chịu. Các bé nhỏ sẽ không cười hay nói nhiều như các trẻ lớn nhưng cũng khiến những người xung quanh xa lánh. Điều này cũng gây ảnh hưởng một phần đến tâm lý của bé.
Bên cạnh đó, đôi khi hôi miệng cũng là dấu hiệu phản ánh một số bệnh lý toàn thân mà các bậc phụ huynh cần chú ý. Khi xuất hiện triệu chứng hôi miệng, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và tìm ra nguyên nhân. Nếu như mắc bệnh lý răng miệng, bác sĩ nha khoa sẽ có phương pháp điều trị và khắc phục phù hợp. Còn một số bệnh lý toàn thân gây hôi miệng như bệnh đường hô hấp, dạ dày,… cũng cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời.
Một số cách khắc phục bé bị hôi miệng khi mọc răng
Khi bé bị hôi miệng, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số cách sau để khắc phục tình trạng cho trẻ:
Vệ sinh răng miệng cẩn thận
Các trẻ mới bắt đầu mọc răng sẽ không thể tự vệ sinh răng miệng cho chính mình. Lúc này, các bậc phụ huynh sẽ đồng hành cùng con trong chăm sóc răng miệng. Các mẹ sử dụng bàn chải phù hợp độ tuổi của trẻ để đánh răng cho trẻ ít nhất 2 lần/ ngày vào sáng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ.
Bên cạnh đó, các mẹ nên dùng gạc mềm thấm nước muối sinh lý vệ sinh răng cho bé sau mỗi lần bé bú hay ăn dặm xong để loại bỏ cặn bẩn, sữa bám trên răng. Đồng thời, các mẹ cũng nên dùng khăn, gạc mềm vệ sinh lưỡi cho bé thường xuyên. Bởi vi khuẩn bám trên lưỡi cũng có thể gây hôi miệng ở trẻ.
Chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ
Để đẩy lùi tình trạng hôi miệng ở bé, các bậc phụ huynh cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cho con. Cụ thể, các bậc phụ huynh hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, cà ri,… Đồng thời, cũng hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm nhiều đường, chất béo và tinh bột.
Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tăng cường bổ sung các loại rau xanh, hoa quả, các thực phẩm giàu canxi, vitamin D,… để nâng cao sức khỏe răng miệng, hiệu quả làm sạch răng và giúp răng chắc khỏe.
Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi cho trẻ
Các bậc phụ huynh cần duy trì không gian sống cho trẻ sạch, thoáng bằng cách dọn dẹp và vệ sinh thường xuyên để diệt khuẩn. Đồng thời, các đồ chơi của bé cũng được làm sạch, khử trùng để hạn chế vi khuẩn gây hại xâm nhập.
Sử dụng chanh cho bé bị hôi miệng khi mọc răng
Không chỉ có khả năng sát khuẩn tốt, chanh còn có mùi hương thơm mát bởi nhiều tinh dầu. Vì thế, chanh có thể diệt khuẩn và đem đến hơi thở thơm mát cho bé. Các bậc phụ huynh có thể pha nước chanh cùng mật ong với tỷ lệ phù hợp cho bé uống hoặc dùng nước cốt chanh vệ sinh răng và lưỡi cho bé.
Sau một thời gian, tình trạng hôi miệng sẽ có sự cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên áp dụng khoảng 2-3 lần/ tuần để tránh làm tổn hại men răng của trẻ.
Sử dụng mật ong
Mật ong cũng là một trong những nguyên liệu có khả năng diệt khuẩn, giảm tình trạng hôi miệng và tốt cho sức khỏe. Trong mật ong có chứa nhiều chất kháng khuẩn mạnh, giàu chất chống oxy hóa giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại trong môi trường khoang miệng.
Mật ong có thể dùng riêng hoặc có thể kết hợp với quế hay khổ qua để giảm hôi miệng cho bé.
- Mật ong kết hợp với bột quế: cho mật ong và bột quế vào cốc nước nhỏ theo tỉ lệ cân bằng. Sau đó, cha mẹ cho bé súc miệng 2 lần/ ngày hoặc thoa lên răng của bé. Sau đó, bé súc miệng miệng lại bằng nước để làm sạch khoang miệng.
- Mật ong với khổ qua: Mẹ hãy xay nhuyễn 3-4 lát khổ qua, sau đó, vo tròn lại với mật ong rồi cho bé ngậm vào mỗi buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Chữa hôi miệng cho bé bằng rau húng quế
Rau húng quế có chứa linalool và methyl chavicol – hai hợp chất có công dụng ngăn sự hình thành của sulphur – nguyên nhân hàng đầu gây nên mùi hôi miệng. Hơn nữa, rau húng quế còn có tính sát khuẩn khá tốt giúp ngăn ngừa các bệnh lý do vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.
Cha mẹ chỉ cần dùng lá húng quế để sắc lấy nước cho trẻ ngậm hàng ngày vào sáng và tối. Sau đó, các bé súc miệng lại bằng nước sạch.
Có khá nhiều cách khắc phục hôi miệng cho bé đơn giản và dễ thực hiện. Nếu tình trạng thuyên giảm sẽ không có gì phải nói nhưng nếu hôi miệng kéo dài, các mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa thăm khám sớm nhất nhé.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết về bé bị hôi miệng khi mọc răng giúp mọi người hiểu hơn tình trạng và biết cách khắc phục. Quan trọng nhất, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ thăm khám nha khoa định kỳ để kiểm tra và theo dõi sức khỏe răng miệng cho bé. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất nhé.
Anh Thy