Hôi miệng khiến bạn bối rối, xấu hổ là những rào cản lớn khiến bạn thiếu tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt và tham gia các hoạt động xã hội. Có thể nói tình trạng hôi miệng chỉ đứng sau bệnh lý sâu răng và nha chịu khiến bệnh nhân cần phải gặp bác sĩ. Tuy nhiên, cảm nhận về tình trạng hôi miệng lại khác nhau phụ thuộc vào từng người và văn hóa. Vậy có cách làm hết hôi miệng nào không và phòng tránh chứng bệnh này như thế nào.
Mục Lục
Hôi miệng là gì? Cách xác định tình trạng hôi miệng
Hôi miệng là gì?
Hôi miệng là một thuật ngữ được dùng để mô tả tình trạng hơi thở có mùi hôi. Hôi miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ đến người già. Hơn nữa, hôi miệng có thể tăng nhẹ theo tuổi, càng lớn tuổi thì mùi hôi miệng càng tăng. Tỷ lệ mắc hôi miệng ở nam và nữ gần như nhau.
Cách xác định tình trạng hôi miệng
Tuy vậy, để xác định tình trạng hôi miệng, sẽ gồm những cách dưới đây:
- Phương pháp thủ công: Tự cảm thấy khoang miệng có mùi hôi hay khi bạn áp vào lòng bàn tay vào miệng. Sau đó, thở vào lòng bàn tay rồi ngửi. Ngoài ra, bạn có thể ngửi khẩu trang sau khi đeo,..
- Người nhà hoặc người khác giám định rằng bạn đang gặp tình trạng hôi miệng;
- Đo bằng máy hôi miệng;
Trong đó, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng phổ biến đó là:
- Vệ sinh răng miệng kém khiến cho vi khuẩn tích tụ và phát triển mạnh, nhờ đó gây ra tình trạng hôi miệng;
- Mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang,..
- Gặp các vấn đề về sức khỏe răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng,..
- Mắc các bệnh về đường tiêu hóa, nhất là khi khách hàng gặp về bệnh trào ngược dạ dày ở thực quản;
- Sử dụng thực phẩm gây mùi hoặc hút thuốc lá quá nhiều;
Tuy vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhằm cải thiện hơi thở. Đôi với những khách hàng mắc các bệnh lý liên quan, cần phải điều trị dứt điểm thì mới có thể chấm dứt tình trạng hôi miệng.
TOP 6 cách làm hết hôi miệng từ nguyên liệu thiên nhiên
Hơi thở kém thơm tho sẽ khiến bạn vô cùng tự ti và ngại tiếp xúc với người khác. Do đó, người bệnh đừng quá lo lắng, dưới đây là những cách trị hôi miệng đơn giản bằng nguyên liệu thiên nhiên như gừng, trà xanh, mật ong,..sẽ giúp bạn tự tin và hơi thở thơm tho hơn.
Muối và ngò gai
Với cách thực hiện này, bạn có thể đun ngò gai với một lượng nước vừa đủ khoảng trong 10 – 15 phút. Sau đó để nguội rồi cho thêm một chút muối để sử dụng làm nước súc miệng.
Bạn nên súc miệng từ 2 – 3 lần/ngày, sau khoảng 1 tuần bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt.
Sử dụng gừng tươi
Gừng tươi có tính kháng khuẩn đồng thời làm ức chế ngăn ngừa sâu răng và giúp hơi thở thơm tho. Ngoài ra, bạn nên sử dụng gừng tươi được cắt theo từng lát mỏng, sau đó uống cùng với trà hoặc ăn cùng với chanh để làm sạch miệng. Nhờ đó, hơi thở của bạn sẽ được cải thiện một phần.
Mỗi ngày nên ăn 2 – 3 lát gừng, duy trì trong 1 tuần liên tục sẽ giúp cho hơi thở của bạn được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý chỉ nên dùng những lát gừng mỏng. Trường hợp bạn không ăn được gừng có thể pha trà gừng để thưởng thức.
Ăn sữa chua
Sữa chua có tác dụng làm ức chế sản sinh hydrogen sulfide nên được xem là cách giảm hôi miệng một cách hiệu quả. Hơn nữa, sữa chua giúp tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có lợi phát triển, nhờ đó có thể bảo vệ răng miệng cũng như hệ tiêu hóa.
Chanh
Chanh có khả năng diệt khuẩn, đồng thời cũng là thực phẩm giúp bạn đánh bay những mùi hôi khó chịu ở miệng. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng nước cốt chanh và muối để súc miệng, hoặc chải răng, chải lưỡi nhằm loại bỏ vi khuẩn cũng như những mảng bám gây mùi.
Do đó, hãy sử dụng chanh để vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày, bạn sẽ cảm nhận được hơi thở được cải thiện nhanh chóng.
Mật ong
Mật ong là một trong những thực phẩm có chứa kháng khuẩn vô cùng hữu hiệu. Bạn có thể pha mật ong với chanh để súc miệng hằng ngày. Đây cũng là cách giảm hôi miệng một cách đơn giản và hiệu quả.
Rau húng chanh
Cách sử dụng húng có phần phức tạp hơn những thực phẩm từ các nguyên liệu thiên nhiên. Bạn chỉ cần phơi khô lá húng chanh rồi pha với nước ấm, và ngâm trong khoảng 5 – 7 phút. Bạn có thể dùng nước trà từ rau húng chanh này mỗi ngày, để cải thiện tình trạng hơi thở thơm luôn được tho, dễ chịu.
Cách phòng tránh hôi miệng không do bệnh lý
Nếu bạn đang bị hôi miệng không xuất phát từ các bệnh lý khác, thì bạn có thể áp dụng những cách dưới đây nhằm cải thiện hơi thở giúp bạn tự tin khi giao tiếp
Vệ sinh răng miệng đều đặn và đúng cách
Mỗi ngày, bạn nên đánh răng ít nhất 2 – 3 lần, cách tốt nhất là nên đánh răng sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút và mỗi lần không quá 3 phút. Bên cạnh đó, bạn cần phải đánh răng và chải răng sạch sẽ để loại bỏ hết mảng bám cũng như các thức ăn bám trên răng, nhờ đó tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Hơn nữa, sau khoảng 2 đến 3 tháng , bạn cần phải thay bàn chải khác để đảm bảo vệ sinh và tránh bị hôi miệng.
Uống nhiều nước lọc (nước khoáng)
Đối với những người bị hôi miệng tạm thời do thức ăn hoặc đồ uống gây ra, bạn có thể trị hôi miệng bằng cách uống nước sau khi ăn. Nước sẽ giúp cuốn trôi đi những phần thức ăn thừa trong khoang miệng, từ đó giúp cải thiện tình trạng hơi thở của bạn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước muối để tăng hiệu quả sát khuẩn.
Hạn chế thực phẩm nặng mùi
Những thức ăn có nhiều tinh dầu như tỏi, hành, và các loại thực phẩm giàu chất béo, đường sẽ để lại mùi rất lâu bên trong khoang miệng. Do vậy, để hạn chế hơi thở có mùi, bạn cần hạn chế tối đa những thực phẩm này. Nếu có sử dụng, hãy vệ sinh thật kỹ lưỡng ngay sau khi ăn các loại thức ăn có mùi hoặc để lại mùi trong khoang miệng.
Tuy vậy, ngoài việc chăm sóc răng miệng tại nhà và áp dụng các phương pháp thảo mộc thiên nhiên, bạn cũng cần đến nha khoa định kỳ để tiến hành thăm khám sức khỏe răng miệng. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hôi miệng. Nhờ đó, bạn sẽ được điều trị kịp thời (nếu có) để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra như mất răng.
Hy vọng những chia sẻ chi tiết ở trên về cách làm hết hôi miệng. Lúc này, bạn sẽ có quyết định phù hợp cho bản thân để sở hữu một hàm răng khỏe mạnh, đều đẹp. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích và trò chuyện cùng bác sĩ tại website nha khoa My Auris cũng như sức khỏe răng miệng nhé.
Kim Dung