Niềng răng móm là giải pháp khắc phục tình trạng sai khớp cắn, cải thiện thẩm mỹ. Từ đó, giúp nâng cao chức năng ăn nhai, bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn. Tuy nhiên, với một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng trong khi niềng răng để tạo khoảng trống giúp răng dễ dàng di chuyển về vị trí đúng trên hàm. Thế nên, nhiều người lo sợ, nhưng việc nhổ răng còn tùy theo tình trạng răng. Vậy niềng răng móm có phải nhổ răng không, cùng xem giải đáp chi tiết nhé.
Mục Lục
Răng móm là răng như thế nào?
Răng móm còn được gọi là khớp cắn ngược – đây là một dạng khớp cắn khá phổ biến. Khi bị tình trạng này tương quan giữa 2 hàm trên và dưới bị lệch nhau. Thông thương, nếu răng, xương hàm phát triển bình thường thì đóng miệng lại sẽ có hiện tượng răng hàm trên phủ ra ngoài răng hàm dưới. Còn răng móm khi khép miệng sẽ có hiện tượng răng hàm dưới phủ lên hàm trên, cằm bị đưa ra ngoài nhiều hơn gây mất cân đối khuôn mặt. Và rất dễ thấy nếu như nhìn mặt từ góc nghiêng.
Răng móm không chỉ gây mất thẩm mỹ cho gương mặt mà còn gây khó khăn trong ăn nhai, vệ sinh răng miệng.
Theo Hiệp hội Nha khoa, móm được chia thành 3 dạng:
- Móm do răng: xương hàm phát triển bình thường, tuy nhiên răng trên bị cụp vào bên trong, xương hàm dưới chìa ra ngoài gây mất thẩm mỹ.
- Móm do xương hàm: răng mọc đúng vị trí, tuy nhiên hàm trên kém phát triển hơn, thụt vào bên trong, còn hàm dưới phát triển quá mức nên đưa ra ngoài nhiều hơn.
- Móm do cả xương hàm và răng: cấu trúc răng và xương hàm đều có vấn đề.
Niềng răng móm có phải nhổ răng không?
Niềng răng móm có phải nhổ răng không? Nên nhổ đối với trường hợp răng móm nặng, sai lệch khớp cắn, răng mọc lộn xộn, không còn nhiều không gian trên cung hàm. Không nên nhổ đối với răng thưa, vòm hàm rộng, bị thiếu răng từ đầu, trẻ đang ở độ tuổi vàng niềng răng.
Trường hợp cần nhổ
Nhổ răng trong niềng răng được bác sĩ xem xét kỹ rồi mới đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất với tình trạng của khách hàng.
Các trường hợp cần phải nhổ răng khi niềng răng móm:
- Răng móm nặng: trường hợp này răng bị thụt vào trong quá nhiều. Và hầu hết các trường hợp móm nặng, phức tạp bác sĩ đều phải chỉ định nhổ răng.
- Sai lệch khớp cắn: một số trường hợp móm mà sai lệch khớp cắn quá nhiều thì lúc này bác sĩ cũng sẽ chỉ định nhổ răng.
- Răng mọc lộn xộn, xô lệch nhiều: nếu như tình trạng của khách hàng vừa móm mà còn mọc lộn xộn, xô lệch nhiều thì buộc phải nhổ bớt răng để dễ dàng cho các răng còn lại di chuyển
- Không còn nhiều không gian trên cung hàm: răng nhiều, cung hàm nhỏ dẫn đến việc răng không còn chỗ để di chuyển nên việc nhổ răng là không tránh khỏi.
Trường hợp không cần nhổ
- Răng thưa: trường hợp này thì cung hàm vẫn còn chỗ trống để cho răng di chuyển khi chỉnh nha.
- Vòm hàm rộng: trường hợp này cũng còn đủ không gian để cho các răng di chuyển khi niềng răng.
- Bị thiếu răng từ đầu: nếu như đã thiếu răng vậy cũng đồng nghĩa với việc còn khoảng trống trên hàm giúp răng dịch chuyển dễ dàng.
- Trẻ em trong độ tuổi “vàng” niềng răng: trong độ tuổi từ 12-16 tuổi là giai đoạn niềng răng lý tưởng, bởi lúc này răng sữa đã được thay xong hoàn toàn và xương hàm vẫn còn mềm nên việc nắn chỉnh sẽ vô cùng dễ dàng.
Niềng răng móm nên nhổ răng số mấy?
Thông thường, các răng thường được chỉ định nhổ đi là răng số 8, số 5 và số 4. Và tùy tình trạng của mỗi người mà số lượng răng nhổ khác nhau và thời gian nhổ cũng được giãn cách theo phác đồ điều trị của bác sĩ chứ không phải nhổ 1 lượt các răng.
- Nhổ răng số 4: răng số 4 chỉ là răng tiền hàm nên sẽ không gây ảnh hưởng đến việc ăn nhai cũng như thẩm mỹ. Hơn nữa, đây là chiếc răng nằm ở vị trí giữa của cung hàm, nên về kích thích cũng không quá lớn, không quá nhỏ nên nhổ đi tạo khoảng trống vừa đủ cho các răng dịch chuyển.
- Nhổ răng số 5: cũng như răng số 4, răng số 5 cũng là răng tiền hàm, nên từ cấu tạo đến chức năng cũng không có quá nhiều sự khác biệt. Đồng thời, răng số 5 không dính dáng đến dây thần kinh nhiều nên khi nhổ sẽ không ảnh hưởng sức khỏe.
- Nhổ răng số 8: răng số 8 còn được gọi là răng khôn, là chiếc răng mọc cuối cùng trên hàm với kích thước lớn. Và chiếc răng này không mang chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ mà còn mọc lên phiền phức và gây ảnh hưởng sức khỏe răng miệng. Cho nên, khi niềng răng cũng được chỉ định nhổ đi để đảm bảo cung hàm đều, đẹp và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt.
Răng móm niềng răng có được không?
Theo các bác sĩ, niềng răng là giải pháp chỉnh nha cho răng móm, giúp điều chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Từ đó, cân đối khớp cắn, cải thiện thẩm mỹ, khôi phục ăn nhai hiệu quả.
Tuy nhiên, để nói niềng răng móm có hiệu quả hay được không còn tùy thuộc vào từng tình trạng răng. Đối với trường hợp móm cho răng thì niềng răng thẩm mỹ là giải pháp hoàn hảo trong khắc phục tình trạng móm. Tuy nhiên, với trường hợp móm do xương hàm thì phải can thiệp phẫu thuật mới tối ưu. Do đó, để xác định niềng răng móm có hiệu quả không, mỗi người nên đến trực tiếp nha khoa để thăm khám, kiểm tra. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn cũng như lên phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Với những thông tin về niềng răng móm có phải nhổ răng không mà nha khoa My Auris chia sẻ trong bài viết, hy vọng mọi người có được giải đáp cho chính mình. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì mỗi người có tình trạng răng mỗi khác. Việc nhổ răng hay không sẽ do bác sĩ thăm khám và chỉ định.
Anh Thy