Quy trình niềng răng mắc cài diễn ra như thế nào?

quy trình niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha ra đời từ lâu đem lại hiệu quả cao giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn và chưa thực sự hiểu rõ về quy trình niềng răng mắc cài diễn ra như thế nào? Để hiểu rõ hơn, cùng theo dõi bài viết này nhé. 

Khái quát về niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha giúp kéo chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm, giúp khắc phục khuyết điểm răng hô, móm, lệch lạc, chen chúc,… Từ đó, nâng cao tính thẩm mỹ, giúp răng đều, ngay ngắn và cải thiện khớp cắn, ăn nhai hiệu quả. 

Niềng răng mắc cài chỉnh nha nhờ vào sự tác động lực từ bộ mắc cài, dây cung, dây thun gắn cố định trên bề mặt răng. Bác sĩ sẽ gắn mắc cài sau đó luồn dây cung qua các rãnh mắc cài để tạo lực đều, siết giúp răng dịch chuyển. Còn dây thun giúp cố định và giữ các các mắc cài không bung ra. 

quy trình niềng răng mắc cài
Khái quát về niềng răng mắc cài

Quy trình niềng răng mắc cài diễn ra như thế nào? 

Quy trình niềng răng mắc cài gồm 6 bước thăm khám và chụp X-quang, lên phác đồ điều trị, gắn khí cụ niềng răng, gắn mắc cài, tái khám định kỳ, tháo mắc cài chuẩn nha khoa.

Bước 1: Thăm khám và chụp X-quang

Thăm khám là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong niềng răng mắc cài. Đầu tiên, bác sĩ sẽ xem xét và kiểm tra tổng quan tình trạng, sức khỏe răng miệng. Sau đó, sẽ cho chụp phim Xquang, lấy dấu hàm, kiểm tra mức độ sai lệch của răng. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng thưa, răng hô, răng móm, khấp khểnh, sai khớp cắn,… ở những mức độ nào. 

Từ những dữ liệu khoa học này, bác sĩ đưa ra đánh giá, tư vấn phương pháp phù hợp và lên phác đồ điều trị cụ thể về thời gian và chi phí. 

Bước 2: Lên phác đồ điều trị tổng quát

Trước khi bắt đầu niềng răng, bạn cần phải có một hàm răng chắc khỏe, chịu được lực kéo, siết của niềng. Vì vậy, nếu mắc các bệnh lý tổng quát như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,… bác sĩ sẽ tiến hành điều trị ổn định và triệt để trước khi niềng. 

Đồng thời, nếu như răng quá chen chúc cũng sẽ nhổ răng để chuẩn bị cho quá trình niềng được thành công và thuận lợi. 

Nếu như không điều trị bệnh lý, thì quá trình niềng răng sẽ không hiệu quả mà còn gây ra nhiều diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. 

Bước 3: Gắn khí cụ niềng răng

Đối với các loại niềng răng mắc cài, tùy từng tình trạng của răng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại khí cụ cần đeo phù hợp. Nếu như hàm bị hẹp, bác sĩ sẽ chỉ định đeo nong hàm hay khí cụ nới rộng cung hàm, tiếp theo đó là thun tách kẽ, gắn khâu,… 

Bước 4: Gắn mắc cài

Đây là giai đoạn chính thức của niềng răng mắc cài. Những chiếc mắc cài được gắn cố định trên thân tăng, sau đó dây cung luôn qua các rãnh mắc cài để tạo lực siết và di chuyển răng theo kế hoạch điều trị

quy trình niềng răng mắc cài
Quy trình niềng răng mắc cài diễn ra như thế nào?

Bước 5: Tái khám định kỳ

Sau khi gắn mắc cài xong, bác sĩ sẽ hẹn lịch cho bạn tái khám định kỳ. Những lần tái khám bác sĩ sẽ xem xét khả năng răng bạn dịch chuyển, lực niềng như thế nào để điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn, hay thay thun, nâng khớp, cắm minivis, đóng khoảng trống nhổ răng,…

Bước 6: Tháo mắc cài, duy trì kết quả niêng 

Đến thời gian niềng hoàn thành, bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng, mắc cài trên răng. Lúc này răng của bạn đã được điều chỉnh cân đối, ngay ngắn. Tuy nhiên, để giữ kết quả tốt nhất, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng hàm duy trì. 

Hàm duy trì tựa như hàm trong suốt hoặc hàm kim loại cố định. Tùy vào tình trạng răng mà bác sĩ chỉ định dùng hàm duy trì thời gian bao lâu. Trung bình, trong khoảng 6 tháng đầu sau khi tháo niềng, bác sĩ khuyên nên đeo hàm duy trì liên tục trong khoảng 20-22 giờ/ ngày, chỉ tháo khi ăn uống và vệ sinh răng miệng. 

Những lưu ý khi thực hiện niềng răng mắc cài

Trước khi niềng răng mắc cài

  • Xác định rõ tình trạng răng: cần xác định sức khỏe và tình trạng răng miệng để lựa chọn phương pháp niềng phù hợp nhất.
  • Tìm hiểu và hỏi kỹ để bác sĩ tư vấn phương pháp niềng: có thể là mắc cài sứ, hay mắc cài kim loại, mắc cài tự buộc,… 
  • Lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng: đảm bảo sức khỏe răng miệng cũng như kết quả niềng thành công, nên chọn nha khoa uy tín, đạt tiêu chuẩn, chất lượng

Sau khi thực hiện niềng răng mắc cài

  • Vệ sinh, chăm sóc răng miệng: sau khi niềng việc chăm sóc, bảo vệ răng chắc khỏe là điều cần thiết và vô cùng quan trọng từ lúc đeo niềng đến kết thúc niềng. Bởi thức ăn dễ bám vào kẽ răng, bề mặt trên, mắc cài, dây thun dễ bám mảng bám. Do đó, nếu như không vệ sinh kỹ sẽ gây hôi miệng, sâu răng, các bệnh lý về răng, nướu.
  • Chế độ ăn uống phù hợp khi đeo niềng răng: bổ sung đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng, nhưng nên chú ý các thực phẩm dễ nuốt như súp, cháo, canh hầm để tránh ảnh hưởng đến bung, sứt, mẻ niềng. Sau 2 tuần niềng, có thể ăn uống thoải mái hơn nhưng cũng cần chú ý, hạn chế thực phẩm quá cứng, quá dai,…
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: trong suốt quá trình niềng răng mắc cài, nên tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để có kết quả niềng tốt nhất. 
quy trình niềng răng mắc cài
Vệ sinh, chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng mắc cài

Với những thông tin về quy trình niềng răng mắc cài, hẳn là mọi người đã nắm và cảm thấy yên tâm hơn khi biết mình sẽ trải qua những gì. Để kết quả niềng thành công, hãy chọn nha khoa uy tín, chất lượng, đảm bảo mọi tiêu chí nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger