Có bầu ăn măng được không? Có lợi hay có hại

Có bầu ăn măng được không?

Có bầu ăn măng được không? Bước vào giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu ăn uống ăn uống cẩn thiện vì còn phải đảm bảo sức khỏe và an toàn cho thai nhi. Thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu nên không có khả năng trong chống lại bệnh tật. Chỉ sơ suất một vấn đề nhỏ trong ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Măng là thực phẩm giàu dinh dưỡng và món ăn đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam. Các món chế biến từ măng mang đến khẩu vị không thể chối từ. Nhưng có những quan niệm cho rằng bà bầu ăn măng trong lúc mang thai là không nên. Để có câu trả lời cho thắc mắc Có bầu ăn măng được không, mọi người đừng bỏ lỡ bài viết này nhé.

Bà bầu có nên ăn măng không?

Măng là thực phẩm cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào cho cơ thể. Đặc biệt có những dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai: vitamin B6, C, niacin, thiamin, vitamin A, E,…

Từ những dưỡng chất mà măng mang lại, bà bầu nhận được nhiều lợi ích sức khỏe:

Tăng cường miễn dịch

Mẹ bầu có hệ miễn dịch suy yếu vì thế rất cần củng cố “hàng rào” vững chắc này để bảo vệ cơ thể và bé con khỏi các tác nhân gây bệnh. Trong khi đó, măng có đặc tính kháng khuẩn và virus – thực phẩm lý tưởng giúp mẹ bầu tránh cảm cúm, thay đổi thời tiết thất thường, sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Trong măng có thành phần lớn chất xơ không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn tăng cường sức khỏe tim mạch. Chất xơ giúp hạn chế cơ thể hấp thu cholesterol xấu, ngăn ngừa táo bón và các bệnh về đại tràng trong thời kỳ mang thai.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Các vitamin, khoáng chất cùng với chất xơ trong măng hỗ trợ chức năng tiêu hóa, giảm táo bón thường gặp khi mang thai.

Kiểm soát cân nặng

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu chịu nhiều thay đổi, trong đó có sự thay đổi về ngoại hình, vóc dáng. Cân nặng tăng liên tục làm mẹ bầu buồn phiền và lo lắng. Tuy nhiên cân nặng của mẹ có thể được kiểm soát nếu mẹ thiết kế thực đơn với các thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng nhưng vẫn không gây tăng cân. Được biết, măng là thực phẩm ít calo và chất béo, giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa no lâu, không gây thèm ăn. 

Phòng ngừa ung thư

Măng là thực phẩm giàu các chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa các gốc tự do, từ đó giúp phòng ngừa ung thư rất tốt. 

Bà bầu có ăn măng được không?
Bà bầu có ăn măng được không?

Có bầu ăn măng được không?

Có bầu ăn măng được không là thắc mắc của đa số mẹ bầu. Vì măng là nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất cho mẹ và bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu có thể ăn măng trong suốt thai kỳ nhưng phải chú ý về hàm lượng và thời điểm. 

Theo khuyến cáo, mẹ bầu chỉ nên ăn 1-2 lần/ tháng và mỗi lần ăn không quá 200g. Các mẹ cũng nên lưu ý ở 3 tháng đầu thai kỳ nên hạn chế ăn măng. Vì những lý do sau:

  • Nguy cơ ngộ độc thai kỳ: trong măng có chứa glucozit. Khi vào hệ tiêu hóa, glucozit tiếp xúc với men tiêu hóa trong dạ dày và bị thủy phân sinh ra acid cyanhydric – một chất gây ngộ độc. Khi mẹ bị ngộ độc xuất hiện các triệu chứng: đau đầu, choáng váng, ù tai, nôn mửa, tê lưỡi, tụt huyết áp. 
  • Gây thiếu máu trong 3 tháng đầu: thành phần glucozit có nguy cơ cản trở hấp thu và chuyển hóa sắt từ các thực phẩm bổ sung vào cơ thể. Thiếu máu cơ thể mẹ bầu có thể hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, uể oải, chán ăn,…
  • Đầy bụng: măng có chứa nhiều chất xơ và acid oxalic. Hai chất này khi gặp các khoáng chất như sắt, canxi, kẽm khiến cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng, đầy bụng, khó tiêu.
Có bầu ăn măng được không?
Có bầu ăn măng được không?

Lưu ý khi cho bà bầu ăn măng

Để đảm bảo an toàn và mẹ bầu được cung cấp dinh dưỡng từ măng tốt nhất nên lưu ý về cách sơ chế và cách ăn. Vì măng nếu không chú ý về cách sơ chế sẽ rất dễ ngộ độc khi ăn, điều này nguy hiểm với các mẹ bầu. Có bầu ăn măng được không đã được giải đáp, nhưng để đảm bảo an toàn và đạt dinh dưỡng thì cần chú ý về cách chế biến và sơ chế: 

Sơ chế măng

Đối với măng tươi mẹ bầu cần lưu ý làm sao cho giảm được tối đa lượng chất glucozit. Thực hiện sơ chế qua các bước:

  • Cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài của măng
  • Cắt măng thành những lát mỏng
  • Ngâm măng đã thát lát trong nước lạnh và để qua đêm
  • Đổ nước ngâm măng rồi rửa sạch măng lại 1 lần nữa
  • Luộc măng nhưng không nên đậy nắp nồi
  • Sau khi luộc xong, vớt măng ngâm nước lạnh rồi mới chế biến

Đối với măng khô:

  • Ngâm măng với nước muối loãng tối thiểu 6 tiếng
  • Sau đó, rửa măng lại với nước sạch và đem luộc
  • Rồi đem măng xả với nước lạnh nhiều lần đến khi màu nước hết vàng đục mới đem chế biến

Ngoài ra mẹ bầu cũng nên lưu ý:

  • Không nên ăn măng chế biến sẵn vì không đảm bảo chất lượng, vệ sinh cũng như hàm lượng độc tố
  • Chỉ nên ăn 1-2 lần/ tháng và mỗi lần không quá 200g
  • Không nên ăn măng sau khi ăn các món lạnh vì dễ lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu
  • Khi ăn măng nên nhai chậm, nhai kỹ để dễ tiêu hóa 
  • Những mẹ bầu có các bệnh về tiêu hóa, sỏi thận, sỏi mật thì không nên ăn măng.
Lưu ý về cách chế biến măng cho mẹ bầu an toàn
Lưu ý về cách chế biến măng cho mẹ bầu an toàn

Cuối cùng, để đảm bảo chất lượng bữa ăn và an toàn cho sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi, mẹ bầu nên biết cách chọn măng. Mẹo để chọn măng tươi ngon chính là chọn mua những cây măng còn tươi, mới. Các cây măng này thường vỏ không có đốm, ngửi có mùi thơm nhẹ. Nếu mua măng đã sơ chế ( đã bóc vỏ, bào mỏng) cần chọn măng có màu trắng ngà tự nhiên, giòn, thơm nhẹ. Tránh chọn măng có màu rất trắng hoặc vàng vì thường để lâu và tẩm ướp hóa chất. 

Qua bài viết, mẹ bầu cũng nắm được thông tin có bầu ăn măng được không. My Auris mong rằng mỗi mẹ bầu sẽ thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho mình phù hợp nhất để đảm bảo dinh dưỡng mà vẫn an toàn cho thai nhi và cải thiện, nâng cao sức khỏe cho mẹ.   

Anh Thy

Để lại một bình luận

chat zalo
messenger