Thực hiện trồng răng hàm giả tháo lắp là một trong các phương pháp hỗ trợ phục hình răng mất khá phổ biến và có mức chi phí thấp nhất. Ngoài những ưu điểm, phương pháp này vẫn còn tồn tại khá nhiều điểm hạn chế. Thông qua bài viết sau My Auris sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về kỹ thuật điều trị này, có thể quyết định việc nên chọn phương pháp này hay không. Đồng thời có một số lưu ý bạn cần nắm khi thực hiện phục hình cho bản thân.
Mục Lục
Tìm hiểu trồng răng hàm giả tháo lắp là gì?
Trồng răng hàm giả tháo lắp là kỹ thuật giúp phục hình thẩm mỹ những chiếc răng đã mất, bao gồm 1 khung hàm có thể tháo lắp được, bên trên là các răng giả. Hiện nay, sẽ có 2 loại chính: Răng tháo lắp trên nền nhựa, răng tháo lắp trên nền kim loại.
Tùy vào nhu cầu sử dụng và tình trạng sức khỏe răng miệng của từng người bệnh mà bác sĩ xem xét tư vấn loại áp dụng phục hình phù hợp nhất.
Kỹ thuật này có thể áp dụng cho người gặp tình trạng mất 1 răng, nhiều răng hay thậm chí người bị mất răng toàn hàm. Tương ứng với mất một răng thì làm hàm tháo lắp 1 cái, còn trường hợp mất răng toàn hàm thì sử dụng hàm tháo lắp toàn phần.
Hàm tháo lắp cũng thường được sử dụng cho nhiều đối tượng là người lớn tuổi, sức khỏe không được tốt phục vụ cho quá trình điều trị trồng răng Implant hay phục hình bằng cầu răng sứ. Thông thường hàm tháo lắp thường được người lớn tuổi ưu tiên sử dụng.
Chi tiết các loại hàm tháo lắp hiện có
Hiện nay, nếu muốn thực hiện trồng răng hàm giả tháo lắp thì sẽ có 2 loại chính mà bạn có thể áp dụng cho quá trình điều trị của mình. Cụ thể:
Hàm tháo lắp bằng nhựa
Hàm tháo lắp bằng nhựa bản chất là một hàm răng giả có khả năng tháo lắp, có cấu tạo chính gồm 2 phần là phần nền hàm và phần răng. Theo đó, phần nền hàm được làm từ chất liệu nhựa cứng hoặc dẻo (thường là nhựa Acrylic hoặc Biosoft).
Nhìn chung thì hàm nhựa tháo lắp sẽ có mức chi phí rẻ nhất nhưng nó lại có hạn chế là khá nặng, có độ bền kém người bệnh chỉ sử dụng được 1 năm sẽ cảm thấy lỏng lẻo và dễ bị rơi vỡ khi đeo.
Hàm tháo lắp bằng khung kim loại
Loại hàm có khung được làm từ nhựa nhưng các răng giả sẽ được gắn thêm một khung kim loại, có cấu tạo từ hợp chất Ni-Cr hay Titanium, thường chỉ được chỉ định sử dụng cho người bị mất một vài răng.
Tuy rằng có ưu điểm là độ cứng chắc cao, kích thước khá nhỏ gọn nhưng hàm giả tháo lắp bằng khung kim loại có thể làm răng thật bên cạnh của bạn bị yếu đi, tính thẩm mỹ kém.
Có nên trồng răng hàm giả tháo lắp không?
Có nên thực hiện trồng răng hàm giả tháo lắp không thì theo ý kiến từ các bác sĩ chuyên môn, bạn cần cân nhắc qua những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này:
Ưu điểm
- Phương pháp có mức chi phí thực hiện thấp, giá chỉ từ 500.000 – 10.000.000 VND tùy loại.
- Quy trình làm răng rất đơn giản, không làm mất nhiều thời gian của người bệnh.
- Phù hợp áp dụng cho người lớn tuổi, những người không có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ, đồng thời răng giả cũng thuận tiện cho người dùng trong việc vệ sinh khoang miệng.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm thì trồng răng hàm tháo lắp luôn tồn tại khá nhiều những điểm còn hạn chế:
- Khả năng ăn nhai của người dùng bị hạn chế, vì sức chịu lực ăn nhai của hàm chỉ ở mức trung bình, bạn không thể nhai quá mạnh. Đặc biệt, nếu bạn nhai thức ăn không kỹ có thể gây ra thêm các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Do đó, người dùng cần phải chú ý nhiều đến vấn đề ăn uống, hạn chế ăn đồ dai cứng.
- Độ thẩm mỹ không cao vì răng được làm từ nhựa, người đối diện cũng rất dễ nhận ra, phần nhựa mô phỏng lợi có màu sắc không tự nhiên, nhất là hàm tháo lắp bán phần có móc kim loại.
- Tuổi thọ ngắn, chỉ từ 3 đến 5 năm thì người bệnh phải thực hiện thay hàm tháo lắp mới.
- Không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm, từ đó làm tăng nguy cơ lão hóa mặt, gây hóp má ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Có thể thất, tuy rằng chi phí trồng răng hàm giả tháo lắp khá tiết kiệm, thế những phương pháp lại gây ra nhiều bất tiện trong khi sử dụng. Bạn cần phải cân nhắc và tham vấn bác sĩ về trường hợp bản thân có nên áp dụng điều trị bằng hàm giả tháo lắp không.
Những lưu ý khi vệ sinh, sử dụng hàm giả tháo lắp
Khi thực hiện trồng răng hàm giả tháo lắp, người dùng cần phải tuân thủ tuyệt đối các chỉ định cũng như những hướng dẫn của bác sĩ. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ của hàm và đảm bảo tốt cho sức khỏe người sử dụng. Bởi khi hàm giả bị nhiễm khuẩn có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho người bệnh.
Một số lưu ý khi thực hiện vệ sinh hàm giả tháo lắp
- Vệ sinh hàm giả bằng bàn chải có lông mềm, cùng nước muối và xà bông tối thiểu 2 lần/ngày.
- Không nên sử dụng kem đánh răng vì có khả năng làm răng giả bị bào mòn.
- Khi nào không sử dụng đến thì bạn phải thực hiện ngâm hàm giả trong dung dịch nước muối, hoặc nước giấm theo tỷ lệ 1:1. Mặt khác sử dụng gel nha khoa chuyên dụng để thoa từ 1 đến 2 lần/ngày. Việc này sẽ giúp bạn ngăn chặn các loại nấm hay vi khuẩn gây bệnh tấn công và phát triển.
- Ngâm bàn chải đánh răng trong dung dịch clorin ít nhất 1 lần/tuần.
- Vệ sinh nướu với nước súc miệng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là sau khi ăn và sau khi tháo hàm giả. Như vậy sẽ giúp bạn tránh việc thức ăn thừa bị kẹt lại, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hình thành trong môi trường khoang miệng.
Quy trình thực hiện trồng răng hàm tháo lắp
Để đảm bảo được mức độ an toàn, phương pháp trồng răng hàm giả tháo lắp cần phải thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình sau:
- Thăm khám và tư vấn: Tuy hàm tháo lắp là phương pháp phổ biến với nhiều người nhưng bạn vẫn phải thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang để kiểm tra mật độ xương hàm. Bước này giúp chọn hàm giả phù hợp cho người bệnh.
- Lấy dầu hàm: Sau khi thăm khám và thống nhất được kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dầu hàm. Thao tác này giúp phòng Lab chế tác hàm được chính xác với người bệnh.
- Gắn hàm giả: Khi chế tác xong, bác sĩ sẽ gắn chúng vào vị trí cần phải phục hình. Sau đó, bác sĩ sẽ hỗ trợ nắn chỉnh lại nếu cần thiết để giúp người bệnh cảm thấy được thoải mái nhất.
- Hướng dẫn bạn chăm sóc răng miệng tại nhà: Vệ sinh hàm giả tại nhà khá quan trọng, vì nó có ảnh hưởng đến độ bền của hàm. Do đó, bác sĩ cần phải tư vấn kỹ lưỡng và hướng dẫn chi tiết cho người bệnh cách tháo lắp và vệ sinh hàm. Đồng thời người bệnh cần phải lưu ý bất cứ khi nào thấy khớp cắn có vấn đề thì hãy nhanh chóng quay lại phòng khám để được bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh.
Tóm lại, trồng răng hàm giả tháo lắp chỉ nên áp dụng điều trị cho người lớn tuổi. Tuy nó có khả năng phục hình khả năng ăn nhai nhưng lại khá yếu. Với những người còn trẻ áp dụng phương pháp này sẽ gây ra nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt. Do đó khi muốn thực hiện, bạn không được bỏ qua bước thăm khám với bác sĩ chuyên môn. Chỉ khi thăm khám bác sĩ mới có cách giúp bạn tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất theo tình trạng của mỗi người.
Yến Nhi