Trên cung hàm mỗi cái răng dù nó ở bất kỳ vị trí nào, chúng đều có tác dụng nâng đỡ những răng còn lại. Giúp cho các hoạt động cắn xé, nghiền nát thức ăn cũng như cấu trúc gương mặt được cân đối. Nhiều người bị mất răng lâu năm họ băn khoăn rằng mất răng lâu năm có niềng được không? Câu trả lời về vấn đề này sẽ được giải đáp đến bạn thông qua bài viết sau, mời bạn tham khảo để có cho những những thông tin cần thiết.
Mục Lục
Nguyên nhân gây tình trạng mất răng lâu năm
Một hàm răng của người trưởng thành sẽ gồm có 32 chiếc răng, bao gồm cả răng cửa, răng nanh và răng hàm. Trong đó răng hàm là những chiếc răng khỏe nhất, chúng giữ vai trò quan trọng không những giúp hoàn chỉnh bộ ăn nhai và còn góp phần đảm bảo khuôn mặt bạn trở nên cân đối và thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, hiện có nhiều người bị mất răng lâu năm từ những yếu tố như tuổi tác và một số nguyên nhân phổ biến sau:
- Người bị mất răng do những bệnh lý như viêm tủy, sâu răng, viêm nha chu,… không được điều trị kịp thời và gây nên tình trạng mất răng.
- Người bệnh không có cách chăm sóc răng miệng khoa học, đánh răng qua loa và không thay bàn chải định kỳ,…
- Bị mất răng do tai nạn, chấn thương trong quá trình sinh hoạt thường ngày: Chơi thể thao, khiêng vác các vật nặng.
- Bên cạnh đó, một số thói quen xấu cũng có thể gây nên tình trạng mất răng: Nghiến răng, hút thuốc lá, ăn nhiều đồ ngọt, ăn đồ cứng,… cũng gây nên những mảng bám. Lúc này sẽ tạo điều kiện cho các bệnh viêm nướu và mất răng xảy ra.
Hậu quả khi bị mất răng
Những hậu quả khi bị mất răng nghiêm trọng xảy ra cũng chính là lý do dẫn đến câu hỏi mất răng lâu năm có niềng được không xuất hiện nhiều trên các diễn đàn nha khoa. Theo như chia sẻ của bác sĩ thì mỗi răng dù nó ở vị trí nào đều có tác dụng nâng đỡ cho những răng còn lại. Giúp cho các hoạt động ăn nhai được thuận lợi và cấu trúc gương mặt trở nên cân đối.
Nếu bị mất răng lâu năm thì dù là mất răng cửa, răng nanh hay răng hàm thì đều để lại những hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể:
Khiến khả năng ăn nhai của người bệnh dần suy yếu
Cấu trúc răng của mỗi người vốn đã ổn định nên nếu không may bị thiếu dủ chỉ là một răng cũng khiến cho việc ăn uống của bạn dần khó khăn hơn bình thường.
- Mất răng khiến quá trình ăn nhai gặp nhiều khó khăn, lực cắn xé thức năng suy yếu dần. Lượng thức ăn sẽ không được nghiền nát kỹ trước khi đưa xuống hệ tiêu hóa, điều này làm ảnh hưởng không tốt đến dạ dày,…
- Mất răng khiến thức ăn dễ rơi vào những khoảng trống, lâu dần không được vệ sinh kỹ sẽ gây hôi miệng và thêm nhiều bệnh lý khác.
- Tình trạng mất răng lâu năm sẽ tạo ra các khoảng trống lớn trên cung hàm, làm các răng bên cạnh bị xô lệch, đổ nghiêng và thậm chí và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ăn nhai.
Ảnh hưởng đến khả năng phát âm
Người bệnh bị mất răng sẽ khiến cho khả năng phát âm kém chuẩn xác và không được tròn chữ. Điều này gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp cũng như ảnh hưởng đến chất lượng công việc của bạn về sau.
Gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt
Bị mất răng cửa và răng nanh sẽ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và nụ cười của bạn. Mất răng hàm tuy là không ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng sẽ khiến cung hàm dần mất cân đối, hai má hóp lại, da mặt chảy xệ và xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn, khiến gương mặt của bạn già đi trước tuổi.
Việc mất răng lâu năm, đặc biệt là răng hàm nếu không được điều trị sớm sẽ khuôn mặt của bạn sẽ dần bị lệch, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến bạn dần trở nên ngại ngùng và mất tự tin trong giao tiếp hơn.
Gây biến chứng liên quan đến tiêu xương hàm, đau khớp thái dương hàm
- Mất răng lâu năm nếu không được phục hình sớm sẽ dẫn đến tình trạng bị tụt lợi, tiêu xương hàm.
- Mất răng khiến các răng xung quanh không còn được nâng đỡ. Từ đó gây áp lực nên quai ham, xuất hiện những cơn đau cơ hàm, đau đầu, đau khớp thái dương hàm,…
- Những chiếc răng quanh răng bị mất có khả năng dịch vào khoảng trống đó. Những răng đối diện cũng sẽ thụt xuống hay trồi lên quá mức. Về lâu dài không điều trị sẽ gây ra các vấn đề về khớp cắn. Nhẹ thì bị lệch khớp cắn, nặng sẽ bị liệt cả cơ hàm, mặt lệch,…
Giải đáp mất răng lâu năm có niềng được không?
Câu trả lời đến từ bác sĩ nha khoa My Auris là vẫn có thể niềng được. Ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ hiện đại trong lĩnh vực nha khoa thì những lo lắng về việc bị mất răng cửa, răng hàm trên, hay thậm chí là mất răng lâu năm như răng hàm sẽ không còn nữa.
Thậm chí, việc mất răng cũng tạo cơ hội thuận lợi cho cho các răng khác dịch chuyển về vị trí mong muốn trên cung hàm, điều này cũng giúp rút ngắn được thời gian và đạt hiệu quả chỉnh nha như mong muốn.
Người bị mất răng lâu năm mà vẫn đảm bảo tình trạng xương hàm tốt, không bị tiêu hay mắc các bệnh lý nghiêm trọng thì có thể lựa chọn 1 trong 2 phương pháp sau để chỉnh nha:
- Niềng răng bằng mắc cài, sử dụng các mắc cài để kéo răng về đúng vị trí. Lúc này, bác sĩ sẽ gắn hệ thống mắc cài trực tiếp lên bề mặt răng, sử dụng thêm một số loại khí cụ như dây thun, minivis nếu cần. Tuy nhiên, nếu khoảng trống mất răng quá lớn, đi kèm là tình trạng móm, hô thì việc gắn mắc cài sẽ có mục đích duy trì khoảng trống hỗ trợ quá trình phục hình răng. Mất răng lâu năm có niềng được không lúc này sẽ có nhiệm vụ nắn chỉnh ổn định các răng còn lại trên cung hàm, kết hợp phục hình răng giả cho răng đã mất.
- Niềng răng với khay niềng trong suốt, người bệnh sẽ được đeo khay niềng đơn giản thay vì sử dụng các mắc cài. Phương pháp này đảm bảo tốt tính thẩm mỹ, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp thường ngày.
Cả hai phương pháp niềng đều hoạt động dựa trên nguyên tắc tạo lực kéo các răng lại gần nhau. Tuy nhiên trong tình huống không thể kéo răng lại gần nhau thì sẽ cần kết hợp với trồng răng Implant, cầu răng sứ thay thế cho răng bị mất. Việc mất răng lâu năm lúc này sẽ được phục hình lại cấu trúc và chức năng như những răng ban đầu.
Tóm lại, mất răng lâu năm có niềng được không vẫn sẽ được thực hiện bởi những bác sĩ giỏi. Nhưng để biết chính xác tình trạng của bạn có nên thực hiện kết hợp với các phương pháp phục hình khác lúc niềng hay không, hãy đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ. Thông qua kiểm tra chi tiết, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của bạn. Nha khoa My Auris với đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Yến Nhi