Phương pháp làm cầu răng sứ là kỹ thuật để thay thế răng bị mất với chi phí trung bình, nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng tương đối cao. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra những biến chứng làm cầu răng sứ như đau nhức, sưng tấy chân răng. Vậy làm thế nào để khắc phục hiệu quả các trường hợp biến chứng xảy ra?
Mục Lục
Làm cầu răng sứ là gì?
Cầu răng sứ là kỹ thuật làm răng sứ khá phổ biến hiện nay. Đồng thời là phương pháp khắc phục một hay nhiều răng bị mất. Cơ chế hoạt động của cầu răng sứ chính là sử dụng hai chiếc răng kế cạnh để làm trụ cầu và chụp mão răng sứ lên trên.
Dãi cầu gồm 2, 3 hoặc 4 răng sứ được gắn liền với nhau. Cầu răng sứ được làm từ chất liệu sứ với màu sắc khá tự nhiên, đặc biệt đảm bảo thẩm mỹ khi sử dụng.
Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng thật ở hai chiếc răng kế cận. Sau đó, sử dụng 1 cầu răng gồm 3 mão răng sứ được gắn lên thân răng thật. Trong đó, phần răng sứ ở giữa sẽ thay thế cho răng đã mất và 2 răng sứ còn lại có chức năng nâng đỡ trụ cầu. Tuy vậy, trong các giai đoạn làm cầu răng sứ, thì kỹ thuật mài cùi răng quan trọng nhất. Nếu trường hợp mài cùi răng quá mức sẽ ảnh hưởng đến đến chất lượng răng sứ cũng như sức khỏe khi sử dụng.
Biến chứng làm cầu răng sứ như thế nào?
Làm cầu răng sứ giúp phục hồi chức năng ăn nhai của răng cũng như tính thẩm mỹ của hàm. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm cầu răng sứ sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra các biến chứng cụ thể như:
Biến chứng của răng sứ khi mão răng sứ sai kích thước
Việc sử dụng mão răng sứ sai kích thước hoặc không đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến biến chứng. Trường hợp mài cùi răng quá ít hoặc quá nhiều, sẽ khiến tăng áp lực và vi khuẩn dễ xâm nhập vào chân răng. Điều này sẽ tác động đến dây thần kinh và đồng thời gây nhiễm trùng nhiễm trùng cầu răng sứ.
Kỹ thuật bọc mão răng sứ kém
Nếu bác sĩ có tay nghề kém thì cầu răng sẽ gây ra biến chứng nhiễm trùng. Trong quá trình ăn nhai, nếu mài răng không đúng tỉ lệ sẽ làm tổn thương đến ngà răng và ống tủy. Ngoài ra, mài răng sai kỹ thuật sẽ làm tổn thương nướu. Những điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng chân răng sau khi bọc sứ.
Bên cạnh đó, nếu giữa mão răng sứ và răng thật không khít với nhau sẽ tạo khe hở. Điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi để sản sinh vi khuẩn và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Chưa điều trị bệnh lý răng miệng dứt điểm
Với những trường hợp mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi,.. nếu chưa điều trị dứt điểm. Nếu tiến hành làm cầu răng sứ sẽ khiến vi khuẩn ngày càng phát triển và gây ra tình trạng nhiễm trùng, đau đớn. Ngoài ra, tại các vị trí răng thật và răng sứ dễ xuất hiện vi khuẩn và đau nhức dai dẳng.
Do cơ địa
Nếu cơ địa nhạy cảm thì thành phần titan, kẽm,.. có trong răng sứ sẽ gây ra các biến chứng. Bên cạnh đó, những dụng cụ để thực hiện quy trình làm cầu răng sứ chưa được vô trùng và dễ gây dị ứng và làm ảnh hưởng đến răng sứ.
Do vệ sinh răng miệng không cẩn thận
Răng sứ giúp bạn sở hữu một hàm răng đều đẹp, trắng sáng. Vì thế, bạn không nên chủ nên chủ quan trong việc vệ sinh răng miệng. Các mảng bám, thức ăn thừa bám vào trên răng sẽ gây ra tình trạng hôi miệng, viêm lợi, sâu răng.
Dấu hiệu nhận biết khi có biến chứng xảy ra
Biến chứng của cầu răng sứ là do lắp mão răng sứ sai cách, đặc biệt kích thước không phù hợp. Điều này sẽ làm tăng áp lực lên chân răng và dây thần kinh sẽ xảy ra tình trạng nhiễm trùng. Một số dấu hiệu nhận biết khi có biến chứng xảy ra:
Sưng tấy, đau nhức tại chân răng
Khi nhiễm trùng cầu răng sứ, bạn sẽ có cảm giác hàm bị cứng, đau nhức quanh nướu tại vị trí làm cầu răng, hoặc thậm chí sưng mủ. Điều này, sẽ khiến bạn khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện.
Bị sốt
Không chỉ bạn bị ảnh hưởng ở khoang miệng, khi có biến chứng xảy ra khi làm cầu răng sứ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số người sẽ bị sốt, đau đầu, chóng mặt và cảm thấy khó chịu trong người.
Chân răng chảy máu
Nếu răng chân răng xuất hiện tình trạng rỉ máu, hơi thở có mùi hôi (vị kim loại hoặc vị chua) thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra cầu răng sứ.
Tiêu xương, răng lung lay hoặc mất răng
Đây là những biểu hiện khá nặng của việc nhiễm trùng cầu răng sứ. Lúc này, bạn sẽ thường xuyên gặp các cơn đau nhẹ, đau buốt tại vị trí thực hiện làm cầu răng sứ. Trường hợp này có thể xảy ra tình trạng viêm nhiễm nặng, chân răng tụt khỏi xương hàm,..
Cách khắc phục các biến chứng cầu răng sứ
Biến chứng cầu răng sứ còn nhiều lý do, có thể bị ảnh hưởng do làm cầu răng sứ giá rẻ hoặc tay nghề của bác sĩ chưa cao. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng. Dưới đây là một số cách khắc phục răng sứ khi có biến chứng xảy ra, cụ thể như:
Tháo răng sứ và bọc lại
Khi có biến chứng hoặc nhiễm trùng cầu răng sứ, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định tháo ra và bọc răng sứ lại. Những trường hợp làm cầu răng sứ sai kỹ thuật sẽ tháo ra, điều trị nhiễm trùng trước khi làm mão răng sứ mới.
Cắt lợi để chữa nhiễm trùng
Một nguyên dẫn khác dẫn đến tình trạng gây ra biến chứng làm cầu răng sứ chính là đường viền chụp sứ nằm sâu bên trong lợi. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định nạo sạch các vị trí viêm nhiễm và tiến hành cắt lợi. Nếu không cắt lợi dễ xảy ra tình trạng tiêu ở xương răng và gây ra tình trạng mất răng.
Cấy ghép lợi
Nếu trường hợp khoảng sinh học ở quanh răng bị phá vỡ quá nhiều, răng sứ không thể làm trụ được. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép lợi và bọc lại răng sứ. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém và tốn nhiều thời gian, cần đòi hỏi kỹ thuật cao.
Trồng răng implant thay thế cầu răng sứ
Trồng răng implant là phương pháp trồng răng hiện đại, phục hình răng bị mất hiệu quả. Răng implant có cấu tạo tương đương giống với chiếc răng thật, có khả năng ăn nhai tốt, nhờ đó mang lại thẩm mỹ cao. Ngoài ra, phương pháp trồng răng bằng răng implant không cần phải cùi răng và tuổi thọ sử dụng có thể sử dụng vĩnh viễn.
Hy vọng trên đây là những thông tin hữu ích về một số biến chứng làm cầu răng sứ cũng như dấu hiệu nhận biết. Tuy vậy, để khắc phục các biến chứng vừa liệt kê trên, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín để phục hình răng đã bị mất. Đồng thời, lắng nghe tư vấn của bác sĩ có chuyên khoa giỏi và dày dặn kinh nghiệm.
Kim Dung