Trồng răng giả cho trẻ em bằng phương pháp nào?

Trồng răng giả cho trẻ em bằng phương pháp nào?

Tương tự như người lớn, sau khi thay răng vĩnh viễn trẻ em cũng vì té ngã, va đập, tai nạn, bệnh lý răng miệng mà có thể mất răng. Do đó, cần phải có biện pháp khắc phục sớm để đảm bảo ăn nhai, thẩm mỹ và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, việc trồng răng giả cho trẻ em có được không và nên thực hiện bằng phương pháp nào. Để tìm hiểu rõ hơn, hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu bài viết sau đây nhé. 

Mục Lục

Trồng răng giả cho trẻ em có được không?

Trẻ em sau khi thay răng vĩnh viễn vẫn có trường hợp mất răng do tai nạn, va đập, té ngã hay mắc bệnh lý về răng miệng như sâu răng, nhiễm trùng,… Bởi vì tuổi mất răng còn quá sớm nên rất khó trong việc trồng răng giả. Lý do là vì đặc điểm của răng trẻ em chính là chưa phát triển toàn diện. 

Cho đến tuổi trưởng thành, răng miệng, xương hàm của trẻ vẫn còn nhiều sự thay đổi về độ chắc chắn, độ dày,… Thế nên, không phải phương pháp trồng răng giả cho trẻ em nào cũng có thể thực hiện. 

Trồng răng giả cho trẻ em có được không?
Trồng răng giả cho trẻ em có được không?

Thông thường, 2 phương pháp trồng răng tối ưu nhất hiện nay là cầu răng sứ và trồng răng implant. Với đặc trưng xương hàm, nướu, lợi của trẻ em, phương pháp trồng răng implant không phù hợp thực hiện bởi kỹ thuật can thiệp đến xương hàm.

Quá trình phát triển, hoàn thiện khung hàm của trẻ về sau này sẽ làm cho trụ implant không còn ổn định. Còn cầu răng sứ có thể là giải pháp phục hình giúp trẻ đảm bảo tính thẩm mỹ, ăn nhai đến giai đoạn trồng răng implant. 

Như vậy, khi trẻ mất răng vĩnh viễn, các bậc phụ huynh không nên chủ quan, lơ là mà nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, tư vấn về phương pháp trồng răng giả cho trẻ em phù hợp. 

Độ tuổi trồng răng giả implant phù hợp cho trẻ

Trồng răng implant là giải pháp phục hình răng đã mất tối ưu nhất hiện nay. Bởi phương pháp phục hình cả chân răng và thân răng hoàn chỉnh như răng thật mà chưa có phương pháp nào thực hiện được. Tuy nhiên, không phải đối tượng hay độ tuổi nào cũng có thể trồng răng implant. 

Theo các bác sĩ, đối với nam giới, độ tuổi trồng răng implant phù hợp là trên 18 tuổi, còn độ tuổi trồng răng implant ở nữ giới là trên 16 tuổi. Bởi ở độ tuổi này xương hàm, răng và khớp cắn đã phát triển hoàn chỉnh, vững chắc, chất lượng xương đủ điều kiện để can thiệp phẫu thuật. 

Độ tuổi trồng răng giả implant phù hợp cho trẻ
Độ tuổi trồng răng giả implant phù hợp cho trẻ

Ngoài ra, trồng răng implant không thể trồng cho trẻ em bởi vì khớp cắn đang hình thành cùng với đó là sự di gần sinh lý của các răng, còn chân răng nhân tạo dù thay thế chân răng thật nhưng khi tích hợp thì nằm yên vị trí đó mà không có khả năng di chuyển. Thế nên, nếu xương hàm cứ phát triển mà trụ implant đứng yên thì sau một thời gian cấy ghép, trụ implant có thể bị vùi lấp hoặc lệch hướng khi trẻ đến độ tuổi trưởng thành. 

Do đó, khi trẻ em bị mất răng, bác sĩ không tư vấn trồng răng giả mà khuyên phụ huynh thực hiện một số giải pháp khác chờ đến tuổi trưởng thành mới can thiệp trồng răng. 

Giải pháp thay thế hoàn hảo trồng răng giả cho trẻ em khi mất răng 

Theo các bác sĩ, trẻ em nhỏ hơn khoảng 14-16 tuổi bị mất răng thì hàm giữ khoảng sẽ là giải pháp tối ưu nhất. Khoảng trống mất răng sẽ được đảm bảo giữ nguyên, các răng còn lại không bị đổ nghiêng, lệch lạc. 

Hàm giữ khoảng là khí cụ bằng nhựa hay bằng kim loại, có thể lắp cố định hoặc tháo lắp linh hoạt vào cung rằng nhằm mục đích giữ khoảng trống mất răng, đảm bảo tiện lợi trong sinh hoạt, ăn uống và vệ sinh răng miệng hằng ngày của trẻ. 

Hàm giữ khoảng được xem là một thiết bị chờ khi mà trẻ còn bé chưa trồng được răng giả. Thiết bị này đảm bảo sự phát triển bình thường của cả xương hàm và khớp cắn. 

Hàm giữ khoảng có tùy loại và tùy kích thước, do đó, để lựa chọn khí cụ phù hợp, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến nha khoa gặp trực tiếp bác sĩ để kiểm tra và thăm khám. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn dùng loại hàm phù hợp. 

Giải pháp thay thế hoàn hảo trồng răng giả cho trẻ em khi mất răng 
Giải pháp thay thế hoàn hảo trồng răng giả cho trẻ em khi mất răng

Theo đó, những tác dụng của việc sử dụng hàm giữ khoảng cho trẻ bao gồm: 

  • Đảm bảo kích thước dọc và ngang giúp các răng kế cận không bị đổ nghiêng, dồn về khoảng trống mất răng. Đồng thời, còn giúp răng đối diện răng mất không bị trồi lên quá mức cho phép. 
  • Giúp ngăn chặn được biến chứng sai khớp cắn, lệch hàm cùng tình trạng xương hàm phát triển lệch lạc khi bị mất răng. 
  • Nếu như trẻ bị mất răng phía trước sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ cũng như khả năng phát âm. Việc sử dụng hàm giữ khoảng sẽ giúp phục hình chức năng này, giúp trẻ tự tin giao tiếp trong mọi hoàn cảnh. 
  • Hàm giữ khoảng cũng đảm bảo chức năng ăn nhai và vệ sinh răng miệng dễ dàng. 

Có mấy loại hàm giữ khoảng mất răng cho trẻ? 

Hiện nay có 2 loại hàm giữ khoảng phổ biến là hàm tháo lắp và loại cố định chắc chắn trên cung hàm. 

  • Hàm giữ khoảng tháo lắp: loại này được bác sĩ chỉ định khi khoảng mất răng của trẻ nằm trong vùng nhìn thấy như các răng phía trước, chẳng hạn là các răng cửa. Hàm thường được làm bằng nhựa với phần nền hàm đè lên lợi có hoặc không có thiết kế thêm móc cố định. 
  • Hàm giữ khoảng cố định: loại hàm này được làm từ thép không gỉ và có thể gắn cùng với các dụng cụ chuyên dụng như band hay chụp thép.
Có mấy loại hàm giữ khoảng mất răng cho trẻ? 
Có mấy loại hàm giữ khoảng mất răng cho trẻ?

Lưu ý đeo hàm giữ khoảng thay thế trồng răng giả cho trẻ em 

Khi trẻ đeo hàm giữ khoảng, các bậc phụ huynh cần chú ý nhắc nhở và hướng dẫn trẻ như sau: 

  • Bố mẹ không nên quá lo lắng nếu thấy trẻ khó chịu, bởi thời gian đầu chưa quen và thích nghi với hàm nên sẽ làm trẻ không thoải mái, có thể khó ăn nhai. Vì thế, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nhai nuốt. 
  • Đối với hàm giữ khoảng tháo lắp có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm trong thời gian đầu nên bố mẹ cần nhắc nhở và giám sát việc đeo hàm của trẻ. Bởi nhược điểm của loại hàm này là tháo ra lắp vào nên khiến trẻ khó chịu, ngoài ra, một số trẻ còn hay quên dẫn đến không đeo hay làm mất hàm.
  • Khi đeo hàm giữ khoảng cần tránh ăn đồ ăn quá cứng, dai, dính như kẹo dẻo, kẹo cao su. Bởi các loại đồ ăn này có thể mắc vào vòng dây thép hay đưa lưỡi qua lại có thể làm tổn thương lưỡi. Vì thế, bố mẹ nên nhắc trẻ không nên dùng tay hay lưỡi ấn vào hàm giữ khoảng sẽ gây lỏng và rơi hàm
  • Nhắc nhở trẻ vệ sinh và đánh răng thường xuyên. 
  • Tái khám định kỳ ít nhất 6 tháng / lần để tránh các trường hợp liên quan đến hàm giữ khoảng như: hàm bị lỏng, gãy vỡ,… Đặc biệt, những trường hợp trẻ không chải răng đầy đủ, phần mô lợi có thể trùm lên cả phần dây thép, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể cần phải loại bỏ phần mô lợi bằng phẫu thuật để bảo vệ sức khỏe răng miệng. 
Lưu ý đeo hàm giữ khoảng thay thế trồng răng giả cho trẻ em 
Lưu ý đeo hàm giữ khoảng thay thế trồng răng giả cho trẻ em

Qua những chia sẻ trong bài viết về trồng răng giả cho trẻ em, hẳn là mọi người cũng biết đâu là phương pháp phù hợp nhất cho trẻ. Tuy nhiên, tình trạng của mỗi trẻ mỗi khác nên cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám thật kỹ. Hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger