Trồng răng bằng cầu răng sứ – 5 kinh nghiệm lưu ngay

Trồng răng bằng cầu răng sứ

Trồng răng bằng cầu răng sứ không còn quá xa lạ bởi phương pháp này phổ biến trong phục hình răng đã mất được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, so với phương pháp truyền thống là hàm giả tháo lắp, nhiều người vẫn còn băn khoăn và chưa hiểu rõ về kỹ thuật phục hình này. Để hiểu rõ hơn về trồng răng bằng cầu răng sứ, hãy cùng nha khoa My Auris theo dõi bài viết sau đây nhé. 

Như thế nào trồng răng bằng cầu răng sứ? 

Cầu răng sứ còn được gọi là trồng răng bắt cầu – là kỹ thuật phục hình răng hiện đại trong nha khoa. Đồng thời, kỹ thuật này có nét tương đồng với bọc răng sứ thẩm mỹ, thông qua mài răng làm trụ nâng đỡ mão sứ phía trên. 

Để trồng răng cầu sứ, răng lân cận răng mất phải đảm bảo chắc khỏe, đủ điều kiện làm trụ nâng đỡ cầu sứ. Cầu sứ là chuỗi các răng sứ liền kề nhau, các răng được chế tác theo thông số, kích thước như răng thật, do đó, đem đến tính thẩm mỹ cao. 

Như thế nào trồng răng bằng cầu răng sứ? 
Như thế nào trồng răng bằng cầu răng sứ?

Tùy vào số răng mất mà cầu sứ có số lượng răng tương ứng. Trường hợp mất ít răng thì cần 2 răng làm trụ, trường hợp mất nhiều răng hơn thì có thể cần 3-4 trụ để chịu áp lực cầu sứ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp mất ít răng và có sự liền kề để cầu sứ không chịu nhiều áp lực. 

Mão sứ chia thành 2 loại: 

  • Răng toàn sứ: chất liệu 100% sứ, không pha lẫn kim loại. Răng này có tính thẩm mỹ cao, độ sáng, độ trong, độ phản quang tương tự như răng thật. Hơn nữa, có thời gian sử dụng lâu dài do cứng chắc và không oxy hóa trong môi trường khoang miệng. 
  • Răng sứ kim loại: răng sứ có cấu tạo 2 phần với phần sườn được làm từ hợp kim crom-niken hay titan, phần ngoài phủ lớp sứ để mang đến tính thẩm mỹ. Mặc dù răng sứ kim loại cứng chắc nhưng không thẩm mỹ và nhanh chóng bị oxy hóa gây đen viền nướu. 

Việc chọn răng sứ nào để phục hình còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí răng mất, nhu cầu sử dụng, điều kiện kinh tế của khách hàng. Khi đến nha khoa, bác sĩ sẽ lắng nghe mong muốn và tư vấn sản phẩm sứ phù hợp nhất. 

Trường hợp nào trồng răng bằng cầu răng sứ?

Không phải ai mất răng cũng có thể trồng cầu răng sứ để cải thiện thẩm mỹ, phục hình chức năng ăn nhai. Tùy vào từng trường hợp, vị trí răng mất mà cân nhắc sự phù hợp:

Trường hợp nên trồng răng cầu sứ

  • Mất ít răng, mất 1 răng hay nhiều nhất là 3-4 răng 
  • Răng làm trụ phải chắc khỏe, đủ điều kiện làm trụ 
  • Không muốn làm hàm giả tháo lắp nhưng lại không đủ điều kiện trồng răng implant. 

Trường hợp không trồng được cầu sứ

  • Mất quá nhiều răng
  • Mất răng toàn hàm 
  • Răng lân cận không khỏe, không đủ điều kiện làm trụ 
  • Mất răng số 7 bởi răng số 8 không đủ điều kiện làm trụ nâng đỡ cầu sứ
  • Người già có răng quá yếu không đủ điều kiện làm cầu răng sứ. 
Trường hợp nào trồng răng bằng cầu răng sứ?
Trường hợp nào trồng răng bằng cầu răng sứ?

Ưu nhược điểm của trồng răng bằng cầu răng sứ 

Việc cân nhắc kỹ các ưu nhược điểm của răng sứ bắt cầu sẽ giúp mọi người đưa ra quyết định lựa chọn phục hình phù hợp, hiệu quả nhất:

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao: khôi phục, lấp đầy khoảng trống mất răng với các răng đã được chế tác theo thông số hình dáng, kích thước răng thật. Đồng thời, màu sắc răng sứ cũng sáng nên tự nhiên như răng thật. 
  • Khôi phục ăn nhai cao, từ 60-70% lực ăn nhai của răng thật. 
  • Trồng răng cố định trên cung hàm nên dễ dàng vệ sinh, ăn uống, không bất tiện lỏng lẻo, tháo ra vô nhiều lần. 
  • Thời gian phục hình nhanh, trung bình 3-5 ngày. 
  • Vật liệu an toàn với cơ thể, có khả năng tương thích sinh học cao, không gây dị ứng, kích ứng.

Nhược điểm 

  • Tính thẩm mỹ cao nhưng chỉ là thời gian đầu, về sau cầu sứ có hiện tượng tụt nướu, lộ chân răng mất thẩm mỹ. Hơn nữa, nếu chọn phục hình răng sứ kim loại thì quá trình oxy hóa diễn ra gây đen viền nướu. 
  • Khả năng ăn nhai đáng kể nhưng không quá thoải mái, vẫn tránh các thực phẩm quá cứng, quá dai, quá cứng, quá dẻo.
  • Kỹ thuật có sự tác động, xâm lấn đến răng thật do mài răng. Các răng đã mài này sẽ trở nên yếu dần, nhạy cảm gây ê buốt, đau nhức khó chịu. 
  • Chỉ phục hình thân răng, không tác động chân răng nên không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm. Do đó, thời gian sau vẫn bị má hóp, hàm thụt vào, da nhăn nheo, trông già trước tuổi. 
  • Chi phí tương đối cao mà phải thay cầu sứ nhiều lần, không sử dụng vĩnh viễn. 
Ưu nhược điểm của trồng răng bằng cầu răng sứ 
Ưu nhược điểm của trồng răng bằng cầu răng sứ

Các loại trồng răng bằng cầu răng sứ

Kỹ thuật trong nha khoa phát triển đã cho ra đời nhiều kỹ thuật phục hình cầu răng sứ. Tùy vào tình trạng mà lựa chọn loại cầu sứ phù hợp:

  • Cầu răng sứ truyền thống: đây là cầu sứ phổ biến nhất, mài 2 răng lân cận răng mất làm trụ nâng đỡ nhịp cầu sứ.
  • Cầu răng sứ đèo: đây là phương pháp chỉ sử dụng 1 chiếc răng thật làm trụ nâng đỡ cầu sứ. Do đó, đòi hỏi bác sĩ cần tính toán cẩn thận để phân bố lực đều lên cầu răng. 
  • Cầu răng sứ cánh dán: Đây là cầu sứ được tạo thành bởi các răng sứ giả và một dải kim loại được gọi là cánh dán. Theo đó, cánh dán được gắn cố định vào răng làm trụ nằm ở 2 đầu của khoảng mất răng bằng cement, ở giữa là răng giả.
  • Cầu răng sứ trên implant: đây là kỹ thuật phục hình hiện đại bằng cấy trụ implant vào xương hàm để làm chân răng trụ nâng đỡ cầu sứ bên trên. 
Các loại trồng răng bằng cầu răng sứ
Các loại trồng răng bằng cầu răng sứ

Cách vệ sinh, chăm sóc sau khi trồng răng bằng cầu răng sứ

Sau khi phục hình cầu sứ, để sức khỏe răng miệng khỏe và kéo dài tuổi thọ cầu sứ, mọi người nên có chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng phù hợp: 

  • Nên thực hiện chải răng nhẹ nhàng, chải mặt ngoài và mặt trong thật kỹ theo chiều dọc, tránh chải răng theo chiều ngang. 
  • Sử dụng kết hợp nước súc miệng, nước muối để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn, vụn thức ăn. 
  • Sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ làm sạch sẽ kẽ răng 
  • Sử dụng bàn chải lông mềm, có kích thước vừa phải
  • Thời gian đầu nên ăn thức ăn lỏng, mềm, về sau có thể ăn uống thoải mái nhưng cần chú ý các thực phẩm quá cứng, quá dai, quá dẻo cần lực ăn nhai lớn. 
  • Tái khám nha khoa định kỳ
Cách vệ sinh, chăm sóc sau khi trồng răng bằng cầu răng sứ
Cách vệ sinh, chăm sóc sau khi trồng răng bằng cầu răng sứ

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về trồng răng bằng cầu răng sứ, mọi người hiểu được phương pháp này rõ hơn. Từ đó, có kinh nghiệm cũng như yếu tố cân nhắc, so sánh với các phương pháp trồng răng khác mà lựa chọn phù hợp nhất. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé. 

Anh Thy 


Có thể bạn quan tâm:
? Trồng răng bằng cấy ghép implant có an toàn không?
? Quá trình trồng răng Implant có đau không?
? Trồng răng giả implant có đau không

chat zalo
messenger