[Hỏi đáp] Niềng răng mắc cài kim loại mất bao lâu?

niềng răng mắc cài kim loại mất bao lâu

Niềng răng mắc cài kim loại là kỹ thuật chỉnh nha được áp dụng phổ biến trong các nha khoa hiện nay. Phương pháp hỗ trợ nắn chỉnh răng đang lệch lạc về đúng vị trí, đạt hiệu quả cao với mức chi phí thấp so với mắc cài sứ hay khay niềng trong suốt. Vậy niềng răng mắc cài kim loại mất bao lâu thì hoàn tất? Tham khảo bài viết sau, bác sĩ nha khoa My Auris sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác.

Niềng răng mắc cài kim loại mất bao lâu?

Chỉnh nha với mắc cài kim loại là kỹ thuật niềng cố định, do đó trong suốt quá trình chỉnh nha, bạn sẽ không thể tự ý tháo mắc cài mà mỗi ngày phải dần làm quen với nó. Về việc niềng răng mắc cài kim loại mất bao lâu thì trung bình thời gian đeo niềng dao động khoảng 18 đến 24 tháng. Khoảng thời gian chỉnh nha ở mỗi người là không giống nhau, bởi còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến như tình trạng sức khỏe răng miệng, tay nghề bác sĩ, vật liệu chỉnh nha,…

Thực tế, để quá trình chỉnh nha diễn ra liên tục và nhanh chóng, bạn cần đến nha khoa thăm khám và siết răng định kỳ. Bác sĩ sẽ là người theo dõi tình trạng răng dịch chuyển, điều chỉnh lực siết trong từng giai đoạn niềng. Từ đó đảm bảo quá trình điều trị diễn ra theo đúng phác đồ điều trị đã đề ra.

Sau khi răng đã dịch chuyển về đúng vị trí, đồng thời đây cũng là quá trình hoàn tất thời gian đeo niềng. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn tháo niềng, tuy nhiên để duy trì được kết quả tốt nhất, bạn vẫn cần đeo hàm duy trì để cố định răng, hạn chế việc răng dịch chuyển về vị trí cũ.

Giải đáp: Niềng răng mắc cài kim loại mất bao lâu?
Thời gian đeo niềng dao động khoảng 18 đến 24 tháng

Các yếu tố ảnh hưởng đến niềng răng mắc cài kim loại bao lâu?

Thực tế, niềng răng mắc cài kim loại bao lâu sẽ khác nhau ở từng người niềng. Bởi quá trình điều trị sẽ bị ảnh hưởng từ một số yếu tố:

Độ tuổi chỉnh nha 

Độ tuổi tốt nhất để niềng răng là từ 7 đến 18 tuổi, việc niềng răng muộn sẽ làm răng dịch chuyển khó khăn hơn và cần nhiều thời gian để niềng hơn. Nếu tình trạng sai khớp cắn quá lâu sẽ gây một số tổn thương như tiêu xương hàm, răng sứt mẻ, tiêu cổ chân răng,…

Do đó, niềng răng sớm sẽ giúp rút ngắn thời gian chỉnh nha và hạn chế được các tổn thương do lệch khớp cắn. Đồng thời, niềng răng khi còn nhỏ sẽ giúp hạn chế trạng thái đau nhức một cách hiệu quả.

Độ tuổi chỉnh nha sẽ ảnh hưởng thời gian niềng răng
Độ tuổi chỉnh nha sẽ ảnh hưởng thời gian niềng răng

Độ phức tạp của răng 

Tình trạng răng mọc lệch nặng hay nhẹ cũng có ảnh hưởng đến thời gian chỉnh nha. Niềng răng trung bình dao động từ 1.5 đến 2 năm. Tuy nhiên nếu tình trạng sai lệch răng nặng sẽ cần nhiều thời gian để điều trị hơn.

Tay nghề và kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ 

Thời gian niềng răng tối thiểu còn phụ thuộc vào trình độ của bác sĩ điều trị, bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp người bệnh rút ngắn nhiều thời gian chỉnh nha hơn. Đồng thời, bác sĩ cũng đủ khả năng hỗ trợ tăng tốc độ dịch chuyển của răng, lên kế hoạch điều trị chuẩn xác. Từ đó người bệnh sẽ tránh không bị phát sinh thời gian trong điều trị.

Hệ thống mắc cài sử dụng trong chỉnh nha

Loại mắc cài sử dụng cũng có ảnh hưởng đến thời gian niềng răng. Với mắc cài kim loại tự khóa sẽ giúp răng dịch chuyển nhanh và liên tục hơn. Còn với mắc cài kim loại thường cũng giúp răng dịch chuyển nhanh hơn so với mắc cài sứ.

Hiện nay, mỗi loại mắc cài khác nhau sẽ tương ứng thời gian điều trị khác nhau. Do đó, bạn cần thăm khám với bác sĩ để được hỗ trợ kiểm tra và tư vấn cụ thể.

Thói quen ăn uống và cách chăm sóc răng miệng 

Trong thời gian chỉnh nha, đặc biệt ở giai đoạn đầu, người niềng nếu ăn đồ ăn cứng, dai sẽ gây tác động không tốt cho răng. Từ đó làm tình trạng sai lệch ngày một trở nên nặng hơn.

Thói quen ăn uống và cách chăm sóc răng miệng 
Thói quen ăn uống và cách chăm sóc răng miệng

Quy trình chỉnh nha mắc cài kim loại 

Để mang lại kết quả niềng thành công và đảm bảo an toàn, bạn cần nắm sơ lược quy trình chỉnh nha theo tiêu chuẩn Bộ Y tế, với đầy đủ các bước sau:

  • Bước 1: Thăm khám và chụp phim tư vấn: Người bệnh đến nha khoa sẽ được bác sĩ tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng, chụp X-quang để xác định mức độ sai lệch của răng. Sau đó bác sĩ mới lên phác đồ điều trị phù hợp, tư vấn chi tiết cho người bệnh.
  • Bước 2: Điều trị tổng quát trước khi niềng: Nếu người bệnh đồng ý thực hiện niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị trước các bệnh lý răng miệng (nếu có) như sâu răng, viêm lợi, cạo vôi răng,… nhằm tránh phát sinh các bệnh lý trong suốt quá trình chỉnh nha.
  • Bước 3: Lấy dấu mẫu hàm và chế tác các mắc cài: Bác sĩ sẽ lấy dấu hàm của người bệnh, sau đó đưa các dữ liệu về phòng Labo để chế tác mắc cài cho phù hợp.
  • Bước 4: Tiến hành gắn các mắc cài: Bác sĩ thực hiện gắn mắc cài chỉnh nha, đeo thun, dây cung,… tạo lực kéo răng ổn định. Sau đó, bác sĩ cũng hướng dẫn chi tiết cho người bệnh cách chăm sóc răng miệng trong suốt quá trình chỉnh nha. Lưu ý, bạn cần tái khám với bác sĩ 2 đến 4 tuần/lần để được điều chỉnh lực siết răng.
  • Bước 5: Hoàn thành quá trình điều trị và duy trì kết quả: Khi răng dịch chuyển về đúng vị trí, để kết thúc quá trình chỉnh nha. Bác sĩ sẽ tiến hành tháo khí cụ, tiếp đến chỉ định bạn đeo hàm duy trì để giữ răng không dịch chuyển. Từ đó tránh tình trạng tái phát sau khi niềng.
Quy trình chỉnh nha mắc cài kim loại 
Quy trình chỉnh nha mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại có gây đau không?

Nhiều người lo sợ niềng răng sẽ đau, tuy nhiên cảm giác đau nhức này là do sự căng tức của dây cung siết răng lại với nhau, làm chân răng dịch chuyển. Quá trình này thực tế chỉ diễn ra trong vài ngày khi mới gắn khí cụ. Sau khi người bệnh quen dần sẽ thấy nó bình thường trở lại.

Hơn nữa, các phương pháp niềng răng hiện nay ngày càng có nhiều cải tiến, hiện đại hơn. Do đó bác sĩ có đủ khả năng hạn chế tối đa sự đau nhức cho người bệnh mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả trong chỉnh nha.

Niềng răng mắc cài kim loại có gây đau không?
Niềng răng mắc cài kim loại có gây đau không?

Cách rút ngắn nhiều thời gian trong chỉnh nha 

Để tiết kiệm thời gian niềng răng, bạn cần lưu ý qua một số biện pháp sau:

  • Khi đeo niềng răng, việc ăn uống và vệ sinh răng miệng thường ngày cần được chú ý để giữ khoang miệng luôn sạch sẽ. Bởi khi mắc cài bị bong, răng sẽ không còn dịch chuyển và nó sẽ gây cản trở quá trình niềng đang diễn ra. Đặc biệt, trong giai đoạn kéo răng để đóng khoảng trống thì việc mắc cài bị bung sẽ làm quá trình này dừng lại, mất thời gian chờ đợi hơn 1 đến 2 tháng.
  • Nếu người bệnh bị viêm lợi, bác sĩ sẽ phải tháo hệ thống mắc cài để điều trị dứt điểm. Sau đó mới tiếp tục niềng răng, điều này gây mất nhiều thời gian hơn.
  • Người niềng cần ý thức trong việc chấp hành sử dụng khí cụ hỗ trợ theo chỉ định từ bác sĩ như: Dùng hàm tháo lắp, đeo thun liên hàm,… Nếu chăm chỉ dùng đúng hướng dẫn sẽ giúp răng dịch chuyển thuận lợi và rút ngắn nhiều thời gian.
  • Chú ý lịch thăm khám định kỳ với bác sĩ để được kiểm tra tình trạng răng, mức độ dịch chuyển, tăng lực siết và ngăn các bệnh lý không mong muốn diễn ra. 
  • Duy trì một chế độ dinh dưỡng bổ sung đủ các loại vitamin và khoáng chất, tránh để cơ thể bị sụt cân trong lúc niềng. Khi ăn bạn nên chọn đồ ăn mềm, dễ nhai, cắt nhỏ thức ăn để dễ ăn uống hơn,…
  • Giữ gìn vệ sinh khoang miệng đúng cách nhằm hạn chế phát sinh các bệnh lý không mong muốn.
Cách rút ngắn nhiều thời gian trong chỉnh nha 
Cách rút ngắn nhiều thời gian trong chỉnh nha

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn biết được niềng răng mắc cài kim loại mất bao lâu? Trong chỉnh nha, không thể đánh giá chung thời gian điều trị cho tất cả người bệnh. Bởi mỗi người sẽ có tình trạng răng cần nắn chỉnh khác nhau. Do đó, chỉ khi bạn thăm khám với bác sĩ mới có được lời giải đáp chính xác cho tình trạng thực tế. Thăm khám ngay với nha khoa My Auris, đội ngũ bác sĩ sẽ sẵn sàng kiểm tra, tư vấn chi tiết hướng điều trị niềng răng và mang lại kết quả như mong đợi.

Yến Nhi

chat zalo
messenger