Trào ngược dạ dày là bệnh lý thường gặp và gây nên nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt. Tuy nhiên, có khá nhiều người chủ quan bỏ qua mà không điều trị đàng hoàng. Việc dùng thuốc qua loa không chỉ gây lờn thuốc mà còn không điều trị đúng bệnh lý, gây nên nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Để hiểu hơn về bệnh lý trào ngược dạ dày và trào ngược dạ dày uống thuốc gì, hãy cùng My Auris tham khảo bài viết sau đây nhé.
Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày còn được gọi là trào ngược dạ dày thực quản (GERD) – đây là bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến hiện nay. Người bị trào ngược dạ dày sẽ gặp phải tình trạng acid từ dạ dày trào ngược lên phần thực quản khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị kích thích dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu.
Triệu chứng thường gặp nhất của trào ngược dạ dày chính là ợ nóng. Nguyên nhân chính gây nên dấu hiệu này là cơ thắt đáy thực quan bị giảm chức năng, dịch tiêu hóa ở dạ dày trào ngược lên thực quản. Sau khi ợ nóng, người bệnh cảm thấy đắng miệng. Bên cạnh đó, người bệnh còn thường gặp một số triệu chứng như sau:
- Thường xuyên cảm giác nôn, buồn nôn, dù bụng no hay trống rỗng.
- Miệng có mùi hôi khó chịu
- Hệ hô hấp có vấn đề
- Dễ bị sâu răng, cảm giác khó nuốt thức ăn.
- Khó thở, đau tức ngực
- Ợ hơi, ợ chua
Trào ngược dạ dày uống thuốc gì?
Khi các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây nên, người bệnh thường tìm đến thuốc điều trị. Do đó, có khá nhiều quan tâm liên quan đến trào ngược dạ dày uống thuốc gì. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày uống thuốc gì cần qua thăm khám từ bác sĩ hay nắm tình trạng từ dược sĩ để tư vấn và chỉ định dùng thuốc đúng và phù hợp.
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày có nhiều loại, do nhiều quốc gia sản xuất. Do đó, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Sau đây là một số thuốc trào ngược dạ dày phổ biến, thường dùng hiện nay:
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày Omeprazol
Đây là loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày. Thuốc có công dụng làm giảm lượng acid trong dạ dày, giúp người bệnh giảm và tránh được tình trạng ợ nóng, giảm tổn thương thực quản, giảm tình trạng sâu răng, đắng miệng,… Hơn nữa, thuốc này còn có tác dụng chữa lành những thương tổn ở vùng niêm mạc dạ dày, ngăn ung thư dạ dày phát triển.
Cách sử dụng:
- Khi mới dùng thuốc lần đầu, chỉ nên uống 20mg/ lần/ ngày. Uống trước bữa ăn. Nếu như tình trạng trào ngược dạ dày ở mức nghiêm trọng có thể tăng liều sử dụng 400mg/ ngày.
- Thông thường, thuốc này được bác sĩ chỉ định dùng từ 10-20mg/ ngày.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp, thuốc có thể gây ra 1 số tác dụng phụ như:
- Cảm giác đau đầu, chóng mặt
- Trong quá trình sử dụng thuốc có thể bị táo bón hay tiêu chảy
- Nghẹt mũi, đau họng
- Nổi mề đay
Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Thuốc Axit Alginic
Axit Alginic cũng là một trong những loại thuốc phổ biến trong điều trị trào ngược dạ dày. Thuốc giúp tạo dựng một lớp màng bảo vệ ngăn cách giữa thực quản và dạ dày. Bên cạnh đó, thuốc còn có khả năng trung hòa lượng acid tồn dư ở dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại sự bào mòn gây ra bởi dịch vụ.
Cách sử dụng
- Người bệnh uống từ 1-2 viên/ ngày và chia thành 4 lần uống.
- Nên uống thuốc 30 phút trước ăn
- Uống thuốc có thể gây khô miệng nên uống nhiều nước.
Tác dụng phụ
- Đau đầu, chóng mặt
- Ho
- Cảm giác nôn, buồn nôn
- Tạm thời mất kinh nguyệt
- Nổi mề đay
- Rối loạn tiêu hóa
Nếu như gặp tác dụng phụ hãy báo với bác sĩ điều trị để được đánh giá mức độ tác động của thuốc và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Lưu ý:
- Khi đang mang thai hay cho con bú không nên dùng thuốc
- Những bệnh nhân có tiền sử tiêu chảy, viêm ruột thừa, bệnh về thận, gan,… không nên dùng và dùng phải có chỉ định từ bác sĩ.
- Sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ.
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày – Thuốc Metoclopramide
Đây là thuốc chuyên dụng để điều trị các bệnh liên quan đến đường ruột, dạ dày, đặc biệt là trào ngược dạ dày. Thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng khó tiêu, ợ nóng, thường sử dụng điều trị ngắn hạn. Hơn nữa, thuốc giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng, ngăn ngừa trào ngược.
Cách dùng:
- Sử dụng khoảng 10-15mg thuốc, chia đều uống 4 lần/ ngày
- Uống trước ăn và trước khi đi ngủ 30 phút
- Để tránh gặp những tác dụng phụ, chỉ nên dùng thuốc tối đa trong khoảng 12 tuần.
Một số tác dụng phụ:
- Gây cảm giác buồn nôn, khó chịu
- Cảm giác choáng váng, ảo giác
- Tim đập nhanh
- Khó thở,…
Lưu ý
- Những người có tiền sử thủng dạ dày, động kinh, xuất huyết dạ dày không nên dùng thuốc
- Nếu mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc nên ngừng sử dụng và đến gặp bác sĩ ngay để có phương án điều trị phù hợp.
Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel
Yuamangel còn được gọi là thuốc dạ dày chữ Y – thuốc dùng cho người viêm loét dạ dày, đau dạ dày hay trào ngược dạ dày. Thuốc giúp điều trị các triệu chứng trào ngược, loét dạ dày, giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đầy bụng,..
Liều dùng
- Uống 1 gói/ lần và sử dụng 4 lần/ ngày.
- Dùng thuốc sau giờ ăn, trước khi đi ngủ
- Nếu sau 2 tuần không thuyên giảm tình trạng phải ngưng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.
Tác dụng phụ
Yumangel ít gây tác dụng phụ và không có tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu có tác dụng phụ khi dùng thuốc này thường nhất là táo bón hay tiêu chảy, tùy vào thể trạng người bệnh.
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày Domperidon
Thuốc Domperidon là thuốc trong nhóm điều hòa nhu động cơ thắt dạ dày và thực quản. Thuốc có khả năng làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Liều dùng:
- Sử dụng từ 1–20mg/ ngày và chia làm 3 lần uống
- Uống thuốc trước khi ăn 30 phút.
Một số tác dụng phụ
- Đau đầu
- Khô miệng
- Tiêu chảy hay táo bón
- Dị ứng, nổi mề đay
- Mệt mỏi
- Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới
Lưu ý
Tùy theo cơ địa của mỗi người, thuốc gây nên các tác dụng phụ khác nhau. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng. Không dùng thuốc với người có tiền sử mắc bệnh viêm dạ dày, tắc ruột, viêm loét niêm mạc, bệnh về gan, thận,…
Mong rằng với những thông tin trong bài viết về trào ngược dạ dày uống thuốc gì, giúp mọi người bỏ túi được thông tin của một số loại thuốc. Để thuyên giảm triệu chứng, điều trị bệnh hiệu quả, nên trao đổi với bác sĩ về cách và loại thuốc sử dụng. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, dinh dưỡng hằng ngày để giảm bệnh, bảo vệ sức khỏe.
Anh Thy